Lùm xùm học phí trường Quốc tế Úc: Bảo vệ "đuổi khéo” phụ huynh

HUYÊN NGUYỄN |

Mặc dù Bộ GDĐT, Sở GDĐT TPHCM đã có những chỉ đạo yêu cầu các trường tư thục phải tổ chức trao đổi, thoả thuận về mức thu học phí với phụ huynh nhưng "đợi dài cổ", phụ huynh Trường Quốc tế Úc (AIS Saigon) tại TPHCM lại phải tiếp tục căng băng rôn, yêu cầu được đối thoại.

"Nhà trường "đòi hỏi" quá đáng"

Ngày 22.5, khoảng 30 phụ huynh có con đang học tại trường Quốc tế Úc (AIS Saigon) lại tiếp tục kéo đến cơ sở Thủ Thiêm trên đường Mai Chí Thọ (Quận 2, TPHCM) để phản đối chính sách thu học phí, chất lượng dạy học trong thời gian học nghỉ học do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Đây là lần thứ 2 phụ huynh tập trung phản đối sau lần trước đó vào ngày 6.5.

Ông Nguyễn Trọng Khang (Quận 9) - phụ huynh có con đang học lớp 11 và lớp 1, chia sẻ: "Dạy online chắc chắn chất lượng không thể như dạy thực tế. Việc này muốn biết mức độ như thế nào thì cần có bên thứ 3 chứng minh chứ không chỉ đơn phương nhà trường ra cam kết đảm bảo chất lượng. Không ai tin điều này khi nhà trường vừa đá bóng, vừa thổi còi".

Theo ông Khang, trong thời gian nghỉ dịch, học sinh cấp THPT có thể đạt mức kiến thức cao dù không bằng học ở trường nhưng có thể chấp nhận được. Ở cấp THCS và Tiểu học, mức độ sẽ giảm dần. Đặc biệt là với các bé lớp 1 thì hầu như không học được gì qua online.

Dù đã rất cố gắng nhưng theo phụ huynh Khang, nhà trường không có thiện chí hợp tác và thảo luận với phụ huynh. "Chúng tôi cần được đối thoại để làm thế nào đảm bảo chất lượng và mức học phí cho phù hợp. Tôi cảm giác nhà trường coi thường phụ huynh, coi thường kiến thức học hành của học sinh. "

 

Cùng quan điểm, ông Võ Như Trường - phụ huynh lớp 1 và lớp 6 bổ sung thêm: "Không chỉ không đối thoại, nhà trường còn đưa chính sách chỉ giảm học phí vì dịch COVID-19 nếu còn theo học tiếp. Như vậy không khác gì là "ép buộc" bởi các học sinh đều phải có quyền lợi như nhau".

Bên cạnh đó, nhiều dịch vụ ngoài học phí như dạy múa bale ... hay trong học phí như ngoại khoá trong và ngoài nước... cũng không được nhà trường nhắc tới trả lại.

Theo phụ huynh này, nếu nhà trường có thư ngỏ ủng hộ khó khăn thì phụ huynh rất sẵn sàng: "Là người Việt Nam, chúng tôi có thể ủng hộ nhiều hơn nữa đối với giáo viên nước ngoài về Việt Nam không có công ăn việc làm, không có tiền để sống trong thời gian nghỉ dịch. Phụ huynh đóng góp tận tâm tận tình. Chứ không phải kiểu nhà trường tự áp đặt và "phớt lờ" ý kiến của phụ huynh", anh Trường nêu quan điểm.

Phụ huynh Phạm Đức Cường có con học lớp 5 bức xúc: "Trong thư ngỏ, AIS cho rằng chi phí lớn nhất của trường chính là khoản dành cho giáo viên, những người giảng dạy trực tuyến trong thời gian đóng cửa. Chúng tôi sẵn sàng đóng góp nhiều hơn thế. Thế nhưng, mọi thứ phải minh bạch và rõ ràng, được thoả thuận với phụ huynh. Cách xử sự như hiện nay, nhà trường đang "đòi hỏi" quá đáng. Phụ huynh đang phải gánh hầu hết trách nhiệm chứ chưa hề thấy động thái chung tay của nhà trường", anh Cường chia sẻ.

Bảo vệ "đuổi", phường mời lên làm việc

Trong sáng 22.5, sau khi phụ huynh tập trung ở cổng trường căng băng rôn để mong được nhà trường đối thoại thì bảo vệ trường yêu cầu rời khỏi khu vực của trường. Khu vực phụ huynh tập trung cũng có nhiều xe đưa đón học sinh dàn hàng ngang.

 

Phụ huynh buộc lòng phải đứng trên lề đường. Sau đó, công an và chính quyền đã có mặt và yêu cầu giải tán. Theo biên bản làm việc tại UBND phường An Phú, phía công an phường kiến nghị phụ huynh cần yêu cầu chính quyền hỗ trợ thủ tục, không nên tập trung gây mất trật tự.

Phía UBND phường cũng đề nghị phụ huynh không nên tập trung, phối hợp với chính quyền địa phương để làm văn bản gửi lên cấp trên theo quy định.

Đại diện nhóm phụ huynh cũng bày tỏ mong muốn chính quyền hỗ trợ sớm đối thoại với nhà trường để giải quyết dứt điểm vụ việc trên.

PV Báo Lao Động cũng đã đến trường để liên hệ làm rõ sự việc, tuy nhiên, bảo vệ nhà trường từ chối, không cho vào.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Học phí 800 triệu đồng/năm: Việt Nam không có loại hình "trường quốc tế"

HUYÊN NGUYỄN |

Học phí từ khoảng nửa tỉ lên đến gần 800 triệu đồng/năm cùng những khoản thu "lạ lùng" mang tên phí giữ chỗ, phí ghi danh... đã "ngốn" của các gia đình một khoản tiền không nhỏ nếu muốn chạy theo trường "quốc tế". Đáng nói, hình thức trường quốc tế không hề được quy định trong Luật Giáo dục.

Học phí gần 800 triệu đồng/năm ở Việt Nam: Học sinh được học những gì?

HUYÊN NGUYỄN |

Với mức học phí gần cao nhất lên đến 775,3 triệu đồng/năm, Trường Quốc tế TPHCM đang là ngôi trường dẫn đầu về học phí hệ ngoài công lập tại Việt Nam. Nhiều người tò mò về những gì học sinh sẽ được trải nghiệm với mức học phí gây “choáng” như vậy.

Phụ huynh phản đối học phí của Trường Quốc tế : Yêu cầu gặp ban giám hiệu

HUYÊN NGUYỄN |

Hàng trăm phụ huynh các trường quốc tế đã phải kéo đến trường, chờ đợi cả giờ đồng hồ, thậm chí cả ngày để mong đối thoại về chính sách học phí, chất lượng giáo dục với ban giám hiệu nhà trường.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Học phí 800 triệu đồng/năm: Việt Nam không có loại hình "trường quốc tế"

HUYÊN NGUYỄN |

Học phí từ khoảng nửa tỉ lên đến gần 800 triệu đồng/năm cùng những khoản thu "lạ lùng" mang tên phí giữ chỗ, phí ghi danh... đã "ngốn" của các gia đình một khoản tiền không nhỏ nếu muốn chạy theo trường "quốc tế". Đáng nói, hình thức trường quốc tế không hề được quy định trong Luật Giáo dục.

Học phí gần 800 triệu đồng/năm ở Việt Nam: Học sinh được học những gì?

HUYÊN NGUYỄN |

Với mức học phí gần cao nhất lên đến 775,3 triệu đồng/năm, Trường Quốc tế TPHCM đang là ngôi trường dẫn đầu về học phí hệ ngoài công lập tại Việt Nam. Nhiều người tò mò về những gì học sinh sẽ được trải nghiệm với mức học phí gây “choáng” như vậy.

Phụ huynh phản đối học phí của Trường Quốc tế : Yêu cầu gặp ban giám hiệu

HUYÊN NGUYỄN |

Hàng trăm phụ huynh các trường quốc tế đã phải kéo đến trường, chờ đợi cả giờ đồng hồ, thậm chí cả ngày để mong đối thoại về chính sách học phí, chất lượng giáo dục với ban giám hiệu nhà trường.