Lựa chọn sách giáo khoa sao cho đúng?

GS. NGUYỄN MINH THUYẾT |

Các trường tiểu học trên cả nước đang lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 để chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020 – 2021. Cơ sở pháp lý để thực hiện công việc này là Thông tư số 01/2020 ngày 30.01.2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).

Qua theo dõi tình hình, có thể thấy một số việc cần được quan tâm điều chỉnh ngay để việc lựa chọn SGK phù hợp với quy định của Bộ GDĐT:

Trước hết, cán bộ quản lý và giáo viên cần có đủ thông tin, đủ SGK để nghiên cứu. Tại Điều 10, Thông tư 01 quy định ba trách nhiệm của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, trong đó có trách nhiệm bảo đảm nguồn kinh phí để các trường tổ chức lựa chọn SGK. Tuy nhiên, đến nay, vẫn còn nhiều địa phương chưa tổ chức được cho cán bộ, giáo viên tiếp nhận thông tin về các bộ SGK mới, kể cả qua hình thức trực tuyến.

Hội nghị trực tuyến giới thiệu sách giáo khoa ở Thái Bình (17.3.2020).
Hội nghị trực tuyến giới thiệu sách giáo khoa ở Thái Bình (17.3.2020).

Qua phản ánh của cán bộ, giáo viên trên báo chí, có thể thấy các cơ sở giáo dục ở nhiều địa phương chưa có đủ 5 bộ SGK (in giấy) để nghiên cứu, trong đó có những quyển SGK mới chỉ được Bộ phê duyệt vào tháng 2, tháng 3 này. Hiện nay, toàn bộ SGK cũng như nhiều tài liệu kèm theo đã được các nhà xuất bản đưa lên mạng. Nhưng trong khi Nhà nước có kinh phí chi cho việc này mà cán bộ, giáo viên không có SGK để nghiên cứu, đến mức có câu chuyện “mua chịu, bán chịu SGK” thì đó là một việc phải khắc phục ngay.

Hội nghị giới thiệu sách giáo khoa ở Ninh Thuận (11.1.2020).
Hội nghị giới thiệu sách giáo khoa ở Ninh Thuận (11.1.2020).

Điều thứ hai cần quan tâm là bảo đảm thẩm quyền của cơ sở giáo dục (các trường) trong việc lựa chọn SGK. Thông tư 01 giao thẩm quyền lựa chọn SGK cho giáo viên và nhà trường trên cơ sở bỏ phiếu kín. Tuy nhiên, theo tôi được biết, đến nay, ở nhiều địa phương, các trường vẫn đang chờ cấp trên chỉ đạo, chưa dám thực hiện quy trình lựa chọn SGK theo Thông tư. Cũng có không ít xì xào về những chỉ đạo ngầm. Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 01 thì các trường phải niêm yết công khai kết quả lựa chọn SGK trước khi bắt đầu năm học mới 4 tháng. Nếu không chỉ đạo làm khẩn trương thì không kịp. Nhưng điều quan trọng nhất là phải bảo đảm lựa chọn SGK dân chủ, minh bạch, như quy định của Thông tư 01.

GS Nguyễn Minh Thuyết trao đổi với giáo viên Tiền Giang bên lề hội thảo (10/1/2020).
GS Nguyễn Minh Thuyết trao đổi với giáo viên Tiền Giang bên lề hội thảo (10.1.2020).

Điều thứ ba cần quan tâm là hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân. Báo chí vài tháng trước có phản ánh biểu hiện “bắt tay” giữa một cơ quan quản lý giáo dục địa phương với một nhà xuất bản. UBND địa phương cấp tỉnh đã hứa họp báo trả lời. Nhưng cho đến bây giờ dư luận vẫn chưa biết câu trả lời ra sao, công việc sẽ được chấn chỉnh như thế nào. Là một cử tri, tôi mong cơ quan chuyên môn của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và nhân dân thực hiện giám sát ngay từ bây giờ để công việc lựa chọn SGK bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, tránh xảy ra tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”.

GS. NGUYỄN MINH THUYẾT
TIN LIÊN QUAN

Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa: Cạnh tranh bằng giá và chất lượng

Đặng Chung |

Việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) được kỳ vọng sẽ xóa độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh để học sinh và giáo viên có được những bộ SGK tốt nhất. Nhưng làm thế nào để việc lựa chọn khách quan, tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội tham gia và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục?

Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa-thuận lợi và thách thức"

Nhóm PV |

Ngày 5.3, Báo Lao Động đã tổ chức Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa - thuận lợi và thách thức". Buổi tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên laodong.vn.

Nhiều cơ hội và thách thức khi thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa

Đặng Chung |

14h ngày 5.3, Báo Lao Động sẽ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa: Thuận lợi và thách thức”. Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử (http://laodong.vn).

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa: Cạnh tranh bằng giá và chất lượng

Đặng Chung |

Việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK) được kỳ vọng sẽ xóa độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh để học sinh và giáo viên có được những bộ SGK tốt nhất. Nhưng làm thế nào để việc lựa chọn khách quan, tạo điều kiện huy động các nguồn lực xã hội tham gia và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục?

Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa-thuận lợi và thách thức"

Nhóm PV |

Ngày 5.3, Báo Lao Động đã tổ chức Toạ đàm trực tuyến: “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa - thuận lợi và thách thức". Buổi tọa đàm được tường thuật trực tiếp trên laodong.vn.

Nhiều cơ hội và thách thức khi thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa

Đặng Chung |

14h ngày 5.3, Báo Lao Động sẽ tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa: Thuận lợi và thách thức”. Chương trình sẽ được tường thuật trực tiếp trên Báo Lao Động điện tử (http://laodong.vn).