Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát về đổi mới sách giáo khoa phổ thông

Phạm Đông |

Tại phiên họp thứ 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Ngày 7.8, theo Văn phòng Quốc hội, phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (đợt 1) sẽ diễn ra từ ngày 14-18.8.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Đồng thời, xem xét thông qua dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 657/2019/UBTVQH14 ngày 13.3.2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể chức vụ, chức danh của sĩ quan công an nhân dân có cấp bậc hàm cao nhất là Trung tướng, Thiếu tướng, chưa được quy định trong Luật Công an nhân dân.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tiến hành giám sát chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”.

Đoàn giám sát này do Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh là Phó trưởng Đoàn Thường trực.

Trước đó, báo cáo của đoàn giám sát cho rằng, việc ban hành chương trình đã chậm tiến độ hai năm nhưng vẫn chưa đầy đủ chương trình môn học theo đúng chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Trong khi đó, việc thực nghiệm, đánh giá tác động đối với những nội dung đổi mới quan trọng của chương trình chưa được chú trọng, thực hiện trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp.

Quy định về môn lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới và một số sai sót trong nội dung sách giáo khoa lịch sử gây bức xúc trong nhân dân và các chuyên gia, nhà khoa học. Có ý kiến cho rằng, cần xác định trách nhiệm thẩm định chương trình, sách giáo khoa môn học này để xử lý nghiêm túc.

Đoàn giám sát cũng cho rằng, có một số nội dung chưa được triển khai như việc tổ chức tập huấn cho người biên soạn chương trình, tổ chức thực nghiệm chương trình.

Một số vấn đề đoàn giám sát yêu cầu Chính phủ cần làm rõ hơn như kết quả thực hiện mục tiêu giảm tải ở giai đoạn giáo dục cơ bản, việc xác định các tổ hợp ở cấp THPT, các khó khăn trong việc biên soạn nội dung, bố trí chương trình, đánh giá kết quả của chương trình giáo dục địa phương…

Về vấn đề biên soạn sách giáo khoa theo hướng xã hội hóa, đoàn giám sát ghi nhận các sách giáo khoa được phê duyệt về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Nhưng có một số vấn đề đề nghị Chính phủ phải đánh giá bổ sung.

Trong đó, đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng chiết khấu trong chi phí phát hành sách giáo khoa lên giá sách hiện nay. Vì mức chiết khấu đối với sách giáo khoa, sách tham khảo hiện nay quá cao.

Đoàn giám sát đề nghị Chính phủ đánh giá về việc tiếp tục giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước; đánh giá chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa; việc áp dụng nhiều sách giáo khoa khác nhau cho từng môn học ở một cơ sở giáo dục có thực sự cần thiết không.

Ngoài ra xem xét tính cần thiết trong sửa đổi quy định để thống nhất việc lựa chọn sách giáo khoa, hướng tới để quyền lựa chọn sách giáo khoa của học sinh, giáo viên, phụ huynh.

Báo cáo giám sát cũng đề nghị Chính phủ phân tích nguyên nhân, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức in, phát hành tài liệu giáo dục địa phương...

Từ thực tế giám sát, báo cáo của đoàn giám sát nhắc lại tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên. Một số địa phương thiếu giáo viên nhưng không tuyển được, trong khi một bộ phận giáo viên bỏ nghề, chuyển khỏi ngành.

Nguyên nhân chủ yếu do việc xác định định mức giáo viên chưa phù hợp. Chế độ lương, phụ cấp của giáo viên, nhất là giáo viên mầm non, tiểu học, giáo viên mới rất thấp, không tương xứng với cường độ lao động, áp lực trong công việc. Việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất kiểm tra có hay không lợi ích nhóm trong lựa chọn sách giáo khoa

Tuệ Linh |

Ngày 2.8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội - cơ quan Thường trực Đoàn giám sát Quốc hội tổ chức Hội nghị góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.

Sách giáo khoa không được sử dụng nhiều lần gây lãng phí, thiếu đồng bộ

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 2.8, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị góp ý về triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa phổ thông năm 2018.

Thủ tướng yêu cầu công khai đấu thầu in sách giáo khoa

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tốt tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023; tổ chức đấu thầu công khai việc in sách giáo khoa.

Bên trong nhà tập thể cũ cơi nới giá chỉ nhỉnh hơn 1 tỉ đồng

Lan Nhi |

Nhiều căn nhà tập thể cũ ở Hà Nội có giá bán hơn 1 tỉ đồng đang nhận được sự quan tâm của người dân vì mức giá phù hợp với túi tiền nhưng cũng có không ít trường hợp mua xong phải bán gấp, bán tháo.

TPHCM hỗ trợ người dân đổi giấy tờ có liên quan tên đường Võ Nguyên Giáp

MINH QUÂN |

TPHCM – Sau khi một phần Xa lộ Hà Nội đổi tên thành đường Võ Nguyên Giáp, UBND TPHCM yêu cầu hỗ trợ người dân, doanh nghiệp điều chỉnh, cập nhật các loại giấy tờ có liên quan trong thời gian sớm nhất, hạn chế thấp nhất việc gây xáo trộn và ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Người dân vùng bán ngập Hồ Núi Cốc thấp thỏm trong mùa mưa bão

Minh Hạnh |

Thái Nguyên - Mỗi năm vào mùa mưa bão, hàng trăm hộ dân sinh sống trong vùng bán ngập của Hồ Núi Cốc lại thấp thỏm, lo âu khi nước hồ dâng cao tràn vào nhà gây thiệt hại hoa màu, tài sản.

Dự thảo Luật Nhà ở vẫn can thiệp quyền sở hữu tài sản của người dân

THÙY TRANG |

Mặc dù Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã không tán thành đề xuất quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư vì điều này can thiệp đến quyền sở hữu tài sản của người dân, tuy nhiên, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đến nay vẫn có những điều tiếp tục nói về vấn đề này.

Tin 20h: TPHCM sáp nhập quận phường, người dân ảnh hưởng gì?

Nhóm PV |

Tin 20h ngày 8.8 - Nỗ lực thông đường, tiếp cận người dân bị cô lập sau lũ quét ở Mù Cang Chải; Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Bứa; TPHCM dự kiến sáp nhập 6 quận và 142 phường, xã, người dân ảnh hưởng gì?; Du khách xót thương cảnh voi già sống trong xiềng xích ở Vườn thú Hà Nội;...

Đề xuất kiểm tra có hay không lợi ích nhóm trong lựa chọn sách giáo khoa

Tuệ Linh |

Ngày 2.8, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội - cơ quan Thường trực Đoàn giám sát Quốc hội tổ chức Hội nghị góp ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về triển khai thực hiện Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông 2018.

Sách giáo khoa không được sử dụng nhiều lần gây lãng phí, thiếu đồng bộ

PHẠM ĐÔNG |

Sáng 2.8, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị góp ý về triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa phổ thông năm 2018.

Thủ tướng yêu cầu công khai đấu thầu in sách giáo khoa

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tốt tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2023; tổ chức đấu thầu công khai việc in sách giáo khoa.