Dậy từ 5 giờ sáng, học sinh lội sình, mặc quần ướt đến trường

Văn Sỹ |

Sóc Trăng - Những năm, qua hạ tầng giao nông thôn ở ĐBSCL được tăng cường đầu tư, tuy nhiên ở không ít địa phương vùng sâu, vùng xa, con đường đến trường của nhiều em học sinh vẫn còn lầy lội, khó khăn.

Khoảng 4 năm nay, kể từ khi cha mẹ không còn đưa rước như còn bé, mỗi ngày em Sơn Thanh Xuân - ở khóm Đai Rụng, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, là học sinh lớp 7A, Trường Trung học cơ sở Phường 2 - phải lội bộ hơn 1km trên con đường đất lầy lội và đạp xe thêm hơn 6km để đến trường.

Em Sơn Thanh Xuân đạp xe hơn 6km và còn phải lội bộ đường đất hơn 1,4 km mỗi bận
Em Sơn Thanh Xuân đạp xe hơn 6km và còn phải lội bộ đường đất hơn 1,4 km mỗi lượt đến trường. Ảnh: Văn Sỹ

Đang mùa mưa nên con đường đất vào nhà em luôn lầy lội. Xuân cho biết, do đường đến trường xa, lại còn phải lội bộ nên em phải đi thật sớm. Học buổi sáng thì 5h em thức nấu mì ăn nhanh để tranh thủ xuất phát sớm mới kịp đến trường. “Việc đi học có vất vả, nhưng em phải cố gắng, bởi vì phải học sau này có bằng tốt nghiệp lớp 12 em mới có thể đi làm để nuôi sống bản thân và gia đình”, Thanh Xuân chia sẻ.

Con đường đến trường của em Sơn Thanh Xuân hơn 7 km phải qua nhiều chặng đường
Con đường đến trường của em Sơn Thanh Xuân hơn 7km phải qua nhiều chặng đường lầy lội. Ảnh: Văn Sỹ

Cách đó không xa, con đường đến trường của cậu học trò có thân hình nhỏ nhắn Triệu Minh Thạch, học sinh Trường THCS phường 2, thị xã Vĩnh Châu cũng lầy lội không kém.

Mỗi ngày tính cả đi, về Thạch phải chinh phục trên 15km. Trong đó có cả việc xoăn quần lội sình và đạp xe trên con đường ngõ xóm ngập nước quanh năm.

Thạch cho biết, do “đặc thù” của những con đường đi, nên hiếm có ngày nào đến trường em còn được mặc chiếc quần khô ráo.

Em Triệu Minh Thạch cùng bạn lội sình đi học mỗi ngày
Em Triệu Minh Thạch cùng bạn lội sình đi học mỗi ngày. Ảnh: Văn Sỹ

“Dù xoăn quần lên tới đầu gối, nhưng hôm nào quần em mặc cũng bị ướt một khúc. Nhiều hôm còn bị sình bùn văng lên bẩn cả áo. Mỗi khi tới trường em đều giũ cho sạch quần, tuy nhiên quần sẽ bị ướt đến 1, 2 tiếng sau mới khô”, Thạch chia sẻ.

Em Triệu Minh Thạch đạp xe đi học trên con đường ngập nước mỗi ngày
Vượt qua được đoạn đường sình lầy, em Triệu Minh Thạch tiếp tục đạp xe đi học trên con đường ngập nước mỗi ngày. Ảnh: Văn Sỹ

Còn ở huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu), mỗi ngày em Trần Văn Khả, học sinh lớp 2, học điểm lẻ, Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (xã Ninh Quới) phải lội bộ hơn 2km, sau đó phải sang đò qua sông mới tới trường.

Mẹ của Khả, chị Đoàn Thị Rỡ cho biết, do gia đình đơn chiếc, hai vợ chồng phải quần quật suốt với 15 công ruộng, ngoài ra còn đi kéo cá, tép nên không có thời gian đưa rước con.

Em Trần Văn Khả, 8 tuổi tự lội bộ đi học và phải sang đò mới đến trường
Em Trần Văn Khả, 8 tuổi tự lội bộ đi học và phải sang đò mới đến trường. Ảnh: Văn Sỹ

“Vợ chồng tôi thấy thương và lo cho thằng nhỏ lắm. Vì mới có 8 tuổi phải tự lội bộ đi học. Nhưng vì hoàn cảnh, đành để cho con chịu cực. Để an toàn cho con, từ năm 6 tuổi, khi mới vào học lớp 1 cha của Khả đã dạy bơi và cháu bơi rất giỏi nên vợ chồng tôi cũng đỡ lo phần nào. Con nó ngoan và chăm học lắm mình cũng mừng. Dù còn nhỏ nhưng cháu chủ động chuẩn bị tập sách đi học, rồi về nhà cũng lo làm bài tập, đọc bài trước hết”, chị Rỡ chia sẻ.

Không chỉ Xuân, Thạch hay Khả, trong những ngày tìm hiểu của phóng viên Báo Lao Động, vẫn còn nhiều học sinh ở nhiều địa phương khá gian nan, vất vả trên bước đường đến trường. Trong đó, hầu hết các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa ĐBSCL. Chuyện phải lội bộ hằng vài cây số, đạp xe trên những con đường đất sình lầy, ngập nước, hay vượt sông bằng ghe, xuồng,… để được đến trường không phải là chuyện lạ.

Văn Sỹ
TIN LIÊN QUAN

Phá trường cũ xây mới, hàng trăm học sinh không được bán trú

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Sau khi phá bỏ dãy lớp học cũ 2 tầng để tiến hành xây dãy phòng học mới, Trường Tiểu học Hà Huy Tập (thành phố Hà Tĩnh) rơi vào tình trạng thiếu phòng học nên phải trưng dụng một số phòng chức năng để học và nhiều cháu chỉ học một buổi không được bán trú gây vất vả cho phụ huynh.

Khẩn trương có đề xuất miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ về lộ trình học phí, đề xuất miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở và mua sách giáo khoa trang bị cho thư viện trường học để học sinh mượn dùng.

Vượt nghịch cảnh đến với trận chung kết Olympia của cậu học sinh Sơn La

Trần Trọng - Minh Nguyễn |

Sơn La - Mặc dù gia cảnh khó khăn, bố mẹ đều mắc bệnh trọng, nhưng cậu học sinh ở Sơn La đã vượt qua tất cả để đến với vòng chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Phá trường cũ xây mới, hàng trăm học sinh không được bán trú

TRẦN TUẤN |

HÀ TĨNH - Sau khi phá bỏ dãy lớp học cũ 2 tầng để tiến hành xây dãy phòng học mới, Trường Tiểu học Hà Huy Tập (thành phố Hà Tĩnh) rơi vào tình trạng thiếu phòng học nên phải trưng dụng một số phòng chức năng để học và nhiều cháu chỉ học một buổi không được bán trú gây vất vả cho phụ huynh.

Khẩn trương có đề xuất miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở

PHẠM ĐÔNG |

Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ về lộ trình học phí, đề xuất miễn học phí cho học sinh trung học cơ sở và mua sách giáo khoa trang bị cho thư viện trường học để học sinh mượn dùng.

Vượt nghịch cảnh đến với trận chung kết Olympia của cậu học sinh Sơn La

Trần Trọng - Minh Nguyễn |

Sơn La - Mặc dù gia cảnh khó khăn, bố mẹ đều mắc bệnh trọng, nhưng cậu học sinh ở Sơn La đã vượt qua tất cả để đến với vòng chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.