Đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn không chỉ cho Việt Nam

Thùy Trang |

Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo khoảng 50.000 kỹ sư ngành vi mạch bán dẫn. Tuy nhiên, các trường đại học lại lo sinh viên ra trường có thể bị thất nghiệp vì hiện chưa có nhiều doanh nghiệp ngành vi mạch tại Việt Nam. Trong khi đó các chuyên gia cho rằng, việc đào tạo nhân lực này phải tính toán cung ứng cho thị trường lao động quốc tế chứ không riêng gì ở trong nước.

Trường đại học lo sinh viên thất nghiệp

Vi mạch bán dẫn là ngành công nghiệp lõi, quan trọng cho sự phát triển công nghệ hiện đại với tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định 14% hàng năm, cùng chính sách ưu đãi của các quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam chỉ mới tham gia một số hoạt động ở công đoạn thiết kế và kiểm thử, đóng gói, chưa có nhà máy sản xuất bán dẫn và thiếu hụt nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn.

Xác định phát triển công nghệ cao, đặc biệt công nghiệp bán dẫn là lĩnh vực tạo đột phá cho phát triển kinh tế, là cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong thời gian tới, Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư, trong đó, có 15.000 kỹ sư thiết kế vi mạch và 35.000 kỹ sư phục vụ các công đoạn khác của quá trình sản xuất chip bán dẫn.

Tuy nhiên thực tế, nhiều trường đại học lo ngại đầu tư nhiều, đào tạo nhiều nhưng khi ra trường sinh viên có được tuyển dụng ngay hay phải chờ đợi nhà đầu tư.

Ông Huỳnh Công Pháp - Hiệu trưởng Đại học Việt Hàn, Đại học Đà Nẵng - cho biết, năm 2024, trường sẽ tuyển dụng sinh viên ngành thiết kế vi mạch với những hỗ trợ về học phí, học bổng cho sinh viên có điểm trúng tuyển cao, hỗ trợ ký túc xá… Nhà trường cũng đã chuẩn bị cơ sở vật chất là các phòng thực hành, thí nghiệm và hợp tác với các doanh nghiệp trong việc đưa sinh viên về thực tập.

Tuy nhiên, vấn đề việc làm sau tốt nghiệp của các sinh viên sẽ được hỗ trợ như thế nào đang khiến các trường lo lắng.

“Sau năm 2025, trường sẽ có những kỹ sư thiết kế vi mạch học chuyển đổi từ các ngành gần tốt nghiệp nhưng liệu có bao nhiêu doanh nghiệp có thể tuyển dụng họ. Chính quyền thành phố cần phải hỗ trợ để kết nối đầu ra, tránh cho việc sinh viên ra trường không có việc làm, phải đi khắp nơi tìm việc. Bởi thực tế hiện nay, khảo sát trên các trang tuyển dụng của thành phố không có đơn vị nào tuyển cả” - ông Pháp cho hay.

Đào tạo nhân lực cho thị trường quốc tế

Chia sẻ tại hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam” vừa được tổ chức đầu tháng 3 vừa qua, đại diện Quỹ châu Á nêu thực tế, tại Thái Lan, sinh viên được đào tạo không phải 100% làm lĩnh vực này mà có thể làm ở các lĩnh vực khác liên quan. Và thực tế, việc đào tạo cần tính toán cung cấp lao động cho nhiều quốc gia, thị trường quốc tế chứ không phải trong nước.

Đồng quan điểm trên, ông Đỗ Tiến Thịnh - Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia - cho rằng, trong đề án, số lượng kỹ sư 50.000 là mục tiêu và không có khái niệm quá nhiều trong đào tạo bởi tổng cầu của thế giới là rất lớn. Dù Việt Nam đào tạo bao nhiêu thì cũng sẽ được các doanh nghiệp ở nhiều quốc gia đón nhận. Vấn đề là nguồn nhân lực phải đạt chuẩn quốc tế.

Dĩ nhiên, những con số trên vẫn dựa trên căn cứ nhu cầu lao động của các tập đoàn vi mạch lớn nhưng đó là mục tiêu, là kỳ vọng. Đặc biệt, thực tế không thể có ngay những doanh nghiệp vi mạch Việt Nam phát triển ngay được mà cần có tư duy đào tạo, đưa nhân lực đi ra nước ngoài làm việc một thời gian. Sau đó, chính nguồn nhân lực này có thể quay về và phát triển doanh nghiệp trong nước, tuyển dụng các thế hệ sau.

Bên cạnh đó, ông Thịnh cho rằng, khi đào tạo cần xác định cung cấp cho người học 80% kiến thức chung về ngành. 20% còn lại sẽ do chính lao động lựa chọn làm việc ở công đoạn nào, khâu nào của ngành vi mạch như thiết kế hay sản xuất… để tự trau dồi thêm.

Đây cũng là điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam, họ có thể chuyển đổi linh hoạt các nghề trong cùng một ngành, cơ hội việc làm cũng cao hơn.

Thùy Trang
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng hỗ trợ đại học đào tạo nhân lực, dành ưu đãi doanh nghiệp vi mạch

THÙY TRANG |

Để giải quyết nỗi lo cho các trường đại học khi đào tạo nhân lực vi mạch ra không có ai tuyển dụng, trong khi doanh nghiệp lại đòi hỏi phải có lao động chất lượng mới dám đầu tư, TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ song song cả 2 bên để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Tập đoàn vi mạch Intel, Synopsys giúp đào tạo nhân lực vi mạch cho Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Chiều 26.1, trong khuôn khổ sự kiện “Gặp gỡ Đà Nẵng 2024”, hai tập đoàn hàng đầu về vi mạch bán dẫn đã ký kết bản ghi nhớ về việc hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch bán dẫn cho thành phố.

Đào tạo nhân lực vi mạch cần tính toán kết nối quốc tế, tìm đầu ra

THÙY TRANG |

Ngày 26.1, tại tọa đàm “Đà Nẵng và chính sách phát triển vi mạch, trí tuệ nhân tạo”, Giám đốc Kinh doanh Synopsys Nam Á – một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vi mạch bán dẫn cho rằng, việc đào tạo nhân lực vi mạch với Đà Nẵng không khó. Tuy nhiên, cần có đầu mối giúp các trường đại học kết nối, tìm đầu ra cho nhân lực sau đào tạo.

Thêm doanh nghiệp tham gia hợp tác đào tạo nhân lực vi mạch cho Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Ngày 26.1, Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã ký kết thỏa thuận hợp tác 3 bên về đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch, bán dẫn giữa với Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Sun Edu và Đại học Duy Tân.

Bình Dương bố trí đất, đào tạo nhân lực phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương được biết đến là một trong những thủ phủ công nghiệp chế biến chế tạo của cả nước. Hiện Bình Dương đang định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, trong có ngành vi mạch bán dẫn.

Kỳ vọng các trường ĐH quân đội đi đầu về đào tạo nhân lực KHCN mũi nhọn

Trang Hà |

Tại buổi thăm và làm việc với Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn bày tỏ mong muốn các trường đại học công nghệ, kỹ thuật, khoa học trong quân đội sẽ đột phá chiến lược để hiện đại hóa quân đội và đào tạo nhân lực khoa học công nghệ (KHCN) mũi nhọn cho đất nước.

Chủ tịch Công đoàn cơ sở với sáng kiến đào tạo nhân lực mới

Lương Hà |

Ở Công ty TNHH Kỹ thuật hoạt hình First Union Việt Nam (cụm công nghiệp Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), với vai trò Chủ tịch Công đoàn, anh Phạm Thế Trung không chỉ được lãnh đạo, đồng nghiệp yêu mến mà còn là người có nhiều sáng kiến thiết thực được áp dụng tại công ty.

Dự án chống ùn tắc cửa ngõ Nam Hà Nội 3.200 tỉ đồng nguy cơ chậm tiến độ

Hữu Chánh |

Mặt bằng giao chậm, khiến Dự án xây dựng tuyến đường kết nối cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ với Vành đai 3, tổng vốn hơn 3.200 tỉ đồng thi công cầm chừng nhiều tháng qua, ảnh hưởng đến tiến độ toàn dự án.

Đà Nẵng hỗ trợ đại học đào tạo nhân lực, dành ưu đãi doanh nghiệp vi mạch

THÙY TRANG |

Để giải quyết nỗi lo cho các trường đại học khi đào tạo nhân lực vi mạch ra không có ai tuyển dụng, trong khi doanh nghiệp lại đòi hỏi phải có lao động chất lượng mới dám đầu tư, TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ song song cả 2 bên để phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Tập đoàn vi mạch Intel, Synopsys giúp đào tạo nhân lực vi mạch cho Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Chiều 26.1, trong khuôn khổ sự kiện “Gặp gỡ Đà Nẵng 2024”, hai tập đoàn hàng đầu về vi mạch bán dẫn đã ký kết bản ghi nhớ về việc hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch bán dẫn cho thành phố.

Đào tạo nhân lực vi mạch cần tính toán kết nối quốc tế, tìm đầu ra

THÙY TRANG |

Ngày 26.1, tại tọa đàm “Đà Nẵng và chính sách phát triển vi mạch, trí tuệ nhân tạo”, Giám đốc Kinh doanh Synopsys Nam Á – một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vi mạch bán dẫn cho rằng, việc đào tạo nhân lực vi mạch với Đà Nẵng không khó. Tuy nhiên, cần có đầu mối giúp các trường đại học kết nối, tìm đầu ra cho nhân lực sau đào tạo.

Thêm doanh nghiệp tham gia hợp tác đào tạo nhân lực vi mạch cho Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Ngày 26.1, Ban quản lý Khu Công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã ký kết thỏa thuận hợp tác 3 bên về đào tạo nhân lực thiết kế vi mạch, bán dẫn giữa với Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Sun Edu và Đại học Duy Tân.

Bình Dương bố trí đất, đào tạo nhân lực phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương được biết đến là một trong những thủ phủ công nghiệp chế biến chế tạo của cả nước. Hiện Bình Dương đang định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, trong có ngành vi mạch bán dẫn.

Kỳ vọng các trường ĐH quân đội đi đầu về đào tạo nhân lực KHCN mũi nhọn

Trang Hà |

Tại buổi thăm và làm việc với Học viện Kỹ thuật Quân sự, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn bày tỏ mong muốn các trường đại học công nghệ, kỹ thuật, khoa học trong quân đội sẽ đột phá chiến lược để hiện đại hóa quân đội và đào tạo nhân lực khoa học công nghệ (KHCN) mũi nhọn cho đất nước.

Chủ tịch Công đoàn cơ sở với sáng kiến đào tạo nhân lực mới

Lương Hà |

Ở Công ty TNHH Kỹ thuật hoạt hình First Union Việt Nam (cụm công nghiệp Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình), với vai trò Chủ tịch Công đoàn, anh Phạm Thế Trung không chỉ được lãnh đạo, đồng nghiệp yêu mến mà còn là người có nhiều sáng kiến thiết thực được áp dụng tại công ty.