Giải tán phòng Giáo dục: Quan điểm trái chiều từ các nguyên lãnh đạo Bộ GDĐT

HUYÊN NGUYỄN |

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Phạm Minh Hạc cho rằng ông không đồng tình với đề xuất trên bởi quản lý giáo dục rất phức tạp, còn nguyên Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ không hoàn toàn bác bỏ đề xuất trên.

Đề xuất xóa bỏ phòng GDĐT quận/huyện để tinh giản biên chế, góp phần tăng lương cho giáo viên mới đây tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận. Về đề xuất này, các nguyên lãnh đạo Bộ GDĐT  đang có những quan điểm trái chiều.

GS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT cho biết: “Tôi khá bất ngờ khi nghe đề xuất trên. Quản lý giáo dục rất phức tạp không chỉ thực hiện chủ trương lớn mà còn có những việc rất cụ thể như là giờ dạy, giáo dục và dạy học trong trường, ngoài trường, kết hợp với xã hội, gia đình... Quản lý trong giáo dục cũng phải chia đến cấp huyện, cấp xã giống như quản lý ở cấp chính quyền. Vì thế, không thể giải thể hay cắt giảm cấp quản lý giáo dục ở huyện, xã được”.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Xuân Nhĩ cho rằng không nên hoàn toàn bác bỏ ý kiến đề xuất này bởi trước bất cứ đề xuất nào cũng nên bình tâm suy xét kỹ. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện giao quyền tự chủ cho các cấp cơ sở. Vì thế, nếu cơ sở tự chủ và phát huy tốt thì vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ ít đi. Còn nếu như tự chủ khiến phát sinh chuyên quyền, độc đoán, tạo nên những “ông vua con” thì rất cần thiết các cơ quan quản lý.

Hiện nay, vai trò, chức năng của phòng giáo dục là kiểm tra, giám sát về chuyên môn xem các cơ sở có thực hiện đúng thể chế theo quy định hay không. Tuy nhiên, nhiều cán bộ cơ sở của chúng ta phần lớn vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu đó nên đề xuất bỏ phòng giáo dục cũng là một hướng để xem xét, nghiên cứu.

“Theo tôi, cơ cấu hoạt động của phòng giáo dục bao gồm cả về nhân sự, chuyên môn, thanh tra... có vẻ cũng hơi nặng nề. Chúng ta có thể xem xét thí điểm thực hiện bỏ phòng GDĐT ở một vài nơi để đưa ra kết luận chứ không nên vội vàng bác bỏ", vị nguyên lãnh đạo Bộ GDĐT cho biết thêm.

Còn TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GDĐT nhận định cần đánh giá cụ thể việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các phòng GDĐT. “Cần xem xét Phòng GDĐT đã thực hiện đúng, tốt chức năng của mình chưa hay chỉ thêm phiền toái cho các trường. Nếu bỏ các phòng GDĐT thì trách nhiệm quản lý thuộc về Sở GDĐT. Lúc này, Sở phải đủ năng lực và có sự phối hợp hiệu quả với UBND quận/huyện. Vấn đề này phải được nghiên cứu cụ thể vì sẽ liên quan tới nhiều người, nhiều vấn đề" - TS Hoàng Ngọc Vinh nói.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Infographic: Phòng giáo dục đang làm nhiệm vụ gì mà bị đề xuất "giải tán"

Văn Thắng |

Đề xuất giải tán phòng giáo dục cấp quận/huyện của thầy Bùi Nam đăng tải trên giaoduc.net đang gây xôn xao dư luận. Vậy hiện nay, những phòng giáo dục cấp quận/huyện này có chức năng và nhiệm vụ gì?

Đề xuất bỏ Phòng Giáo dục: Vì sao khó khả thi vẫn được hoan hô?

HẢI ĐĂNG |

Cùng là những đề xuất không khả thi, nhưng hai ý tưởng cải cách chữ viết, đưa truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa bị phản ứng dữ dội, còn đề xuất bỏ Phòng Giáo dục lại được hoan nghênh?

Phòng giáo dục là nơi "chứa" hiệu trưởng bị kỷ luật, hết nhiệm kỳ?

Bích Hà |

Một giáo viên tại Hà Nội nói vui: “Nhà giáo chúng tôi vẫn gọi phòng giáo dục là trạm trung chuyển hiệu trưởng. Hiệu trưởng bị kỷ luật cũng được chuyển lên. Hiệu trưởng làm hết hai nhiệm kỳ, không thể thêm được nữa thì cũng lên phòng, chờ 1-2 năm rồi xin làm hiệu trưởng ở trường khác”.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Infographic: Phòng giáo dục đang làm nhiệm vụ gì mà bị đề xuất "giải tán"

Văn Thắng |

Đề xuất giải tán phòng giáo dục cấp quận/huyện của thầy Bùi Nam đăng tải trên giaoduc.net đang gây xôn xao dư luận. Vậy hiện nay, những phòng giáo dục cấp quận/huyện này có chức năng và nhiệm vụ gì?

Đề xuất bỏ Phòng Giáo dục: Vì sao khó khả thi vẫn được hoan hô?

HẢI ĐĂNG |

Cùng là những đề xuất không khả thi, nhưng hai ý tưởng cải cách chữ viết, đưa truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa bị phản ứng dữ dội, còn đề xuất bỏ Phòng Giáo dục lại được hoan nghênh?

Phòng giáo dục là nơi "chứa" hiệu trưởng bị kỷ luật, hết nhiệm kỳ?

Bích Hà |

Một giáo viên tại Hà Nội nói vui: “Nhà giáo chúng tôi vẫn gọi phòng giáo dục là trạm trung chuyển hiệu trưởng. Hiệu trưởng bị kỷ luật cũng được chuyển lên. Hiệu trưởng làm hết hai nhiệm kỳ, không thể thêm được nữa thì cũng lên phòng, chờ 1-2 năm rồi xin làm hiệu trưởng ở trường khác”.