Nhiều phụ huynh ở Quảng Trị đau đầu khi tìm mua sách giáo khoa cho con

HƯNG THƠ |

Nhiều phụ huynh có học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 ở Quảng Trị đau đầu trong việc tìm mua các bộ sách cho con.

Sau mấy lần ghé tiệm sách lớn nhất của thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) nằm trên đường Lê Lợi, chị Nguyễn Thị Loan (trú tại thành phố Đông Hà) vẫn chưa mua đủ bộ sách cho 2 con mình.

Chị Loan cho hay, con chị một đứa học lớp 4, một đứa học lớp 8 – đều học chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Thời chị đi học, tới nhà sách chỉ cần nói mua bộ sách lớp mấy, trả đủ tiền là có đủ sách. Nay, chị đau đầu với việc đi mua sách cho con.

“Tôi đi tới tiệm sách mấy lần mà chưa mua đủ bộ sách lớp 8, còn thiếu sách bài tập khoa học, địa lý... Rồi khi đi mua, phải dò toét mắt, xem môn a, môn b, môn c là bộ sách nào, là cánh diều, chân trời sáng tạo hay kết nối trí thức với cuộc sống” – chị Loan, cho hay.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (trú tại thành phố Đông Hà) cũng “không biết đường nào mà lần” với bộ sách lớp 4 của con gái.

Mấy tháng trước, trường có chuyển cho chị Thủy danh mục sách giáo khoa lớp 4 được sử dụng trong trường năm học 2023-2024, chị đến tiệm sách tìm mua mấy lần, nhưng bộ sách vẫn còn thiếu sách Tiếng Anh, Công nghệ, Hoạt động trải nghiệm… Thấy tốn thời gian, chị Thủy phải nhờ cô giáo mua dùm sách, đến nay mới đủ bộ.

Phụ huynh gặp khó trong việc tìm mua sách giáo khoa, không chỉ xảy ra ở khối lớp 4 và lớp 8. Đối với học sinh Trung học phổ thông, Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018 có phân thành các môn học bắt buộc và các môn học lựa chọn.

Ngoài các môn học bắt buộc, học sinh còn phải chọn 4/8 môn học lựa chọn gồm Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, Công nghệ nông nghiệp, Công nghệ công nghiệp. Vì vậy, sau khi được thông báo trúng tuyển, học sinh sẽ phải đăng kí chọn các tổ hợp môn do mỗi nhà trường quy định.

Mặc dù học cùng khối lớp, nhưng mỗi em có thể học những môn lựa chọn khác nhau, mỗi môn học lại sử dụng một loại sách có nhà xuất bản khác nhau, nên việc mua sách gặp khó khăn…

Trao đổi với Lao Động, bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị cho biết, các trường học ở Quảng Trị chọn nhiều loại sách giáo khoa khác nhau, nên đơn vị đã tổng hợp danh mục lựa chọn sách giáo khoa, số lượng học sinh của các trường. Sau đó, đã cung cấp cho các nhà xuất bản, yêu cầu cung ứng sách trên cơ sở các bộ sách đã chọn. Còn đối với học sinh ở vùng miền núi, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị đã kết nối với các đơn vị để tặng 18 tủ sách cho 3 huyện Đakrông, Hướng Hóa, Vĩnh Linh (mỗi tủ có 120 bộ sách giáo khoa của học sinh và 8 bộ sách giáo viên); tặng 1.350 bộ sách cho 1.350 học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

“Việc mua bán sách giáo khoa, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị không can thiệp. Nhưng để đảm bảo đủ số lượng sách, sở đã cung cấp thông tin các đầu sách cần mua và số lượng để các đơn vị cung ứng sách kịp thời” – bà Lê Thị Hương, thông tin.

HƯNG THƠ
TIN LIÊN QUAN

Không để tăng giá sách giáo khoa bất hợp lý trước năm học mới

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 747/CĐ-TTg ngày 16.8.2023 yêu cầu các bộ liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023–2024.

Chiết khấu sách giáo khoa cao gần 30%, kiến nghị thanh tra toàn diện

PHẠM ĐÔNG |

Cho rằng mức chiết khấu sách giáo khoa cao, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra, điều tra toàn diện việc xác định, sử dụng chiết khấu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát về đổi mới sách giáo khoa phổ thông

Phạm Đông |

Tại phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Chợ xe máy cũ ở Hà Nội ế ẩm sau ngày cấp biển số xe theo mã định danh

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Vài ngày sau khi người dân được cấp biển số xe theo mã định danh, các chợ xe cũ trở nên vắng vẻ hơn trước, chủ cửa hàng, nhân viên chủ yếu ngồi xem điện thoại, lau chùi xe.

Sau mưa lũ, Trung Quốc lại ứng phó khẩn cấp với hạn hán

Khánh Minh |

Vài ngày sau khi miền bắc Trung Quốc thoát khỏi mưa lũ, 4 tỉnh ở phía tây bắc đã phải kích hoạt các phản ứng khẩn cấp cấp IV đối với hạn hán.

Ông Putin hé lộ ý định làm đường sắt cao tốc tới Donbass

Thanh Hà |

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga nên mở rộng các dịch vụ đường sắt cao tốc và triển vọng phát triển mạng lưới kết nối vùng Donbass ở Ukraina với Mátxcơva và phía nam nước Nga là rất tốt.

Vượt vô vàn khó khăn để đạt được mơ ước tự mua nhà

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Đối với nhiều công nhân nhập cư, mua được nhà đất là ước mơ khá xa vời. Tuy nhiên, không ít người đã biến ước mơ thành sự thật - có một ngôi nhà riêng cho gia đình mình.

Để mối quan tâm với bóng đá nữ không là nhất thời

TAM NGUYÊN |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi gặp mặt Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam vào ngày 15.8, biểu dương tinh thần thi đấu, chia sẻ cùng thầy trò huấn luyện viên Mai Đức Chung về những khó khăn. Bên cạnh đó là những điều hạn chế được chỉ ra cụ thể, với “hạn chế về thể hình, thể lực, kinh nghiệm, đấu pháp và sự đầu tư cho bóng đá”.

Không để tăng giá sách giáo khoa bất hợp lý trước năm học mới

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 747/CĐ-TTg ngày 16.8.2023 yêu cầu các bộ liên quan và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023–2024.

Chiết khấu sách giáo khoa cao gần 30%, kiến nghị thanh tra toàn diện

PHẠM ĐÔNG |

Cho rằng mức chiết khấu sách giáo khoa cao, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra, điều tra toàn diện việc xác định, sử dụng chiết khấu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát về đổi mới sách giáo khoa phổ thông

Phạm Đông |

Tại phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.