Phát triển công nghiệp hỗ trợ:

Bình Dương bố trí đất, đào tạo nhân lực phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương được biết đến là một trong những thủ phủ công nghiệp chế biến chế tạo của cả nước. Hiện Bình Dương đang định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, trong có ngành vi mạch bán dẫn.

Ngày 8.1, tại Đại học Thủ Dầu Một diễn ra lễ khai giảng khóa đào tạo chuyên sâu thiết kế vi mạch dành cho giảng viên.

Trường Đại học Thủ Dầu Một cho biết, khóa đào tạo kéo dài 4 tháng từ 8.1-8.5.2024. Tham gia khóa đào tạo, học viên sẽ được chuyên gia của Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Sun Edu chia sẻ kinh nghiệm của doanh nghiệp phát triển trong lĩnh vực thiết kế vi mạch. Bên cạnh đó, tạo không gian cho học viên tiếp cận và sử dụng phần mềm thiết kế vi mạch.

Dự chương trình khai mạc, ông Nguyễn Lộc Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cũng cho biết, tỉnh Bình Dương đang rất quan tâm đến việc phát triển ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Theo ông Nguyễn Lộc Hà, hiện tỉnh đã và đang tập trung phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ. Bên cạnh đó, nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách để phát triển ngành vi mạch bán dẫn. Quan trọng nhất là chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành này.

Ông Nguyễn Lộc Hà đánh giá, chương trình đào tạo này là bước khởi đầu quan trọng giúp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành điện tử và vi mạch bán dẫn trong tương lai của tỉnh Bình Dương.

Bình Dương
Các đại biểu bấm nút khai giảng khóa đào tạo chuyên sâu thiết kế vi mạch dành cho giảng viên. Ảnh: Dương Bình

Về quy hoạch đất đai cho công nghiệp công nghệ cao, tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương cho biết, Bình Dương sẽ dành 1.500 ha để phát triển công nghiệp công nghệ cao. Trong đó có 250 ha để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn, đây sẽ là vùng lõi của nghiên cứu phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn sẽ gắn với khu thành phố mới Bình Dương.

Tư vấn cho Bình Dương, các chuyên gia trong lĩnh vực này, tính trong vùng Đông Nam Bộ, TPHCM sẽ tập trung vào khâu nghiên cứu thiết kế phát triển vi mạch. Vậy Bình Dương hay Đồng Nai sẽ là các cứ điểm tập trung vào sản xuất và xây dựng các nhà máy đóng gói. Để phát triển về lâu dài, thì cần đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo nguồn nhân lực và có các chính sách để thu hút nhân tài trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Tỉnh Bình Dương sẽ bố trí quỹ đất để phát triển công nghiệp công nghệ cao, trong đó có 250ha
Tỉnh Bình Dương sẽ bố trí quỹ đất để phát triển công nghiệp công nghệ cao, trong đó có 250 ha để phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn. Ảnh: Đình Trọng
ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển nhân lực vi mạch bán dẫn toàn cầu

Thùy Trang - Trần Thi |

Đà Nẵng hiện có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động. Mới đây, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2030, xác định ưu tiên phát triển công nghiệp thiết kế, sản xuất vi mạch.

Một trường đại học nhận đào tạo 10.000 nhân lực vi mạch bán dẫn cho Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT cho biết sẽ đào tạo 10.000 nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong thời gian tới tại TP Đà Nẵng. Điều này có thể giúp tạo ra hệ sinh thái, đưa Đà Nẵng phát triển thành trung tâm vi mạch bán dẫn mới.

Việt Nam có thêm nơi đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

NGUYỄN ĐĂNG |

Ngày 7.9, Trường Đại học FPT cho biết vừa kết hợp cùng FPT Semiconductor thành lập Khoa vi mạch bán dẫn nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp tỉ USD này, bắt đầu từ năm 2024.

Bệnh viện hơn 880 tỉ đồng ở ngoại thành Hà Nội sau gần một năm thi công

HỮU CHÁNH |

Hà Nội - Sau gần một năm xây dựng, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở Quốc Oai có tổng vốn đầu tư 882 tỉ đồng đã cơ bản hoàn thiện phần thô.

Dư chấn từ “đêm trường” ở Hãng phim truyện Việt Nam

Mi Lan |

Cách thức làm phim bao cấp kéo dài đã kéo theo muôn vàn hệ lụy, trong đó có việc làm mất đi những hãng phim nhà nước như Hãng phim truyện Việt Nam, đẩy các hãng phim vào quá trình cổ phần “vật vã”, đồng thời đẩy những nhà làm phim không thể đổi mới, không thể bắt kịp xu hướng thời đại ở phòng vé.

Nhiều vấn đề phía sau việc Hà Nội muốn làm thêm 9 tuyến buýt điện

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa đề xuất thí điểm thêm 9 tuyến buýt điện. Đây được xem là quyết tâm mạnh mẽ, từng bước hiện thực hóa giấc mơ giao thông xanh, nâng cao chất lượng xe buýt, vận hải hành khách công cộng của thành phố.

Lý do gần 50.000 người Hà Nội không đăng ký được tài khoản an sinh

Cẩm Hà |

Các báo cáo khảo sát nhanh của 30/30 quận, huyện, thị xã cho thấy Hà Nội có khoảng 47.860 người không đăng ký được tài khoản an sinh.

Sự nghiệp của Franz Beckenbauer dưới góc nhìn của những huyền thoại khác

VIỆT HÙNG |

Franz Beckenbauer là một trong những huyền thoại bóng đã vĩ đại nhất. Sự nghiệp của ông gắn liền với nhiều vinh quang, được hậu bối và cả các đối thủ lừng danh ngả mũ kính phục.

Xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm phát triển nhân lực vi mạch bán dẫn toàn cầu

Thùy Trang - Trần Thi |

Đà Nẵng hiện có khoảng 250 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, lắp ráp các thiết bị linh kiện điện tử với gần 10.500 lao động. Mới đây, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin đến năm 2030, xác định ưu tiên phát triển công nghiệp thiết kế, sản xuất vi mạch.

Một trường đại học nhận đào tạo 10.000 nhân lực vi mạch bán dẫn cho Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT cho biết sẽ đào tạo 10.000 nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong thời gian tới tại TP Đà Nẵng. Điều này có thể giúp tạo ra hệ sinh thái, đưa Đà Nẵng phát triển thành trung tâm vi mạch bán dẫn mới.

Việt Nam có thêm nơi đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn

NGUYỄN ĐĂNG |

Ngày 7.9, Trường Đại học FPT cho biết vừa kết hợp cùng FPT Semiconductor thành lập Khoa vi mạch bán dẫn nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp tỉ USD này, bắt đầu từ năm 2024.