Nỗi ám ảnh cần sớm chữa lành của cô giáo bị học sinh ném dép

Hà Quyên |

Chuyên gia Hồ Lâm Giang - Trưởng ban Cố vấn giáo dục Happy Teen – nhấn mạnh với Lao Động về cú sốc tâm lý của cô giáo lẫn học sinh, tức nạn nhân và cả người có hành vi bạo lực học đường trong sự việc đang gây xôn xao những ngày qua.

Việc nhóm học sinh tại trường THCS Văn Phú ở Tuyên Quang có lời lẽ, hành vi xúc phạm, ném dép, quây cô giáo trong góc lớp, theo cô, sẽ khiến cô giáo – nạn nhân bị bạo hành đối mặt những vấn đề gì?

- Có rất nhiều vấn đề diễn ra với cô giáo ở đây, nhưng nó xoay quanh 2 khía cạnh chính. Thứ nhất, đó là khi clip cô bị bạo hành được đưa lên mạng, sẽ khác việc chỉ xoay quanh môi trường nhà trường, ở một huyện, một tỉnh của cả nước.

Khi nhìn cô bị học sinh nhục mạ như vậy, người thân, hàng xóm, họ hàng sẽ xót xa, phẫn nộ, thương hại, song cũng có những người “nghi ngờ” về tư cách của cô. Tâm lý đau buồn, hoang mang, lo lắng là đương nhiên sẽ xảy ra. Đó là chưa kể sức ép từ nhà trường, lãnh đạo, học sinh và cha mẹ học sinh dồn về phía cô.

Thứ hai, trong văn hoá của Việt Nam, người thầy vốn rất được coi trọng. Truyền thống tôn sư trọng đạo, cùng lối ứng xử cung kính “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” đã đặt người thầy ở một vị trí rất cao về vai vế và lòng tự trọng. Sự thiêng liêng, cao quý ấy đã bị đạp đổ, ngay trong lớp học, trường học với những học sinh của mình. Cô giáo liệu còn có thể đứng lớp với tinh thần của người thầy. Sự xấu hổ, cảm thấy lung lay về tư cách của nhà giáo và sự tự tin của cô chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn trong quá trình làm nghề sau này của cô.

Đứng trước 2 vấn đề này, việc cô giáo chia sẻ mình đang bị trầm cảm, mất ăn mất ngủ là chuyện dễ hiểu. Nếu không giải quyết được vấn đề này, tôi e rằng, nó sẽ khiến cô giáo “sốc tâm lý”, khó có thể thoát khỏi ám ảnh, lo âu, rối loạn tinh thần, thậm chí ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần sau này.

Vậy theo cô, làm sao để cô giáo đó có thể vượt qua chấn thương tâm lý này?

- Cô giáo cần được hỗ trợ, điều đó quá rõ ràng. Ví dụ như việc tránh các sức ép không cần thiết từ dư luận và nhà trường. Cô cần được tạo điều kiện về thời gian, sắp xếp trong công việc để lấy lại sự bình tĩnh và ổn định về tinh thần. Về lâu dài, cô giáo cần được hỗ trợ về mặt tâm lý, giúp cô quản lý cảm xúc, điều chỉnh hành vi. Ngoài gia đình, có thể nhờ thêm sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn về tâm lý, giúp cô giải toả áp lực, ám ảnh, hoang mang…

Vấn đề xảy ra giữa cô và các em học sinh, nên cô sẽ cần phải đối diện lại được với học sinh, giải toả mâu thuẫn, hiểu sai hoặc những cư xử chưa đúng của cả cô và trò. Nhà trường, cơ quan chức năng, cần có những giải pháp thấu đáo, phù hợp, xử lý đúng người đúng việc.

Cuối cùng, tôi nghĩ, muốn sớm để cô giáo có khả năng hội nhập lại môi trường, chúng ta cần kiểm soát lại những hành động ném đá, nhục mạ, khiêu khích. Từ đó, mọi vấn đề sẽ không bị đẩy lên cực đoan, quá khích và rất dễ gây hậu quả về sau.

Cô giáo bị nhóm học sinh chửi bới, lăng mạ vẫn chưa hết bàng hoàng. Ảnh: Lam Thanh
Cô giáo bị nhóm học sinh chửi bới, lăng mạ vẫn chưa hết bàng hoàng. Ảnh: Lam Thanh

Còn với học sinh, theo cô, đâu là căn nguyên khiến các em có thể làm như vậy? Diễn biến hiện tại chắc hẳn cũng đang tác động lên những học sinh này?

- Về phía học sinh, theo tôi, chúng ta đã lên án các em, điều đó không sai, bởi nhìn thấy hành vi thiếu chuẩn mực này, sự bức xúc là đương nhiên sẽ xảy ra với dư luận.

Tuy nhiên, vấn đề không phải là chúng hỗn láo đến mức nào, mà là tại sao chúng lại hành xử như vậy? Trẻ em vẫn là đối tượng cần được giáo dục, dạy dỗ bởi người lớn, bởi nhà trường.

Có câu “trẻ em là tấm gương phản chiếu của bố mẹ”, cho nên, vấn đề không hẳn ở cách chúng đang hành xử, mà ở môi trường dạy dỗ chúng đã khiến chúng có lối hành xử như vậy.

Bởi hành vi thể hiện nhận thức, điều gì khiến nhận thức của chúng lệch lạc, thái độ hỗn hào như vậy với giáo viên và tự cho mình cái quyền được hành động như thế mới là thứ chúng ta cần tìm hiểu.

Đó cũng là con đường sâu xa cần giải quyết vấn đề, cũng là lối đi đầy nhân văn trong giáo dục - tin vào phần tốt đẹp của con người, đặc biệt là với những đứa trẻ vẫn đang trong quá trình đi khám phá, định hình bản thân mình.

Tôi nghĩ những đứa trẻ này cần được “dạy dỗ”, cần cho chúng “nhận thức” đúng về hành vi thái độ của mình. Chúng ta không dung túng cái xấu, cái ác, nhưng chúng ta cũng không thể lấy bóng đêm để che đi bóng đêm, chúng ta cần cho bọn trẻ nhận ra cái sai, và sửa cái sai trong cách giáo dục chúng.

Đừng lặp lại “vết xe đổ” của những hiệu ứng từ những vụ việc trước, trong trường hợp này ném đá thậm tệ học sinh hay chỉ trích cô giáo, cũng đều không phải là cách làm tốt.

Để cải thiện vấn đề cho cả cô giáo và học sinh, tôi nghĩ, chúng ta đang cần nhất là sự bình tĩnh, sự vào cuộc nhịp nhàng của các cơ quan chức năng, ban ngành liên quan, đặc biệt là có sự hỗ trợ về tâm lý cho cô giáo và các học sinh đang là đối tượng bị lên án và có dấu hiệu khủng hoảng. Trong đó, đặc biệt là sự tương tác trực tiếp của bố mẹ học sinh, và nhà trường nơi cô giáo công tác. Đích đến là giải quyết vấn đề, chứ không phải là tìm người đổ lỗi, tìm người đúng sai.

Hà Quyên
TIN LIÊN QUAN

Cô giáo bị học sinh nhốt, ném dép: Tôi phải uống thuốc trầm cảm, sụt 2 kg

Lam Thanh |

Tuyên Quang - Việc cô giáo bị nhiều học sinh tại trường THCS Văn Phú chửi bới, lăng mạ đã diễn ra từ nhiều tháng nay.

Học sinh ném dép vào cô giáo ở Tuyên Quang là hành vi không thể chấp nhận

Hà Quyên |

Dù sự việc bắt nguồn từ đâu, vì lý do gì, học sinh phải có thái độ lễ phép, tôn trọng người dạy dỗ mình. Việc học sinh ném dép vào người cô giáo ở Tuyên Quang là hành vi không thể chấp nhận.

Đình chỉ Hiệu trưởng sau vụ cô giáo bị nhóm học sinh dồn vào góc lớp, ném dép

Việt Bắc |

Tuyên Quang - Hiệu trưởng Trường THCS Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang) bị đình chỉ công tác 15 ngày sau vụ việc cô giáo dạy nhạc bị nhóm nam học sinh dồn vào góc lớp, ném dép, lăng mạ.

Cô giáo bị học sinh ném dép - dấu hiệu xuống cấp đạo đức

TRÀ MY THỰC HIỆN |

Liên quan đến việc giáo viên Trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng TS Vũ Việt Anh, chuyên gia tâm lý giáo dục, Giám đốc Học viện Thành Công xoay quanh vấn đề này.

Kẹo dẻo hình hàm răng, mắt người bán tràn lan ở cổng trường học Hà Nội

Thu Giang - Lê Tâm |

Sau loại kẹo mắt người, loại kẹo dẻo hình răng người đang được bày bán tràn lan gần trường học Hà Nội nhưng không rõ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ…

2 nghệ sĩ gạo cội được phong NSND ở tuổi U90

ĐÔNG DU |

Trong 119 Nghệ sĩ Nhân dân được vinh danh đợt này, 2 nghệ sĩ lớn tuổi nhất được phong tặng danh hiệu NSND là nghệ sĩ Đức Trung và nghệ sĩ Hùng Minh (đều cùng 84 tuổi).

Cập nhật giá vàng chốt phiên 9.12: Ồ ạt giảm, kết thúc chuỗi tăng liên tiếp

Khương Duy (T/H) |

Cập nhật giá vàng chốt phiên (9.12): Tính đến 19h00', giá vàng trong nước niêm yết ở ngưỡng 72,8 - 74,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco ở mức 2.004,5 USD/ounce.

Hoàng Anh Gia Lai thay tên nhưng chưa đổi vận

ĐÌNH THẢO |

Khoác lên mình cái tên mới sau khi được cấp phép ngoại lệ, đội bóng của bầu Đức vẫn chưa thể thay đổi “vận mệnh” của mình khi chưa có nổi 1 trận thắng ở mùa giải V.League 2023-2024.

Cô giáo bị học sinh nhốt, ném dép: Tôi phải uống thuốc trầm cảm, sụt 2 kg

Lam Thanh |

Tuyên Quang - Việc cô giáo bị nhiều học sinh tại trường THCS Văn Phú chửi bới, lăng mạ đã diễn ra từ nhiều tháng nay.

Học sinh ném dép vào cô giáo ở Tuyên Quang là hành vi không thể chấp nhận

Hà Quyên |

Dù sự việc bắt nguồn từ đâu, vì lý do gì, học sinh phải có thái độ lễ phép, tôn trọng người dạy dỗ mình. Việc học sinh ném dép vào người cô giáo ở Tuyên Quang là hành vi không thể chấp nhận.

Đình chỉ Hiệu trưởng sau vụ cô giáo bị nhóm học sinh dồn vào góc lớp, ném dép

Việt Bắc |

Tuyên Quang - Hiệu trưởng Trường THCS Văn Phú (Sơn Dương, Tuyên Quang) bị đình chỉ công tác 15 ngày sau vụ việc cô giáo dạy nhạc bị nhóm nam học sinh dồn vào góc lớp, ném dép, lăng mạ.

Cô giáo bị học sinh ném dép - dấu hiệu xuống cấp đạo đức

TRÀ MY THỰC HIỆN |

Liên quan đến việc giáo viên Trường THCS Văn Phú (Tuyên Quang) bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Báo Lao Động đã có cuộc trò chuyện cùng TS Vũ Việt Anh, chuyên gia tâm lý giáo dục, Giám đốc Học viện Thành Công xoay quanh vấn đề này.