Đánh giá kỹ chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa

PHẠM ĐÔNG |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị đánh giá kỹ chủ trương "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa" và mục tiêu cải cách chuyển trọng tâm từ cung cấp kiến thức sang nâng cao năng lực và phẩm chất của người học.

Chiều 14.8, tại phiên họp thứ 21, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận nội dung giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, do đây là chuyên đề quan trọng nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất thận trọng và kỹ lưỡng trong chỉ đạo xây dựng đề cương và kế hoạch chi tiết, tổ chức nghiên cứu, tổng hợp, khảo sát thực tế.

Chủ tịch Quốc hội và các Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đã có trực tiếp hai lần nghe báo cáo kết quả giám sát. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã họp để cho ý kiến lần đầu trước khi Đoàn giám sát làm việc với các cơ quan của Chính phủ và tiến hành giám sát chính thức.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Nghị quyết 88 và Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là đúng đắn. Song việc cải cách không thể ngày một ngày hai, phải vừa làm vừa điều chỉnh, không nóng vội.

Dù vậy, Chủ tịch Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại như công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên. Việc phát hiện, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tiêu cực, sai phạm còn hạn chế.

"Điển hình, thời gian qua, một số lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục bị xem xét xử lý kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự", Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ chủ trương "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa" và mục tiêu cải cách chuyển trọng tâm từ cung cấp kiến thức sang nâng cao năng lực và phẩm chất của người học.

Cho biết có ý kiến băn khoăn chương trình giáo dục phổ thông ban hành chưa thử nghiệm nhưng đã áp dụng đại trà, Chủ tịch Quốc hội góp ý, cần cầu thị xem xét, điều chỉnh.

Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng/QH
Phiên họp thứ 25 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Phạm Thắng/QH

Về vấn đề chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, đây là chủ trương đúng, tuy nhiên cần phải đánh giá kỹ cách hiểu về Nghị quyết số 88 của Quốc hội khóa XIII. Tinh thần là xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục nhưng vẫn phải bảo đảm Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục.

Theo Nghị quyết 88, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa đầy đủ từ lớp 1 đến lớp 12. Các tổ chức, cá nhân khác được khuyến khích tham gia biên soạn sách giáo khoa, một hoặc một số đầu sách theo khả năng, không nhất thiết phải biên soạn đầy đủ một bộ sách giáo khoa.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị lưu ý thực trạng mà Đoàn giám sát đã chỉ ra và yêu cầu thống nhất để Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề này.

"Sách giáo khoa thể chế hóa nội dung cốt lõi của chương trình giáo dục, dù không thể thay thế vai trò người thầy nhưng không thể nhận xét đó chỉ là học liệu đơn thuần", Chủ tịch Quốc hội cho hay.

Từ kết quả giám sát, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị nghiên cứu, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương về việc giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của Nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phân tích, theo Nghị quyết 122 năm 2020, khi biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu một môn học đã có ít nhất một bộ sách thì không biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách Nhà nước.

"Việc chưa ban hành được bộ sách theo quy định Nghị quyết 88, Quốc hội đã xem xét nguyên nhân, lý do về việc chậm trễ", ông Tùng cho hay.

Khi giám sát về nội dung này, ông Tùng đề nghị cân nhắc. Thay vì đánh giá Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành được, chưa xây dựng bộ sách, nên phân tích hạn chế không có bộ sách giáo khoa Nhà nước sẽ tạo ra vấn đề gì vướng mắc.

Cũng theo ông Tùng, qua những bất cập nảy sinh trong việc biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, có nhiều cách để giải quyết, không phải chỉ có một giải pháp là biên soạn bộ sách của Nhà nước.

PHẠM ĐÔNG
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm và chức danh đối với giáo viên

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý.

Cân nhắc bỏ nội dung cần thêm một bộ sách giáo khoa của nhà nước

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức cân nhắc việc chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của nhà nước.

Chiết khấu sách giáo khoa cao gần 30%, kiến nghị thanh tra toàn diện

PHẠM ĐÔNG |

Cho rằng mức chiết khấu sách giáo khoa cao, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra, điều tra toàn diện việc xác định, sử dụng chiết khấu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Xuất khẩu của Việt Nam đang khởi sắc

Minh Anh - Đỗ Minh |

Bước sang tháng thứ 8, nhiều gam màu sáng xuất hiện trong bức tranh kinh tế của Việt Nam. Các chuyên gia dự báo, kinh tế nước ta sẽ tăng trưởng mạnh trong nửa cuối năm.

Thanh Nhã: Từ cô gái nhút nhát, dễ khóc đến tuyển thủ mạnh dạn tự tin

HOÀNG HUÊ - AN NGUYÊN (ghi) |

Mẹ tiền vệ Thanh Nhã - bà Vũ Thị Chi - chia sẻ về thời điểm con gái muốn bỏ bóng đá do áp lực về việc tập luyện...

Triệt xóa nạn vẽ bậy, bôi bẩn ở đô thị

HỮU CHÁNH |

Theo một số chuyên gia, hành vi viết, vẽ bậy nơi công cộng không đơn thuần là tệ nạn đáng lên án, mà cần phải xem như một hành vi vi phạm pháp luật để kiên quyết loại trừ tận gốc.

Xu hướng của thị trường chứng khoán vẫn cho thấy sự tích cực

Gia Miêu |

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán có dấu hiệu suy giảm và có phần thận trọng hơn khi không tìm thấy chất xúc tác mới để dẫn dắt xu hướng.

Nhà nguyên căn “đẻ” ra tiền, sinh viên thu nhập "khủng" nhờ cho thuê trọ

Tuyết Lan |

Tập trung nhiều người lao động và sinh viên nên nhu cầu thuê trọ ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM luôn ở mức cao. Nhận thấy đây là thị trường kinh doanh tốt, nhiều sinh viên kiếm hàng chục triệu/tháng nhờ việc thuê nhà nguyên căn kinh doanh phòng trọ.

Xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm và chức danh đối với giáo viên

PHẠM ĐÔNG |

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo và phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý.

Cân nhắc bỏ nội dung cần thêm một bộ sách giáo khoa của nhà nước

PHẠM ĐÔNG |

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn đề nghị Đoàn giám sát và Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức cân nhắc việc chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa của nhà nước.

Chiết khấu sách giáo khoa cao gần 30%, kiến nghị thanh tra toàn diện

PHẠM ĐÔNG |

Cho rằng mức chiết khấu sách giáo khoa cao, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị xem xét chuyển cơ quan chức năng thanh tra, điều tra toàn diện việc xác định, sử dụng chiết khấu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới.