Vụ hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng tại Đắk Lắk:

Chủ tịch huyện ký bừa, sao giáo viên phải chịu?

HỮU LONG |

UBND huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) cho rằng, việc chấm dứt hợp đồng đối với gần 500 giáo viên là thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Đắk Lắk về việc xử lý các sai phạm trong hợp đồng lao động trên địa bàn huyện.

Dù vậy nhưng dư luận vẫn băn khoăn, nếu từ đầu lãnh đạo huyện này không đặt bút ký đồng loạt hợp đồng cho hơn 500 con người thì giờ đây, họ đã có một công việc ổn định; không bức xúc, lo lắng cho tương lai của bản thân.

Huyện sai, giáo viên lãnh đủ?

Cuối tuần vừa qua, UBND huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) tổ chức họp giải quyết những tồn tại, hạn chế trong công tác sử dụng biên chế, tuyển dụng hợp đồng lao động trong ngành giáo dục dẫn đến dư thừa gần 600 giáo viên và thông báo chấm dứt hợp đồng chính thức đối với 200 giáo viên không trong chỉ tiêu biên chế 2017. Nhiều giáo viên dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng đã gục ngã khi nhận quyết định chấm dứt hợp đồng từ huyện. Đau lòng hơn, có giáo viên nhận quyết định nghỉ việc có thời gian công tác từ 5-7 năm trong nghề và luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao.

Cô T. - giáo viên cấp 2 tại xã Ea Kly - cho biết, năm 2012 cô được ký hợp đồng ngắn hạn. Do bản thân cố gắng phấn đấu nên đến cuối năm 2014, cô được ký hợp đồng dài hạn do chủ tịch huyện lúc bấy giờ ký. Từ đó đến nay, cô T. công tác tại trường và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

“Trong các cuộc họp trước đây, huyện cũng hứa sẽ xem xét, căn cứ vào thời gian công tác để tạo điều kiện cho các giáo viên nên chúng tôi rất hy vọng. Thế mà giờ đây chúng tôi lại thất vọng. Ngay từ đầu, nếu họ không ký hợp đồng bừa bãi thì cuộc đời của chúng tôi đã có một ngã rẽ khác. Chúng tôi sẽ có một công việc mới để yên tâm công tác chứ không phải sắp bị cho nghỉ việc như bây giờ…” - cô T. kể.

Bao nhiêu hy vọng của hơn 500 con người thật sự bị dập tắt khi huyện ra thông báo chính thức về tương lai của họ. Đáng nói hơn là để bảo vệ quyền lợi, danh dự của các giáo viên, nhiều người muốn trao đổi thẳng thắn với lãnh đạo huyện Krông Pắk tại buổi thông báo nhưng bị từ chối.

Tôi đại diện tập thể giáo viên tại xã Vụ Bổn bị chấm dứt hợp đồng lần này nói những ý kiến, bày tỏ băn khoăn, thắc mắc lên lãnh đạo nhưng họ không đồng ý. Họ thông báo xong là mời chúng tôi ra ngay!” - một giáo viên bức xúc.

Nhiều giáo viên bị chấm dứt hợp đồng có thời gian công tác nhiều năm. Ảnh: H.L
Nhiều giáo viên bị chấm dứt hợp đồng có thời gian công tác nhiều năm. Ảnh: H.L

Làm rõ trách nhiệm người đứng đầu?

200 giáo viên nhận quyết định chấm dứt hợp đồng và hơn hơn 300 giáo viên có nguy cơ tương tự nếu trong kỳ thi biên chế sắp đến (lấy 83 người - phóng viên) họ không đậu. Như vậy có nghĩa, gần 500 giáo viên tương đương gần 500 gia đình có nguy cơ lâm vào cuộc sống khó khăn, chật vật.

Thầy Dư Xuân Sơn - giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Trãi, xã Vụ Bổn - cho biết, bản thân thầy từng rất tâm huyết trong nghề nhưng sau nhận thấy mình là một trong nhiều giáo viên thuộc diện ngoài chỉ tiêu biên chế nên thầy bắt đầu lo lắng và ảnh hưởng để tâm lý giảng dạy. Quá lo lắng cho tương lai bấp bênh nên thầy Sơn đã vay mượn tiền mua vài sào đất trồng khoai mì.

Theo thầy Sơn, về việc chấm dứt hợp đồng các giáo viên không trong diện biên chế, có thể ngành chức năng thời gian đến cần giải quyết thấu đáo nhưng trước mắt, giáo viên đề nghị làm rõ trách nhiệm của những người đứng đầu ký các quyết định nhận hợp đồng đồng loạt.

“Họ là lãnh đạo, họ ký hợp đồng với ai cũng phải xem xét chỉ tiêu biên chế, tình hình thực tế của địa phương chứ không thể ký vô tội vạ để dẫn đến sự việc ngày hôm nay. Tôi cũng đề nghị xem xét các quyền lợi chính đáng của những giáo viên bỏ nhiều năm công tác trong nghề chứ không thể nói chấm dứt như vậy là xong” - thầy Sơn nói.

Bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk - cho biết: Việc chấm dứt hợp đồng với 200 đối tượng không có trong vị trí xét tuyển này, địa phương thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đắk Lắk.

“Buổi họp cuối tuần là bước đầu tiên huyện mời 200 giáo viên không có trong vị trí xét tuyển sắp tới để thông báo các văn bản của các cấp để giáo viên định hướng trước. Bước thứ 2 là bước lãnh đạo huyện Krông Pắk đối thoại với các giáo viên trong thời gian tới” - bà Trinh nói.

Trao đổi với phóng viên, ông Miêng Klơng - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đắk Lắk - cho rằng, chưa nói tới chuyện ai sai, ai đúng trong việc ký các hợp đồng giáo viên tại huyện Krông Pắk, trước mắt các trường học tại huyện Krông Pắk phải căn cứ vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế. Nếu vị trí và chỉ tiêu việc làm còn thì sẽ ký hợp đồng, nếu không các trường phải chấm dứt hợp đồng lao động. 

Ngày 11.3, nguồn tin của Báo Lao Động cho biết, UBND tỉnh Đắk Lắk và Ban Thường vụ Huyện ủy Krông Pắk thống nhất chủ trương tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng với khoảng 200 giáo viên hệ THCS, tiểu học và mẫu giáo trên địa bàn huyện để cùng xem xét, tìm cách tháo gỡ. Cùng ngày, ông Phan Xuân Lĩnh - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk - cho biết, đơn vị đang tiến hành kiểm tra, làm rõ các sai phạm đối với ông Y Suôn Byă - Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk. “Sang tuần, chúng tôi sẽ triển khai quy trình tiếp theo sau khi kết luận sai phạm của lãnh đạo huyện Krông Pắk; xem xét, xử lý kỷ luật theo các mức độ. Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm sai phạm” - ông Lĩnh nói. Trước đó, Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đã ra quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Sỹ Kỷ (nguyên Chủ tịch UBND huyện nhiệm kỳ 2011 - 2015, hiện là Phó Ban Nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk). HỮU LONG

Ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GDĐT - cho biết: Ngay sau khi nắm được thông tin về vụ việc, Cục đã trực tiếp xác minh rõ sự việc, nhanh chóng báo cáo về Bộ GDĐT để kịp thời có phương án phối hợp xử lý trên tinh thần đúng quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đội ngũ nhà giáo. Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức cũng đã có công văn gửi LĐLĐ, Sở GDĐT, Công đoàn Giáo dục tỉnh Đắk Lắk đề nghị kịp thời có giải pháp sắp xếp, bố trí việc làm cho giáo viên theo hướng tiếp nhận tối đa các thầy giáo, cô giáo vào làm việc ở địa bàn trong tỉnh. Số lượng giáo viên không bố trí được cần được đảm bảo hỗ trợ đời sống, giải quyết chế độ chính sách, giúp các thầy cô giáo tìm việc làm mới phù hợp. HUYÊN NGUYỄN

HỮU LONG
TIN LIÊN QUAN

Vụ 500 giáo viên sắp mất việc: Chua xót thầy cô "chuyển ngành" cửu vạn

HẢI ĐĂNG |

Thông tin mới nhất vụ hơn 500 giáo viên tại Krông Pắk (Đắk Lắk) sắp “ra đường” là UBND tỉnh này vừa họp bàn và quyết định tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng nói trên.

Tạm dừng chấm dứt hợp đồng với hơn 500 giáo viên tại Đắk Lắk

H.L |

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk vừa chỉ đạo UBND huyện Krông Pắk tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng lao động với hàng trăm giáo viên.

"Bằng cách nào đó, các giáo viên vẫn được ký hợp đồng sai quy định!"

Hữu Long |

200 giáo viên không đủ tiêu chuẩn thi biên chế có nghĩa là khi ký hợp đồng từ đầu, họ không đủ tiêu chuẩn nhưng bằng cách nào đó vẫn được ký. Cái yếu thế của người lao động là ở chỗ đó!

Vụ hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng: Xem xét kỷ luật Chủ tịch huyện ký “bừa”

H.L |

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đang xem xét, xử lý kỷ luật người đứng đầu huyện Krông Pắk trong nhiệm kỳ 2011-2015 vì sai phạm trong quản lý, sử dụng viên chức và hợp đồng lao động trên địa bàn.

Đắk Lắk họp khẩn tìm giải pháp vụ hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng

H.L |

Hơn 500 giáo viên đứng trước nguy cơ thất nghiệp nên UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp khẩn trong ngày chủ nhật để tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc.

Hơn 500 giáo viên Đắk Lắk có thể mất việc: Không thể bỏ mặc thầy cô như thế!

Đặng Chung |

“Lãnh đạo huyện tuyển dụng thừa giáo viên thì phải chịu trách nhiệm cho việc làm sai của mình, không thể đổ hết trách nhiệm lên thầy cô như thế” - TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội thẳng thắn nêu quan điểm.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Vụ 500 giáo viên sắp mất việc: Chua xót thầy cô "chuyển ngành" cửu vạn

HẢI ĐĂNG |

Thông tin mới nhất vụ hơn 500 giáo viên tại Krông Pắk (Đắk Lắk) sắp “ra đường” là UBND tỉnh này vừa họp bàn và quyết định tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng nói trên.

Tạm dừng chấm dứt hợp đồng với hơn 500 giáo viên tại Đắk Lắk

H.L |

Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk vừa chỉ đạo UBND huyện Krông Pắk tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng lao động với hàng trăm giáo viên.

"Bằng cách nào đó, các giáo viên vẫn được ký hợp đồng sai quy định!"

Hữu Long |

200 giáo viên không đủ tiêu chuẩn thi biên chế có nghĩa là khi ký hợp đồng từ đầu, họ không đủ tiêu chuẩn nhưng bằng cách nào đó vẫn được ký. Cái yếu thế của người lao động là ở chỗ đó!

Vụ hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng: Xem xét kỷ luật Chủ tịch huyện ký “bừa”

H.L |

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk đang xem xét, xử lý kỷ luật người đứng đầu huyện Krông Pắk trong nhiệm kỳ 2011-2015 vì sai phạm trong quản lý, sử dụng viên chức và hợp đồng lao động trên địa bàn.

Đắk Lắk họp khẩn tìm giải pháp vụ hàng trăm giáo viên bị chấm dứt hợp đồng

H.L |

Hơn 500 giáo viên đứng trước nguy cơ thất nghiệp nên UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp khẩn trong ngày chủ nhật để tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc.

Hơn 500 giáo viên Đắk Lắk có thể mất việc: Không thể bỏ mặc thầy cô như thế!

Đặng Chung |

“Lãnh đạo huyện tuyển dụng thừa giáo viên thì phải chịu trách nhiệm cho việc làm sai của mình, không thể đổ hết trách nhiệm lên thầy cô như thế” - TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội thẳng thắn nêu quan điểm.