Giáo viên kiến nghị tăng hệ số lương, tăng phụ cấp lên 100%

Phùng Nhung - Trang Hà |

Nhiều giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non mong mỏi được tăng hệ số lương và tăng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% để ổn định cuộc sống, yên tâm công tác.

Mong mỏi tăng hệ số lương, tăng phụ cấp ưu đãi nghề

Với mức lương cơ sở của cán bộ, công chức, viên chức đang áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng, đối tượng giáo viên có lương thấp nhất là giáo viên mầm non hạng 3, bậc 1 có hệ số lương là 2,1 - lương 3.129.000 đồng. Nếu tăng lương cơ sở từ 1.7.2023 cũng tăng ở mức thấp nhất - tăng 418.500 đồng/tháng.

Công tác trong ngành Giáo dục 4 năm, cô Quỳnh Anh - giáo viên Trường Mầm non Huy Thượng (Sơn La) nhận về mức lương hàng tháng 5 triệu đồng. Số tiền này không thể giúp cô giáo có cuộc sống ổn định.

Công tác ở huyện miền núi, cuộc sống của giáo viên nơi đây chồng chất khó khăn. Đa phần các em học sinh là người dân tộc Mường và Thái, lúc nào trên khuôn mặt cũng đầy vẻ lo lắng, sợ sệt vì nhà nghèo không có tiền đi học. Vốn tiếng Việt và khả năng diễn đạt của các em hạn chế nên giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi dạy trẻ phát âm đúng và diễn đạt đủ câu.

 
Cô Quỳnh Anh mong mỏi được tăng hệ số lương, tăng phụ cấp lên 100%. Ảnh: Quỳnh Anh

"Bố mẹ các con làm nông nên đi sớm về muộn, các cô thường xuyên phải trông trẻ quá giờ. Những ngày mưa rét, các con đi học không có áo ấm để mặc, các cô phải mua, kêu gọi ủng hộ quần áo, giày dép cho học sinh được mặc ấm"- cô Quỳnh Anh tâm sự.

Toàn bộ quỹ thời gian của cô giáo trẻ đều dành cho công việc nuôi dạy trẻ. Buổi tối tất bật soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, ban ngày đến lớp cùng trẻ.

Vị giáo viên này cho biết, công việc vất vả nhưng đồng lương nhận về chưa tương xứng. Với mức lương hiện tại không đủ để cô ổn định cuộc sống và lo cho gia đình.

"Nhiều khi muốn buôn bán để kiếm thêm thu nhập nhưng công việc trên lớp bận rộn, không có thời gian rảnh để làm việc khác” - vị giáo viên này nói.

Mong mỏi lớn nhất của cô Quỳnh Anh hiện nay là sớm tăng hệ số lương và tăng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% cho giáo viên mầm non để đời sống được cải thiện. Với đặc thù công việc vất vả, mức tăng này sẽ là nguồn động lực để giáo viên nỗ lực cống hiến.

Cần thêm chính sách hỗ trợ giáo viên hợp đồng

Ngoài lương cơ bản thì giáo viên mầm non có thêm một số loại phụ cấp như phụ cấp ưu đãi nghề, thâm niên… Tuy nhiên theo cô Võ Thị Kim Trang - giáo viên Trường Mầm non Sơn Định (Phú Yên) cho biết, không phải ai cũng được hưởng những khoản này.

Cô Trang hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm ngoài trời. Ảnh:
Cô Trang hướng dẫn học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm ngoài trời. Ảnh: Võ Trang

Là giáo viên hợp đồng, mức lương của cô Trang chỉ vỏn vẹn 3 triệu đồng/tháng, cô phải kinh doanh thêm mặt hàng phụ kiện điện thoại để kiếm thêm thu nhập.

"Công việc của giáo viên mầm non ngày nào cũng vậy, sáng phải đến thật sớm để đón các con, khi tan lớp phải đợi bố mẹ đến đón các con rồi cô mới được về. Trẻ hiếu động bị ngã hoặc bị bạn đánh thì các cô cũng bị nhắc nhở. Buổi trưa rất ít khi được nghỉ ngơi vì phải cho trẻ ăn và trông các con ngủ” - cô Trang bộc bạch.

Lương thấp nhưng khối lượng công việc nhiều, thậm chí, đối với trẻ đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, phụ huynh không có tiền đóng học, các thầy cô trong trường phải trích lương để giúp đỡ các em.

Cô Trang cùng học sinh trong giờ vận động phát triển thể chất. Ảnh: Võ Trang
Cô Trang cùng học sinh trong giờ vận động phát triển thể chất. Ảnh: Võ Trang

Công việc áp lực, lương nhận về chưa tương xứng nhưng cô Trang chưa bao giờ có suy nghĩ bỏ nghề. Ngoài giờ lên lớp, cô cố gắng làm thêm để kiếm đồng ra đồng vào, giúp trang trải cuộc sống.

"Với đồng lương eo hẹp, cuộc sống của vợ chồng khá chật vật. Tháng nào cũng phải tính toán, cân đo đong đếm làm sao để cân bằng chi tiêu. Gia đình sắp đón thành viên mới nhưng hiện tại vợ chồng tôi vẫn chưa có được khoản tiết kiệm nào. Cũng không dám đi vay mượn vì không có khả năng trả” - cô Trang lo lắng.

Trước những khó khăn trên, giáo viên này mong mỏi Nhà nước có thêm chính sách hỗ trợ giáo viên hợp đồng bởi họ rất vất vả.

"Chúng tôi cũng phải trải qua thời gian nhiều năm đào tạo, cũng phải làm việc quần quật cả ngày, cũng phải sống, phải lo cho gia đình. Lương giáo viên mầm non vốn dĩ đã thấp mà lương giáo viên hợp đồng còn thấp hơn. Chính vì vậy rất mong có thêm chính sách hỗ trợ về phụ cấp ưu đãi nghề để cải thiện đời sống của giáo viên hợp đồng” - cô Trang mong mỏi.

Phùng Nhung - Trang Hà
TIN LIÊN QUAN

Giáo viên hiến kế xây dựng trường học hạnh phúc

Trang Thiều |

Năm học 2022 - 2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông. Trong sự đổi mới đó thì việc xây dựng những ngôi trường hạnh phúc được coi là nhiệm vụ lớn của ngành Giáo dục. Vậy làm thế nào để tạo ra trường học hạnh phúc thật sự?

Giáo viên mong chờ sửa đổi quy định phụ cấp ưu đãi nghề

Phùng Nhung - Trang Hà |

Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương rà soát, sửa đổi quy định về phụ cấp ưu đãi giáo viên phù hợp với tình hình đất nước và cân đối chung với các ngành nghề khác. Rất nhiều giáo viên bày tỏ sự mong chờ với thay đổi lần này.

Không chỉ tăng lương cơ sở, cần tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên

Trang Hà - Phùng Nhung |

Nhiều giáo viên bày tỏ mong muốn được ưu tiên tăng lương, tăng phụ cấp ưu đãi nghề để họ không phải làm thêm nhiều nghề mưu sinh mà chuyên tâm vào công việc giảng dạy.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Ông Park Hang-seo dặn dò cầu thủ tuyển Việt Nam trong ngày chia tay

AN NGUYÊN |

Kết thúc AFF Cup 2022, huấn luyện viên Park Hang-seo đã nói lời cuối cùng trên cương vị huấn luyện viên trưởng và bày tỏ tình cảm của mình với các cầu thủ tuyển Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Giáo viên hiến kế xây dựng trường học hạnh phúc

Trang Thiều |

Năm học 2022 - 2023 được xác định là năm học trọng tâm triển khai đổi mới giáo dục ở bậc phổ thông. Trong sự đổi mới đó thì việc xây dựng những ngôi trường hạnh phúc được coi là nhiệm vụ lớn của ngành Giáo dục. Vậy làm thế nào để tạo ra trường học hạnh phúc thật sự?

Giáo viên mong chờ sửa đổi quy định phụ cấp ưu đãi nghề

Phùng Nhung - Trang Hà |

Chính phủ đã giao Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương rà soát, sửa đổi quy định về phụ cấp ưu đãi giáo viên phù hợp với tình hình đất nước và cân đối chung với các ngành nghề khác. Rất nhiều giáo viên bày tỏ sự mong chờ với thay đổi lần này.

Không chỉ tăng lương cơ sở, cần tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên

Trang Hà - Phùng Nhung |

Nhiều giáo viên bày tỏ mong muốn được ưu tiên tăng lương, tăng phụ cấp ưu đãi nghề để họ không phải làm thêm nhiều nghề mưu sinh mà chuyên tâm vào công việc giảng dạy.