Đề xuất đưa ngôn ngữ lập trình thành môn học bắt buộc ở cấp phổ thông

Duy Thiên |

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020 diễn ra vào 31.10, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất đưa ngôn ngữ lập trình thành môn học bắt buộc ở cấp phổ thông.

Mỗi người cần biết ba ngôn ngữ

Ngành giáo dục vừa trải qua một năm học đặc biệt, khi học sinh cả nước phải nghỉ học dài ngày để phòng dịch COVID-19. Với tinh thần “tạm ngừng đến trường, không dừng việc học”, các trường học trên cả nước đã tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh, sinh viên.

Ngày 31.10, Bộ GDĐT đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 địa phương để tổng kết, nhìn lại năm học này. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ, ngành.

Chúc mừng ngành giáo dục với những thành tựu đã đạt được trong năm học vừa qua, khi có tới gần 80% học sinh, sinh viên học trực tuyến (tỉ lệ này cao hơn mức trung bình của các nước OECD là 67,15%), Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng - cho rằng: “Điều này tạo niềm tin nếu chúng ta quyết tâm, Việt Nam có thể làm những điều đặc biệt”.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho biết, chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành; trong đó chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục là ưu tiên số 1.

Theo đó, ngành giáo dục cần đi đầu trong chuyển đổi số. Bộ TTTT cam kết đồng hành cùng Bộ GDĐT để đẩy mạnh chuyển đổi số.

“Bộ TTTT cũng đang tập trung chuyển đổi số. Hiện Bộ có một trường đại học là Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, mục tiêu biến trường đại học này thành một quốc gia số thu nhỏ. Mọi hoạt động của đại học sẽ lên môi trường số, từ quản trị đại học đến việc học tập của sinh viên”- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ TTTT, thế giới ngày nay, mỗi người cần phải biết ba ngôn ngữ: Tiếng mẹ đẻ để giữ gìn văn hoá truyền thống; tiếng Anh để hội nhập quốc tế và ngôn ngữ lập trình để giao tiếp giữa người với máy. Bộ GDĐT cân nhắc nên đưa 3 cả môn này thành 3 môn học bắt buộc ở cấp phổ thông.

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục năm 2020.

Cần đẩy mạnh dạy học trực tuyến

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, Bộ GDĐT cân nhắc thay đổi một số quy định, để chính thức hoá tỉ lệ học trực tuyến, thí dụ quy định 15-30% nội dung chương trình học có thể dạy trực tuyến ngay cả khi không còn dịch COVID-19.

Lý do là học trực tuyến sẽ thúc đẩy nhanh chóng kỹ năng số của cả giáo viên, học sinh, cũng như thu hẹp khoảng cách chuyển đổi số GDĐT giữa thành phố và vùng sâu vùng xa.

Ở một số cấp học, nhất là học ĐH có thể cho phép sinh viên học ở bất cứ đâu, nếu thi đạt ở một tổ chức uy tín do Bộ GDĐT quyết định thì coi như hoàn thành môn học đó.

“Tức là chúng ta quản cho tốt đầu ra... Ngành GDĐT hãy có niềm tin rằng, công nghệ số, doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã sẵn sàng giải quyết hầu hết các bài toán mà ngành GDĐT có thể đặt ra. Sẵn sàng đáp ứng xu thế của đào tạo tương lai, thời gian đào tạo ngắn hơn, gắn liền với thực tiễn”- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.

Báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm đánh giá, tổng kết năm học 2019-2020, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận ngành Giáo dục vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục trong thời gian tới, trong đó có bất cập về sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, gây bức xúc trong dư luận.

Lãnh đạo Bộ GDĐT khẳng định, năm học 2020-2021, Bộ sẽ tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình đảm bảo chất lượng, không để xảy ra những hạn chế, thiếu sót như sách tiếng Việt lớp 1 thời gian qua.

Bộ GDĐT cũng sẽ phối hợp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các vi phạm trong việc sử dụng sách giáo khoa, sách tham khảo trong các nhà trường.

Duy Thiên
TIN LIÊN QUAN

Siết quy trình thẩm định, kiểm soát việc thực nghiệm

Đặng Chung - Duy Thiên |

Những ngày qua, khi dư luận phản ánh về việc sách giáo khoa (SGK) có nhiều sạn, một trong những bất cập được chỉ ra là thời gian thực nghiệm sách ngắn; trong quá trình thẩm định, các bản thảo không được công khai để lấy ý kiến góp ý của chuyên gia, phụ huynh và đông đảo giáo viên. Rút kinh nghiệm từ điều này, đối với SGK lớp 2 và các lớp tiếp theo, Bộ GDĐT sẽ kiểm soát chặt việc thực nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi với các bản mẫu SGK trước khi ban hành.

Bộ GDĐT thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong 5 năm tới

Duy Thiên |

Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2021-2025 sẽ được giữ ổn định như năm 2020. Thông tin này được Bộ GDĐT công bố trong Hội nghị trực tuyến ngành giáo dục toàn quốc năm 2020 diễn ra ngày 31.10.

Dạy lập trình miễn phí để mong người khuyết tật có việc làm, lương cao

NGỌC ANH - TẠ QUANG |

Duy trì lớp học lập trình miễn phí cho người khuyết tật, thu học phí tượng trưng với học trò nghèo, học trò có hoàn cảnh khó khăn. 13 năm qua, lớp học lập trình Tin học do anh Vũ Thành Lâm (Tây Mỗ, Hà Nội) tổ chức và giảng dạy, chưa khi nào thiếu vắng học trò.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Thủy điện ở Hòa Bình xả lũ không thông báo, nhiều du khách suýt bị cuốn trôi

Minh Chuyên |

Hòa Bình - Phản ánh đến Báo Lao Động, người dân, du khách bức xúc vì cho rằng Thủy điện Suối Mu (xã Tự Do, huyện Lạc Sơn) xả lũ mà không thông báo khiến nhiều người suýt bị lũ cuốn trôi.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Nhận định tuyển Việt Nam và Iraq tại vòng loại thứ 2 World Cup 2026

AN NGUYÊN |

Tuyển Việt Nam đang ở thế dựa chân tường trong trận đấu gặp tuyển Iraq tại vòng loại World Cup 2026.

Siết quy trình thẩm định, kiểm soát việc thực nghiệm

Đặng Chung - Duy Thiên |

Những ngày qua, khi dư luận phản ánh về việc sách giáo khoa (SGK) có nhiều sạn, một trong những bất cập được chỉ ra là thời gian thực nghiệm sách ngắn; trong quá trình thẩm định, các bản thảo không được công khai để lấy ý kiến góp ý của chuyên gia, phụ huynh và đông đảo giáo viên. Rút kinh nghiệm từ điều này, đối với SGK lớp 2 và các lớp tiếp theo, Bộ GDĐT sẽ kiểm soát chặt việc thực nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi với các bản mẫu SGK trước khi ban hành.

Bộ GDĐT thông tin về Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong 5 năm tới

Duy Thiên |

Kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2021-2025 sẽ được giữ ổn định như năm 2020. Thông tin này được Bộ GDĐT công bố trong Hội nghị trực tuyến ngành giáo dục toàn quốc năm 2020 diễn ra ngày 31.10.

Dạy lập trình miễn phí để mong người khuyết tật có việc làm, lương cao

NGỌC ANH - TẠ QUANG |

Duy trì lớp học lập trình miễn phí cho người khuyết tật, thu học phí tượng trưng với học trò nghèo, học trò có hoàn cảnh khó khăn. 13 năm qua, lớp học lập trình Tin học do anh Vũ Thành Lâm (Tây Mỗ, Hà Nội) tổ chức và giảng dạy, chưa khi nào thiếu vắng học trò.