Những sinh viên "ngại" xin tiền cha mẹ

Phan Liên |

Thay vì phụ thuộc vào gia đình, nhiều sinh viên đã cố gắng tiết kiệm, đi làm thêm để xoay xở tiền nộp học cùng các khoản chi tiêu khác.

Chăm chỉ làm thêm

Các khoản phải chi tiêu của sinh viên ngày càng nhiều hơn so với trước đây. Ngoài khoản tiền nhà, tiền học phí, sinh viên phải để ra các khoản dành cho mua sắm, liên hoan cùng bạn bè, đồng nghiệp,…

Không mang tâm lí phụ thuộc vào bố mẹ, nhiều sinh viên hiện nay có xu hướng đi làm thêm để tăng thu nhập cho bản thân và giảm bớt gánh nặng cho gia đình. 

Phan Ngọc Ánh, sinh viên năm 3 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội ngoài giờ học luôn chăm chỉ đi làm thêm. Sáng lên lớp, chiều, Ánh làm lễ tân tại một nhà hàng từ 14h đến 21h tối và luôn có mặt ở phòng trọ khi tối muộn.

“Nếu không làm thêm thì sẽ chẳng có tiền để chi tiêu, chưa kể còn phải chi rất nhiều khoản. Ngày nào cũng vậy, mình về phòng khi mọi người chuẩn bị đi ngủ hết rồi. Dù vậy, việc làm thêm cũng không khiến mình quá áp lực bởi đây là việc nên làm để giúp đỡ bố mẹ” - Ánh chia sẻ.

Ngọc Ánh làm thêm tại các sự kiện để tăng thu nhập (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
Ngọc Ánh làm thêm tại các sự kiện để tăng thu nhập. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Giống như Ngọc Ánh, Bùi Thanh Tùng - sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền dù bận rộn với sản phẩm tốt nghiệp vẫn tranh thủ đi làm thêm để đảm bảo thu nhập.

Là con trai duy nhất trong nhà, Tùng không muốn để bố mẹ lo lắng nhiều. Nam sinh quan niệm, bản thân đã đến độ tuổi trưởng thành, cần tự lập thay vì luôn trông chờ vào phụ cấp từ gia đình. 

Công việc của Thanh Tùng được xoay ca linh hoạt nhưng phải đảm bảo làm đủ 8h/ngày. Những ngày đi học hay có việc bận, Tùng cũng làm từ chiều cho đến tối muộn.

“Mình rất vui vì công việc tạo ra thu nhập ổn cho bản thân. Nhưng việc làm cũng đòi hỏi sự đầu tư và áp lực về thời gian. Có những ngày mình mệt, ốm nhưng cũng không dám xin nghỉ để đảm bảo tiến độ công việc” - Tùng kể

Học phí cao, ngại "xin" tiền bố mẹ

Sắp tới, Thanh Tùng phải đóng tiền nhà và có cả thông báo đóng tiền học cùng thời điểm. Cả hai khoản tiền này đều không thể để quá hạn và tổng chi phí khá cao. Mặc dù mức thu nhập đi làm thêm của mình không đủ thanh toán, nhưng Tùng vẫn cố gắng tìm cách xoay xở vì "ngại" hỏi xin tiền bố mẹ.

Thanh Tùng - sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Ảnh: Phan Liên)
Thanh Tùng - sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng tìm kiếm các công việc làm thêm để có thu nhập hằn tháng (Ảnh: Phan Liên)

“Thông báo một lúc số tiền đó ở quê với bố mẹ là rất lớn. Cá nhân mình  cũng sắp ra trường rồi nên có thể cắt giảm một vài sinh hoạt của tháng này, vay mượn thêm bạn bè thanh toán học phí trước rồi trả vào tháng tới. Thời gian gần đây, mình rất ngại xin tiền học phí từ bố mẹ” - Thanh Tùng cho biết.

Dù mới bắt đầu với cuộc sống sinh viên xa quê, Phùng Ngọc Lương, sinh viên năm nhất Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội cũng thấu hiểu nỗi khó khăn của bố mẹ khi phải lo tiền học phí hằng tháng.

Học phí mỗi kỳ của Ngọc Lương từ 8.000.000 - 9.000.000 đồng. "Ngại" hỏi tiền bố mẹ, nữ sinh quyết định đi làm thêm để giảm bớt phần nào cho gia đình.

Kỳ học vừa rồi, Ngọc Lương đã xin bố mẹ một nửa số tiền học phí vì sau vài tháng đi làm em tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ.

“Hàng tháng, em chỉ cần chi phí sinh hoạt và tiền nhà nên đi làm cũng tiết kiệm được một ít. Ngoài xin học phí ra, thi thoảng có công việc đột xuất, phát sinh chi phí em mới nhờ đến sự trợ giúp của gia đình” - Ngọc Lương ngại ngùng chia sẻ.

Phan Liên
TIN LIÊN QUAN

Sinh viên khiếm thị mơ ước học Thạc sĩ ở Mỹ để giúp những người yếu thế

Cam Ly |

Nhận được sự quan tâm, trợ giúp từ thầy cô, bạn bè, không ít sinh viên khiếm thị đã được tiếp thêm động lực vượt qua “bóng tối”, tìm thấy niềm tin, ánh sáng từ cuộc sống.

Sinh viên ở Hà Nội tìm người ở ghép vì giá nhà trọ tăng đột ngột

Diệp Linh |

Giá nhà trọ tăng đột ngột sau dịp Tết Nguyên đán đã khiến không ít sinh viên đang theo học ở các trường Đại học, cao đẳng tại TP. Hà Nội phải tìm người ở ghép để giảm bớt gánh nặng chi phí.

Sinh viên trường y đi trực

Bích Hà |

Những ca trực xuyên đêm, bữa cơm vội vàng, đến giây phút nghẹt thở khi lần đầu tham gia ca trực ở phòng cấp cứu - nơi đầu sóng ngọn gió của một bệnh viện và không có khái niệm ngày hay đêm... Đây là những trải nghiệm của bất cứ sinh viên trường y nào trên hành trình đến với nghề “lương y như từ mẫu”.

Bất ngờ với khoản doanh thu tượng trưng tại Linh Quang Điện

NHÓM PV |

Sau 3 năm thành lập, Công ty Cổ phần Linh Quang Điện của người tự xưng mình là thầy Cao Anh đã tăng vốn từ 2,5 tỉ đồng lên 99 tỉ đồng, đi kèm với đó là sự tăng trưởng ấn tượng của tài sản. Thế nhưng, doanh thu trong năm 2020 tại doanh nghiệp chỉ khoảng 500 triệu đồng và hơn 1 tỉ đồng năm 2021.

Tin tức 24h: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh vào cuối tuần

Thế Kỷ |

Tin tức 24h: Miền Bắc đón không khí lạnh mạnh vào cuối tuần; Xử lý người chuyển tiếp cuộc gọi đòi nợ đến đường dây nóng Bộ Công an; "Siêu lừa gặp siêu lầy" đạt top 1 doanh thu với hơn 360.000 vé bán ra...

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội chỉ đạo khẩn sau vụ 2 cô giáo đánh trẻ 17 tháng tử vong

Vân Trang |

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội đề nghị địa phương tăng cường quản lý giáo dục trên địa bàn, đặc biệt đối với giáo dục mầm non ngoài công lập sau vụ 2 cô giáo đánh bé trai 17 tháng tử vong.

Cảnh báo khẩn về nạn lừa đảo phụ huynh chuyển tiền gấp vì con bị cấp cứu

HUYÊN NGUYỄN |

TPHCM - Chỉ vài ngày qua, nhiều phụ huynh tại TPHCM đã chuyển hàng trăm triệu đồng cho những đối tượng lừa đảo với cùng 1 chiêu thức con đi cấp cứu, cần chuyển tiền gấp.

Dự kiến chi hơn 256 tỉ đồng bảo tồn, tôn tạo di tích nhà tù Côn Đảo

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Chiều 6.3, Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã biểu quyết thống nhất thông qua Tờ trình Dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án bảo tồn, tôn tạo di tích Nhà tù Côn Đảo.

Sinh viên khiếm thị mơ ước học Thạc sĩ ở Mỹ để giúp những người yếu thế

Cam Ly |

Nhận được sự quan tâm, trợ giúp từ thầy cô, bạn bè, không ít sinh viên khiếm thị đã được tiếp thêm động lực vượt qua “bóng tối”, tìm thấy niềm tin, ánh sáng từ cuộc sống.

Sinh viên ở Hà Nội tìm người ở ghép vì giá nhà trọ tăng đột ngột

Diệp Linh |

Giá nhà trọ tăng đột ngột sau dịp Tết Nguyên đán đã khiến không ít sinh viên đang theo học ở các trường Đại học, cao đẳng tại TP. Hà Nội phải tìm người ở ghép để giảm bớt gánh nặng chi phí.

Sinh viên trường y đi trực

Bích Hà |

Những ca trực xuyên đêm, bữa cơm vội vàng, đến giây phút nghẹt thở khi lần đầu tham gia ca trực ở phòng cấp cứu - nơi đầu sóng ngọn gió của một bệnh viện và không có khái niệm ngày hay đêm... Đây là những trải nghiệm của bất cứ sinh viên trường y nào trên hành trình đến với nghề “lương y như từ mẫu”.