Giáo viên ủng hộ quy định cho học sinh sử dụng điện thoại khi đến trường

Hải Đăng |

Nhiều giáo viên ủng hộ việc học sinh sử dụng điện thoại khi đến trường, vì cho rằng điều này giúp nâng cao hiệu quả học tập, tính dân chủ trong trường học.

Công cụ để học sinh giám sát, tố cáo hành vi chưa chuẩn mực

Từ vụ việc một em học sinh Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội) sử dụng điện thoại, quay lại video clip giáo viên túm cổ áo, lôi nữ sinh, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên cho học sinh sử dụng điện thoại trong trường, trong lớp hay không.

Trên thực tế, tại nhiều trường, học sinh được phép mang điện thoại đến trường, nhưng sẽ có nội quy về việc sử dụng.

Em Bùi Trúc Quỳnh, học sinh lớp 12 tại Thanh Hoá cho hay, học sinh được sử dụng điện thoại nhưng trước khi vào giờ học, điện thoại sẽ được để trên bàn giáo viên, khi cần sẽ được mang ra sử dụng.

Ủng hộ việc cho học sinh mang điện thoại đến trường để tiện liên lạc với phụ huynh nhưng anh Lại Thắng (quận Ba Đình, Hà Nội) cho rằng: “Việc học sinh để điện thoại rung hay sử dụng trong tiết học là sai và cần được nhắc nhở, nếu tái phạm nhiều lần thì đồng tình cho kỷ luật. Nhưng xét trên khía cạnh nào đó, đây cũng là công cụ để học sinh giám sát, tố cáo những thầy cô có hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức nhà giáo. Vì thế, việc cho học sinh mang điện thoại đến trường là cần thiết, chỉ cần lưu ý việc không được sử dụng trong giờ học".

Dưới góc nhìn của nhà giáo, cô Lê Thu May, giáo viên Trường THPT Hiệp Hoà số 3 (Bắc Giang) cho rằng, việc học sinh dùng điện thoại có nhiều lợi ích, nhưng để hạn chế tiêu cực thì phụ huynh có vai trò quan trọng.

Giáo viên Trường THPT Hiệp Hoà số 3 (Bắc Giang) trang bị những chiếc hộp sắt, chia ô để học sinh để điện thoại khi vào giờ học. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Giáo viên Trường THPT Hiệp Hoà số 3 (Bắc Giang) trang bị những chiếc hộp sắt, chia ô để học sinh để điện thoại khi vào giờ học. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cô May luôn quản lý thời gian sử dụng điện ở nhà của con theo cấp học và bài tập cụ thể nhưng giới hạn từ 30 phút - 60 phút. Lời khuyên của cô đến các bậc phụ huynh trong việc quản lý điện thoại của con là quy định không được đặt mật khẩu điện thoại hoặc nếu đặt mật khẩu thì phải cho bố mẹ biết.

“Phụ huynh cũng nên chủ động tìm hiểu, chỉ cần biết tên, hình ảnh nhận diện các ứng dụng dạy học để biết con sử dụng điện thoại vào mục đích học. Tự trang bị kỹ năng số đơn giản xem lịch sử duyệt web để kiểm tra các nội dung con đã vào”, cô May nói.

Phát huy hiệu quả mục đích sử dụng điện thoại

Khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép, cô May luôn đi đầu trong việc cho học sinh dùng điện thoại. Sau 3 năm triển khai ở nhiều lớp, nhiều khóa học, cô May nhận thấy nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể, học sinh thích thú hơn trong quá trình ôn tập bài. Giáo viên có thể giao bài tập về nhà trên các ứng dụng, phần mềm.

Tuy nhiên, việc cho học sinh dùng điện thoại cũng có một số bất cập, lo lắng, chẳng hạn sợ học sinh dùng để chơi game, sử dụng các nền tảng mạng xã hội,... làm xao nhãng việc học.

“Nhiều giáo viên thì muốn quay lại thời không Internet để học sinh tập trung 100% trí lực vào học tập. Tác hại của điện thoại không phải do học sinh dùng nhiều hay ít mà do học sinh dùng vào việc gì” - cô May nói.

Cô Nguyễn Phương Lan, giáo viên THPT tại Bắc Giang cho biết, thay vì sử dụng bài kiểm tra trên giấy, cô sẽ cho học sinh kiểm tra 15 phút trực tiếp trên điện thoại.

“Đề kiểm tra đã có sự phân hoá và tính toán đủ thời gian 15 phút, nếu học sinh tra Google 1 câu cũng mất thời gian, khi quay lại sẽ không đủ thời gian làm bài. Chưa kể, giáo viên cũng là người trực tiếp giám sát các em kiểm tra nên gian lận rất khó. Làm bài xong, các em sẽ biết điểm luôn” - cô Lan nhấn mạnh.

Là giáo viên Tiếng Anh tại Hà Nội, thầy Nguyễn Đức Duy cho rằng, việc học sinh sử dụng điện thoại là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, phải có thời lượng cụ thể quy định dùng trong bao nhiêu thời gian để tìm kiếm nguồn tin, giáo viên cũng phải giám sát, kiểm tra.

Theo thầy Duy, khi các em chủ động kiến thức thì tiết học trở nên sôi nổi, kiến thức sẽ nhớ lâu hơn so với cách giảng dạy thông thường. Công cụ nào cũng sẽ có 2 mặt, muốn mặt tích cực nhiều hơn thì phụ thuộc vào cả thầy và trò, từ đó phát huy đúng hiệu quả mục đích sử dụng điện thoại.

Hải Đăng
TIN LIÊN QUAN

Những ngành học thu hút nhiều học sinh đăng kí trong năm 2023 -2024

Trà My |

Trong năm học 2023 -2024, một số các ngành học hot được nhiều học sinh "chốt đơn" đăng kí: Sư phạm, Du lịch, Báo chí, Quản trị kinh doanh, Marketing,...

Học sinh tung clip giáo viên túm cổ áo nữ sinh là thể hiện dân chủ trường học

Vân Trang |

Chuyên gia giáo dục cho rằng, việc học sinh quay clip, tố cáo giáo viên có hành vi chưa chuẩn mực là thể hiện sự dân chủ trong trường học.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu Trường THPT Lạc Long Quân phải để học sinh đi học lại

Vân Trang |

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội - khẳng định, học sinh trong vụ Trường THPT Lạc Long Quân bị trường xem xét cho nghỉ học vì phụ huynh không hợp tác với nhà trường phải được đi học theo đúng quy định.

Dự báo thời tiết hôm nay 9.10: Bắc Bộ đón không khí lạnh, nền nhiệt giảm

MINH HÀ |

Dự báo thời tiết hôm nay 9.10, khu vực Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh. Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nhiều mây, mưa vài nơi, trưa, chiều trời nắng. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ chiều, tối mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa vừa, mưa to.

Cột điện bốc cháy dữ dội, phát nổ tia lửa như pháo hoa trong khu dân cư

Văn Trực |

Cột điện số 237/1 đường Dũng Sĩ Thanh Khê (phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) bất ngờ bốc cháy, phát nổ tia lửa trong tối 8.10. Người dân sau đó huy động bình cứu hỏa, kịp thời dập tắt vụ cháy để tránh lây lan.

Đội tuyển Việt Nam tập luyện dưới thời tiết mưa lạnh tại Trung Quốc

HOÀNG HUÊ (ẢNH: VFF) |

Đội tuyển Việt Nam đã có buổi tập đầu tiên tại Đại Liên (Trung Quốc) để chuẩn bị cho 2 trận đấu giao hữu với đội tuyển Trung Quốc và Uzbekistan.

Cảnh báo về 2 cơn bão, 1 áp thấp hoạt động cùng lúc

Khánh Minh |

Bão Koinu (bão số 4) vẫn giật cấp 13, trong khi một áp thấp mới đã xuất hiện gần Biển Đông và bão Bolaven hình thành ở tây bắc Thái Bình Dương.

Nếu tiếp tục hạ lãi suất, cái giá sẽ là tỉ giá tăng và nhập khẩu lạm phát

Tuyết Lan (thực hiện) |

“Hiện nay không nên tiếp tục giảm lãi suất điều hành, mà cần phải có những chính sách về tín dụng riêng biệt cho từng ngành để tăng trưởng kinh tế. Nếu tiếp tục giảm lãi suất có thể đánh đổi rủi ro về tỉ giá và lạm phát. Khi tỉ giá gia tăng sẽ mất cân đối về cung cầu, ngoại tệ trên thị trường. Từ đó, tác động đến phần lớn giá cả trong nước và sản phẩm nhập khẩu, ảnh hưởng lên chỉ số CPI” - TS Châu Đình Linh - chuyên gia Kinh tế, Giảng viên Trường Đại học Ngân hàng TPHCM - trả lời phỏng vấn của PV Báo Lao Động.

Những ngành học thu hút nhiều học sinh đăng kí trong năm 2023 -2024

Trà My |

Trong năm học 2023 -2024, một số các ngành học hot được nhiều học sinh "chốt đơn" đăng kí: Sư phạm, Du lịch, Báo chí, Quản trị kinh doanh, Marketing,...

Học sinh tung clip giáo viên túm cổ áo nữ sinh là thể hiện dân chủ trường học

Vân Trang |

Chuyên gia giáo dục cho rằng, việc học sinh quay clip, tố cáo giáo viên có hành vi chưa chuẩn mực là thể hiện sự dân chủ trong trường học.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu Trường THPT Lạc Long Quân phải để học sinh đi học lại

Vân Trang |

Ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội - khẳng định, học sinh trong vụ Trường THPT Lạc Long Quân bị trường xem xét cho nghỉ học vì phụ huynh không hợp tác với nhà trường phải được đi học theo đúng quy định.