Học sinh ném dép vào cô giáo - hiện tượng cần pháp luật nghiêm trị

Hà Quyên |

Đó là khẳng định của PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái (nguyên Chủ nhiệm bộ môn văn hóa truyền thông, Viện đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội) - về việc học sinh ném dép vào cô giáo ở Tuyên Quang đang gây xôn xao dư luận.

Chia sẻ với Báo Lao Động, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái khẳng định, đây là một hiện tượng mang tính cảnh báo đối với xã hội Việt Nam hiện đại, nhất là trong lĩnh vực giáo dục - đó là sự kiện bạo lực học đường.

Đáng buồn nhất là sự kiện này xảy ra trong quan hệ giữa hai nhân vật quan trọng nhất của học đường: Thầy cô giáo và học sinh, nhất là ở khu vực trường trung học, học sinh học cấp 2, lứa tuổi vị thành niên. Và phần lớn trong số họ, mặc nhiên sẽ phải học tiếp phổ thông, hệ cao đẳng hoặc đại học, sau đại học nữa, nếu đủ điều kiện. Và không những học ở các trường phổ thông trung học ở trong nước mà còn học ở nước ngoài. Nên rất đáng buồn và rất đáng suy nghĩ.

“Học sinh tấn công, hạ nhục cô giáo như vậy là vi phạm pháp luật giáo dục. Tại sao các em dám làm như thế? Ai cho phép các em được làm như thế?” – PGS.TS Minh Thái bức xúc.

Nhóm học sinh dồn cô giáo vào góc tường, ném dép, xúc phạm. Ảnh cắt từ clip
Nhóm học sinh dồn cô giáo vào góc tường, ném dép, xúc phạm cô. Ảnh cắt từ clip

Nói về nguyên nhân sâu xa, chuyên gia này cho biết, Việt Nam cũng nằm trong vòng xoáy chung của vấn nạn bạo lực học đường xảy ra ở nhiều nước trên thế giới.

“Bộ phim ‘Vinh quang trong thù hận’ của Hàn Quốc gần đây rất nổi tiếng về vấn đề phản ánh sâu sắc, chân thực đến khủng khiếp về vấn đề bạo lực học đường. Trong đó, hành vi bạo lực học đường không những là tình trạng riêng đầy nguy hiểm và cấp bách của riêng Hàn Quốc, mà còn trở thành hiện trạng điển hình cho cả vùng văn hoá phương Tây lẫn vùng văn hoá phương Đông. Hiện nay học đường đang thành miếng mồi ngon cho sự tấn công về bạo lực, từ cả bên ngoài xã hội, lẫn bên trong của chính quan hệ thầy trò trong nội bộ nhà trường. Việt Nam cũng như các quốc gia trên trái đất này, đã chưa thể ra khỏi tình hình chung đó, nhất là ở các đô thị lớn. Nhưng giờ đây, tình trạng này đã xảy đến cả các vùng sâu, vùng xa, và ở đây, đã xảy ra ở Tuyên Quang” – PGS.TS Minh Thái nói.

Chuyên gia khẳng định đây là một hiện tượng xã hội thể hiện sự suy đồi đạo đức và cần sớm phải dùng pháp luật và sự phẫn nộ của dư luận xã hội để giải quyết về căn bản và dứt điểm.

“Rõ ràng phải xử lý nghiêm học trò tấn công thầy cô giáo hoặc ngược lại là thầy cô tấn công học sinh. Cả hai phía đều không được phép dùng bạo lực để tấn công, trừng trị nhau. Và khi chuyện đau lòng ấy xảy ra, cả hai phía đều buộc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật” – PGS.TS Minh Thái bày tỏ quan điểm.

Bà cũng cho rằng để xảy ra sự việc, bố mẹ - phụ huynh học sinh - cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của con mình và cần đề nghị nhà trường xử lý thích đáng, tránh bao che và tìm cách “chạy tội” cho cái sai của con cái. Đồng ý rằng, hiện nay giáo viên phải chịu nhiều sức ép từ nhiều phía, nên chăng, cần có Luật Nhà giáo và cần sớm thực thi luật này, để bảo vệ các nhà giáo, đồng thời dùng luật để ngăn chặn những hành động bạo lực rất có thể xảy ra, từ phía những người thầy, đối với học trò của chính mình.

Trước đó, như Lao Động đã thông tin, chiều 4.12, xuất hiện đoạn clip dài hơn 4 phút, ghi lại cảnh một nữ giáo viên bị nhóm học sinh tấn công tại Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang. Nhóm học sinh này dồn cô giáo vào tường, ném bằng dép, giấy rác vào người cô và liên tục buông những lời thô tục.

Liên quan sự việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn yêu cầu Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang xác minh, làm rõ vụ việc.

Hà Quyên
TIN LIÊN QUAN

Để giáo viên bị ném dép, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm cao nhất

Nhóm PV |

Chia sẻ trong tọa đàm do Báo Lao Động tổ chức, TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định, sự việc cô giáo bị học sinh ném dép xảy ra tại Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), lỗi lớn nhất thuộc về hiệu trưởng. Người đứng đầu phải có trách nhiệm cao nhất trước pháp luật về tất cả sự việc diễn ra trong nhà trường.

Giáo sư từng có ý kiến về Tiên học lễ nêu quan điểm vụ học sinh ném dép vào cô giáo

Hà Quyên |

Vụ việc học sinh ném dép vào cô giáo tại Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) cho thấy tinh thần tôn sư trọng đạo, "tiên học lễ, hậu học văn", vốn là những truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc nhưng đang có dấu hiệu bị phai nhạt phần nào.

Nỗi ám ảnh cần sớm chữa lành của cô giáo bị học sinh ném dép

Hà Quyên |

Chuyên gia Hồ Lâm Giang - Trưởng ban Cố vấn giáo dục Happy Teen – nhấn mạnh với Lao Động về cú sốc tâm lý của cô giáo lẫn học sinh, tức nạn nhân và cả người có hành vi bạo lực học đường trong sự việc đang gây xôn xao những ngày qua.

Việt Nam - Trung Quốc kiên trì phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt

Tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa - Viện Nghiên cứu Trung Quốc (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) |

Tháng 2.1999, Tổng Bí thư hai Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã xác định phương châm 16 chữ phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Đây được coi là phương châm chỉ đạo nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước bước sang một giai đoạn phát triển mới trong thế kỷ 21. Từ đó đến nay, quan hệ Việt Nam và Trung Quốc đã được thúc đẩy và phát triển toàn diện dưới sự chỉ đạo, định hướng của phương châm này.

Cô bé nhặt ve chai bom hàng: Con chưa bao giờ dám nghĩ đến ước mơ của mình

Hoài Luân |

Bình Định - Khi được hỏi về ước mơ sau này, "cô bé nhặt ve chai", nhân vật lấy đi nhiều nước mắt của cộng đồng mạng những ngày qua đã bật khóc trả lời rằng "con chưa dám nghĩ tới ước mơ của mình, con chỉ muốn được đi học".

Lạc trong ma trận hoa quả nhập khẩu giá rẻ

Thu Giang - Anh Huy |

Được quảng cáo là hoa quả ngoại, hàng nhập khẩu 100%, thế nhưng nhiều loại trái cây đang được bày bán tràn lan ở các khu chợ dân sinh Hà Nội dịp cận Tết, nhưng không rõ nguồn gốc, khiến không ít người tiêu dùng hoang mang.

Vướng mắc trong việc thu hồi "đất vàng" để xây trường học tại Hà Nội

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trong tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 14, HĐND TP, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội cho biết, cử tri đề nghị xem xét thu hồi 3 khu đất vàng tại quận Hai Bà Trưng đang được sử dụng lãng phí để làm trường học.

Làn sóng tháo chạy khỏi mặt bằng đắc địa dịp cuối năm

Vĩnh Hoàng |

Hà Nội - Trái ngược với hình ảnh buôn bán tấp nập dịp cuối năm, hàng loạt cửa hàng ở khu vực trung tâm, vị trí đắc địa tại Thủ đô lại đóng cửa, xu hướng trả mặt bằng chưa có dấu hiệu dừng lại.

Để giáo viên bị ném dép, hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm cao nhất

Nhóm PV |

Chia sẻ trong tọa đàm do Báo Lao Động tổ chức, TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định, sự việc cô giáo bị học sinh ném dép xảy ra tại Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), lỗi lớn nhất thuộc về hiệu trưởng. Người đứng đầu phải có trách nhiệm cao nhất trước pháp luật về tất cả sự việc diễn ra trong nhà trường.

Giáo sư từng có ý kiến về Tiên học lễ nêu quan điểm vụ học sinh ném dép vào cô giáo

Hà Quyên |

Vụ việc học sinh ném dép vào cô giáo tại Trường THCS Văn Phú (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) cho thấy tinh thần tôn sư trọng đạo, "tiên học lễ, hậu học văn", vốn là những truyền thống rất tốt đẹp của dân tộc nhưng đang có dấu hiệu bị phai nhạt phần nào.

Nỗi ám ảnh cần sớm chữa lành của cô giáo bị học sinh ném dép

Hà Quyên |

Chuyên gia Hồ Lâm Giang - Trưởng ban Cố vấn giáo dục Happy Teen – nhấn mạnh với Lao Động về cú sốc tâm lý của cô giáo lẫn học sinh, tức nạn nhân và cả người có hành vi bạo lực học đường trong sự việc đang gây xôn xao những ngày qua.