Đừng để Phòng GDĐT là nơi gửi gắm người nhà của quan chức

HUYÊN NGUYỄN |

Trước những băn khoăn về đề xuất bỏ Phòng GDĐT, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GDĐT cho rằng cần làm rõ việc thực hiện vai trò, chức năng và nhiệm vụ được phân cấp cho phòng GDĐT.

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, hiện đang có 2 quan điểm khá đối lập nhau về đề xuất bỏ phòng GDĐT. Đó là bỏ phòng GDĐT đi thì mất tính “chân rết” của hệ thống. Quan điểm khác lại cho rằng phần tử nào trong hệ thống không có tác dụng thì bỏ đi. Chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá khách quan trên cơ sở khoa học xem trong những năm qua, kể từ khi thực hiện phân cấp, các phòng GDĐT đã thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thế nào, ưu điểm thế nào, nhược điểm ra sao.

“Chúng ta phải nhìn nhận, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của các Phòng GDĐT hiện nay như thế nào. Cứ suốt năm tháng đi kiểm tra thì có được không? Việc kiểm tra ấy có cải thiện được chất lượng, hiệu quả giáo dục ở cơ sở hay không? Tình trạng bỏ học, bạo lực trường học, lạm thu có hạn chế hơn trước kia hay vẫn không có chiều hướng giảm bớt?

Quản lý không phải là không quản được thì cấm, là “nhốt” sự tự chủ của các trường mà là xem thực hiện chính sách luật pháp, chủ trương về giáo dục có đúng hay không? Rồi Phòng GDĐT thực hiện thuyên chuyển giáo viên, tuyển dụng có khách quan, công bằng không? Phòng GDĐT quận/huyện đã làm tròn vai trò của mình chưa hay chỉ là cấp trung gian, là cánh tay nối dài của UBND cấp quận/huyện mà không đủ năng lực thực thi trách nhiệm quản lý nhà nước, tạo ra phiền toái và cản trở đổi mới của nhà trường. Không cẩn thận lại trở thành "công cụ", thành chỗ sai bảo, gửi gắm người nhà của "quan chức" cấp huyện…", TS Hoàng Ngọc Vinh cho hay.

Mặt khác, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp cũng chỉ ra rằng, khi đặt vấn đề nghiên cứu bỏ phòng GDĐT thì cần chú ý đến tình hình, bối cảnh hiện tại, quy mô dân số của quận - huyện... để có giải pháp, lộ trình hợp lý, tránh đề xuất tùy tiện. Ví dụ, ở TPHCM, mỗi quận có diện tích rất rộng và dân số lớn, nếu giao hết nhiệm vụ về Sở thì có thể Sở sẽ không đảm đương xuể được.

TS Vinh tiếp tục đưa băn khoăn: "Nếu chuyển nhiệm vụ quản lý từ Phòng GDDT cấp huyện về Sở GDĐT lấy gì đảm bảo những hạn chế, tiêu cực trước đây ở cấp quận huyện thì ở Sở sẽ không còn. Tôi thấy vấn đề này phải được nghiên cứu cụ thể vì sẽ đụng chạm đến con người và quyền lực của các bên liên quan...".

Ngoài ra, TS Vinh cũng chỉ ra rằng, với thời đại hiện nay, nói đến việc giảm biên chế thì yếu tố nâng cao năng lực quản lý cho các nhà trường, của các phòng, ban, sở là điều cần được coi trọng. Đặc biệt, phải ứng dụng tốt công nghệ thông tin trong quản lý, không thể cầm tay chỉ việc hay ngày nào cũng đi kiểm tra được, phải có công cụ thông tin kiểm soát, mọi thứ phải minh bạch
HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Giải tán phòng Giáo dục: Quan điểm trái chiều từ các nguyên lãnh đạo Bộ GDĐT

HUYÊN NGUYỄN |

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Phạm Minh Hạc cho rằng ông không đồng tình với đề xuất trên bởi quản lý giáo dục rất phức tạp, còn nguyên Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ không hoàn toàn bác bỏ đề xuất trên.

Đề xuất bỏ Phòng Giáo dục: Vì sao khó khả thi vẫn được hoan hô?

HẢI ĐĂNG |

Cùng là những đề xuất không khả thi, nhưng hai ý tưởng cải cách chữ viết, đưa truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa bị phản ứng dữ dội, còn đề xuất bỏ Phòng Giáo dục lại được hoan nghênh?

Giải tán phòng giáo dục: Có "nhũng nhiễu" thì thay lãnh đạo chứ không loại bỏ

Dung Hà |

“Nếu như muốn loại bỏ sự nhũng nhiễu của Phòng giáo dục thì phải loại bỏ người đứng đầu chứ không phải loại bỏ tổ chức” – đây là khẳng định của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.

Dự báo thời tiết 16.1: Miền Bắc rét đậm mưa vài nơi, nhiệt độ giảm sâu hơn

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 16.1.2023, Bắc Bộ trời rét đậm, vùng núi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 6 - 9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C.

Chứng khoán: Thiếu sự đồng thuận của dòng tiền để bứt phá

Gia Miêu |

Với nhiều thông tin hỗ trợ thị trường chứng khoán, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index có thể sẽ sớm vượt mức kháng cự 1.067 điểm và hướng về gần mức 1.100 điểm trong tuần giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết.

Thực phẩm online ngày Tết tiềm ẩn nhiều rủi ro

Ngọc Chi - Đức Trung |

Cận Tết, việc mua sắm thực phẩm online tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Để có một cái Tết trọn vẹn và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, hãy là người tiêu dùng thông minh.

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan chung kết AFF Cup 2022

Bảo Bình - Dương Anh |

So sánh đội hình tuyển Việt Nam vs Thái Lan AFF Cup 2022. Với lợi thế sân nhà, có 44,51% lượt bình chọn trên sofascore tin rằng Thái Lan giành chiến thắng, 28,38% dự đoán kết quả hoà và 27,11% nhận định đoàn quân của HLV Park Hang-seo sẽ nâng cao chức vô địch.

Mâm cúng tất niên của người Việt Nam khắp ba miền

LÝ VIẾT TRƯỜNG |

Trong ngày tết Nguyên đán của người Việt, mâm cỗ cúng tất niên được mọi gia đình chuẩn bị rất kỹ lưỡng, với mong muốn bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên để được ông bà phù hộ cho năm mới mạnh khỏe và thành công.

Giải tán phòng Giáo dục: Quan điểm trái chiều từ các nguyên lãnh đạo Bộ GDĐT

HUYÊN NGUYỄN |

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo (GDĐT) Phạm Minh Hạc cho rằng ông không đồng tình với đề xuất trên bởi quản lý giáo dục rất phức tạp, còn nguyên Thứ trưởng Trần Xuân Nhĩ không hoàn toàn bác bỏ đề xuất trên.

Đề xuất bỏ Phòng Giáo dục: Vì sao khó khả thi vẫn được hoan hô?

HẢI ĐĂNG |

Cùng là những đề xuất không khả thi, nhưng hai ý tưởng cải cách chữ viết, đưa truyện ngắn “Chí Phèo” ra khỏi sách giáo khoa bị phản ứng dữ dội, còn đề xuất bỏ Phòng Giáo dục lại được hoan nghênh?

Giải tán phòng giáo dục: Có "nhũng nhiễu" thì thay lãnh đạo chứ không loại bỏ

Dung Hà |

“Nếu như muốn loại bỏ sự nhũng nhiễu của Phòng giáo dục thì phải loại bỏ người đứng đầu chứ không phải loại bỏ tổ chức” – đây là khẳng định của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.