Vi mạch bán dẫn

Phát triển nhân lực công nghệ vi mạch bán dẫn tại Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Hội thảo “Công nghệ đo kiểm vi mạch bán dẫn trong đào tạo, nghiên cứu, phát triển và sản xuất” tổ chức sáng 29.3, được kỳ vọng sẽ giúp ích một phần phát triển cho đội ngũ nhân lực và công nghệ vi mạch bán dẫn của Việt Nam.

Đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn không chỉ cho Việt Nam

Thùy Trang |

Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo khoảng 50.000 kỹ sư ngành vi mạch bán dẫn. Tuy nhiên, các trường đại học lại lo sinh viên ra trường có thể bị thất nghiệp vì hiện chưa có nhiều doanh nghiệp ngành vi mạch tại Việt Nam. Trong khi đó các chuyên gia cho rằng, việc đào tạo nhân lực này phải tính toán cung ứng cho thị trường lao động quốc tế chứ không riêng gì ở trong nước.

Khai giảng khóa đào tạo ngắn hạn về thiết kế vi mạch bán dẫn tại Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Ngày 8.3, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia phối hợp với Quỹ châu Á tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo thiết kế vi mạch cho khoảng 30 giảng viên, sinh viên tại Đà Nẵng.

Đà Nẵng sẵn sàng đào tạo ngành vi mạch bán dẫn

Thùy Trang |

Đầu tư phòng Lab (thí nghiệm thực hành) hàng chục tỉ đồng, đưa ra mức học phí ưu đãi, hỗ trợ ký túc xá, kết nối doanh nghiệp đào tạo giảng viên và chuẩn bị nơi cho sinh viên thực tập, tìm việc làm… là những gì các trường đại học tại TP Đà Nẵng đang chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh đầu tiên của chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn năm 2024.

Việt Nam có chương trình đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn chuẩn quốc tế

NGUYỄN ĐĂNG |

Với việc bắt tay với Học viện Jetking Ấn Độ, lần đầu tiên Việt Nam đã có chương trình đào tạo thiết kế vi mạch bán dẫn chuẩn quốc tế, tạo ra bước ngoặt lớn trong việc đào tạo nguồn nhân lực ngành này trong tương lai.

Tập đoàn vi mạch Intel, Synopsys giúp đào tạo nhân lực vi mạch cho Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Chiều 26.1, trong khuôn khổ sự kiện “Gặp gỡ Đà Nẵng 2024”, hai tập đoàn hàng đầu về vi mạch bán dẫn đã ký kết bản ghi nhớ về việc hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực thiết kế vi mạch bán dẫn cho thành phố.

Trường đại học ở Đồng Nai xây dựng Trung tâm thiết kế vi mạch bán dẫn

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Ngày 22.1, Trường Đại học Lạc Hồng đã ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm thiết kế vi mạch bán dẫn, thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước và vùng lãnh thổ tiên tiến trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn như Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản, Mỹ... phục vụ đào tạo và cung cấp cho các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tại Đồng Nai.

Bình Dương bố trí đất, đào tạo nhân lực phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương được biết đến là một trong những thủ phủ công nghiệp chế biến chế tạo của cả nước. Hiện Bình Dương đang định hướng phát triển công nghiệp công nghệ cao, trong có ngành vi mạch bán dẫn.

Đại học đầu tiên ở Đà Nẵng tuyển sinh, hỗ trợ học phí ngành vi mạch bán dẫn

THÙY TRANG |

Ngày 25.12, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng đã công bố phương hướng tuyển sinh năm 2024 với nhiều nội dung, chính sách hỗ trợ người học, học bổng dành cho thí sinh có kết quả cao, trong đó có ngành thiết kế vi mạch bán dẫn lần đầu tiên được mở đào tạo tại khu vực miền Trung.

Bài toán khó để thu hút chuyên gia đầu ngành về giảng dạy chip bán dẫn

MẠNH ANH (thực hiện) |

“Các trường đại học ở Việt Nam hầu như đều thiếu giảng viên, giáo sư đầu ngành về công nghiệp bán dẫn, đặc biệt là thiết kế vi mạch. Bởi những người giỏi thường chọn tập đoàn lớn bên ngoài để hưởng mức lương cao hơn” - PGS.TS Vũ Hải Quân - Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - trao đổi với phóng viên Báo Lao Động.

Synopsys thúc đẩy đào tạo công nghệ bán dẫn tại Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Synopsys vừa hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn khi bắt tay với Đại học CMC, để đẩy mạnh đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành thiết kế vi mạch.

Muốn tăng nhân lực chip bán dẫn phải từ cơ sở đào tạo

TRANG TRỰC |

Công nghệ bán dẫn không phải là ngành nghề mới, nhưng người học và các cơ sở đào tạo thời gian qua thường ưu tiên lựa chọn, đầu tư vào những ngành nghề có chi phí thấp mà thị trường lao động trước mắt có nhu cầu lớn. Vì vậy, muốn tăng nhanh số lượng và chất lượng nhân lực ngành bán dẫn thì việc đầu tiên là tăng cường năng lực cho các trường, thu hút sinh viên.

40 trường đại học cả nước sẽ cùng bàn về nguồn nhân lực chip bán dẫn

THÙY TRANG |

Ngày 19.10, Hội thảo Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành chip bán dẫn tại các cơ sở giáo dục đại học sẽ được tổ chức tại Đại học Đà Nẵng với sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và 40 trường đại học, các doanh nghiệp trên cả nước.

Một trường đại học nhận đào tạo 10.000 nhân lực vi mạch bán dẫn cho Đà Nẵng

THÙY TRANG |

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT cho biết sẽ đào tạo 10.000 nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong thời gian tới tại TP Đà Nẵng. Điều này có thể giúp tạo ra hệ sinh thái, đưa Đà Nẵng phát triển thành trung tâm vi mạch bán dẫn mới.

Đà Nẵng nhận diện cơ hội tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn, vi mạch toàn cầu

THÙY TRANG |

Xác định vi mạch bán dẫn là lĩnh vực phát triển đột phá, Đà Nẵng nhìn nhận những cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và mong muốn có sự chung tay hợp tác của doanh nghiệp, cơ sở đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực mạnh mẽ cho ngành này.