Vượt vô vàn khó khăn để đạt được mơ ước tự mua nhà

Bảo Hân - Lương Hạnh |

Đối với nhiều công nhân nhập cư, mua được nhà đất là ước mơ khá xa vời. Tuy nhiên, không ít người đã biến ước mơ thành sự thật - có một ngôi nhà riêng cho gia đình mình.

Giấc mơ thành sự thật

Chúng tôi rất bất ngờ khi đến thăm căn nhà 3 tầng của gia đình chị Nguyễn Thị Thu Huyền, nằm trong một ngõ nhỏ thuộc xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

Sau khi tốt nghiệp THPT, chị Huyền lên khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) làm công nhân. Thời gian đầu (năm 2005), lương của chị chỉ từ 1,3-1,5 triệu đồng/tháng.

Sau đám cưới, chị cùng chồng dùng tiền mừng được hơn 50 triệu đồng, vay mượn người thân để mua một mảnh đất 50m2 với giá 200 triệu đồng tại Hải Dương. Dự định ban đầu của chồng chị là sẽ trở về sống ở quê. Đến năm 2010, khi giá đất tăng, anh chị bán được 450 triệu đồng. Sau đó, vợ chồng chị vay thêm, tiếp tục mua một mảnh đất rộng 77m2 với giá 640 triệu đồng.

Thế chấp sổ đỏ mảnh đất vào ngân hàng, vợ chồng chị có tiền xây căn nhà cấp 4 để ở. Mỗi tháng, anh chị phải trả 3 triệu đồng tiền lãi.

Sau đó, chồng chị Huyền rời công ty, ra ngoài làm với mức lương cao hơn. Chi tiêu tiết kiệm, vợ chồng chị dành dụm để trả khoản nợ lớn này. Đến năm 2016, khoản nợ ngân hàng được trả hết.

Công việc của chồng ngày càng tốt hơn, nơi chị làm việc thường xuyên làm thêm nên tổng thu nhập trong tháng của vợ chồng chị ngày càng cao hơn. Đến năm 2021, từ công việc môi giới bất động sản, chồng chị Huyền quyết định mua lại một căn nhà ở gần căn nhà cũ, rộng hơn, rồi bỏ tiền sửa sang lại.

“Lúc đầu, chồng tôi định sửa lại để bán, nhưng khi thấy nhà đẹp, chúng tôi quyết định dùng để ở” - chị Huyền kể. Hiện nay, anh chị có 2 căn nhà. “Để mua được căn nhà mới này, vợ chồng tôi đang nợ hơn 1 tỉ đồng. Hiện mỗi tháng, gia đình phải dành ra 15 triệu đồng để trả tiền lãi. Nếu bán được nhà cũ, tôi sẽ trả hết nợ. Nhưng hiện giờ, bất động sản đang chững lại nên chưa thấy ai hỏi” - chị Huyền cho biết.

Lo lắng khi mất việc

Dù đã có nhà ổn định, nhưng chị Huyền đang rất lo lắng. Giữa tháng 7.2023, chị phải “tự nguyện” xin nghỉ việc do công ty thu hẹp sản xuất.

Ngày 18.7.2023, chị chính thức chấm dứt hợp đồng lao động với công ty - nơi chị đã làm việc suốt 18 năm. Những nhân viên lâu năm sẽ được ưu tiên và hỗ trợ 9 tháng tiền lương cơ bản. Nếu trong đợt này, công nhân không tự xin nghỉ để hưởng mức hỗ trợ trên thì rất có thể, họ sẽ thường xuyên bị nghỉ việc hưởng 70%; hoặc chuyển bộ phận khác có ca kíp làm việc khác với mức lương thấp hơn.

Chị Huyền không khỏi đắn đo, suy nghĩ về chuyện xin nghỉ việc. “Cho đến bây giờ, tôi vẫn lăn tăn liệu quyết định này của mình có đúng không. Công ty có mọi chế độ đãi ngộ tốt; sếp của chúng tôi hỗ trợ công nhân rất nhiệt tình. Giờ nghỉ việc không biết tìm đâu công việc tốt như vậy” - chị Huyền tâm sự.

Theo chị Huyền, công ty trước đây chị làm việc là một trong nhiều doanh nghiệp gặp khó sau đợt dịch bệnh COVID-19 bùng phát. Bắt đầu từ tháng 5.2022, công nhân đã không được đi làm thêm giờ. Đến tháng 8.2022, nhiều người nhận thông báo nghỉ làm 15 ngày hưởng 70% mức lương cơ bản. Lần lượt các tháng 10,11,12 năm 2022, công nhân phân xưởng của chị đều phải nghỉ việc, hưởng 70% mức lương cơ bản...

Hơn nửa tháng nay, ngoài lên mạng xã hội tham gia các hội nhóm tuyển công nhân, chị Huyền đến các khu công nghiệp như: Thăng Long, Quang Minh, song chị vẫn chưa thể tìm được cho mình một công việc phù hợp. “Tôi mong sớm tìm được công việc phù hợp để góp tiền với chồng sớm trả nợ khoản vay mua nhà. Như vậy, tôi mới yên tâm. Còn hiện nay, khi mất việc, tôi vẫn rất chông chênh lo lắng, mặc dù đã có nhà ổn định” - chị Huyền tâm sự.

Theo tìm hiểu của phóng viên, không ít trường hợp mua được nhà sau nhiều năm làm việc như chị Huyền. Có người mua nhà ở xã hội, có người mua nhà đất. Nhưng để đạt được ước mơ, họ phải vượt qua vô vàn khó khăn, cũng như đối mặt với những gian nan trong tương lai khi phải trả các khoản vay lớn dùng để mua nhà…

Bảo Hân - Lương Hạnh
TIN LIÊN QUAN

Chủ trương rõ ràng, công nhân Đà Nẵng vẫn khó mua nhà ở xã hội

Nguyễn Linh |

Dù thu nhập thấp, có nhiều chi phí cần trang trải nhưng phần lớn công nhân Đà Nẵng vẫn mong được hỗ trợ nhiều hơn để có thể mua nhà, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, mong ước này không dễ thành hiện thực do nguồn cung nhà ở xã hội còn ít.

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

Lao động nhập cư mong được hỗ trợ về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân

Thành An |

Trước nhu cầu rất cao về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, doanh nghiệp và chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang vào cuộc để dần giải bài toán cấp thiết này.

Lao động nhập cư: Tiền gửi con bằng nửa tháng lương

Băng Tâm |

Gửi con ở các lớp, nhóm trẻ tư thục với chi phí bằng nửa tháng lương, nhiều lao động nữ ở Hải Phòng mong mỏi có nhà trẻ cho con công nhân, được doanh nghiệp hỗ trợ chi phí gửi trẻ hằng tháng để giảm bớt gánh nặng kinh tế.

Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, cuộc sống lao động nhập cư rất khó khăn

đình trọng |

Cho tới đầu tháng Ba, tại tỉnh Bình Dương, nhiều doanh nghiệp vẫn sản xuất cầm chừng, việc làm của người lao động chưa nhiều, không có tăng ca. Thu nhập của công nhân chỉ có phần lương cơ bản, vì vậy cuộc sống còn nhiều khó khăn...

Chứng khoán: Vẫn có nhiều nhà đầu tư bắt đáy ở phiên giảm điểm lịch sử

Gia Miêu |

Thị trường chứng khoán tăng giá trong thời gian vừa qua chủ yếu dựa trên kỳ vọng của giới đầu tư hơn là chuyển biến thực tế của các doanh nghiệp.

Cảnh báo về hiện tượng thời tiết nguy hiểm ở Tây Nam Thái Bình Dương

Khánh Minh |

Mực nước biển ở các quần đảo Thái Bình Dương tăng nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, dẫn đến các kiểu thời tiết nguy hiểm và bất ổn.

Kinh ngạc chiêu trò lừa đảo tinh vi với sinh viên tìm nhà trọ

Ngọc Khuê - Phương Thảo |

Kể từ đầu tháng 8, sinh viên các tỉnh bắt đầu lên Hà Nội nhập học và tìm nhà trọ. Nắm bắt được tâm lý nhẹ dạ cả tin của nhiều sinh viên, một số đối tượng đã lợi dụng thời cơ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các chiêu trò tinh vi.

Chủ trương rõ ràng, công nhân Đà Nẵng vẫn khó mua nhà ở xã hội

Nguyễn Linh |

Dù thu nhập thấp, có nhiều chi phí cần trang trải nhưng phần lớn công nhân Đà Nẵng vẫn mong được hỗ trợ nhiều hơn để có thể mua nhà, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, mong ước này không dễ thành hiện thực do nguồn cung nhà ở xã hội còn ít.

Nhìn mức lương, công nhân khẳng định chắc nịch "không thể mua nhà ở xã hội"

Tô Thế |

Mặc dù nhu cầu nhà ở của công nhân rất cao, nhưng tại Hà Nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 13% nhu cầu đó. Với mức lương trung bình từ 5-9 triệu/người/tháng hiện nay, hầu hết các gia đình công nhân không có nhiều khả năng tích lũy tài chính để mua nhà ở xã hội.

Lao động nhập cư mong được hỗ trợ về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân

Thành An |

Trước nhu cầu rất cao về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, doanh nghiệp và chính quyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang vào cuộc để dần giải bài toán cấp thiết này.

Lao động nhập cư: Tiền gửi con bằng nửa tháng lương

Băng Tâm |

Gửi con ở các lớp, nhóm trẻ tư thục với chi phí bằng nửa tháng lương, nhiều lao động nữ ở Hải Phòng mong mỏi có nhà trẻ cho con công nhân, được doanh nghiệp hỗ trợ chi phí gửi trẻ hằng tháng để giảm bớt gánh nặng kinh tế.

Doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, cuộc sống lao động nhập cư rất khó khăn

đình trọng |

Cho tới đầu tháng Ba, tại tỉnh Bình Dương, nhiều doanh nghiệp vẫn sản xuất cầm chừng, việc làm của người lao động chưa nhiều, không có tăng ca. Thu nhập của công nhân chỉ có phần lương cơ bản, vì vậy cuộc sống còn nhiều khó khăn...