Cấm học sinh mang điện thoại đến trường, nên hay không?

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa |

Mặc dù đã có quy định cụ thể, song hiện nay vẫn xuất hiện các luồng ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên để học sinh sử dụng điện thoại di động khi đến lớp.

Có nên cho học sinh sử dụng điện thoại?

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã ban hành Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

Trong đó có điểm mới là "học sinh THCS, THPT được dùng điện thoại trong giờ học để phục vụ học tập khi được giáo viên cho phép. Đồng thời, giáo viên không còn bị cấm sử dụng điện thoại di động khi đang dạy trên lớp”.

Sau thời gian thực thi, đến nay, vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc nên hay không nên cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động. Là giáo viên, tôi xin được chia sẻ những suy nghĩ của mình liên quan vấn đề này như sau:

Thứ nhất, điện thoại là một phương tiện thông tin liên lạc nhiều tiện ích, phổ biến. Quan trọng hơn hết là kho dữ liệu trí thức vô tận của nhân loại được mở ra để chúng ta sử dụng, khai thác, ứng dụng vào đời sống, việc làm, học tập… Đây là lợi ích tích cực của điện thoại đem lại để phục vụ cuộc sống con người.

Thứ hai, điện thoại không phải là vật dụng nguy hiểm, nó chỉ nguy hiểm khi con người không biết sử dụng nó vào mục đích tốt đẹp. Chưa kể ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nếu chúng ta không nắm bắt tiếp cận sẽ trở nên lạc hậu.

Như vậy việc Bộ GDĐT cho phép học sinh được sử dụng điện thoại trong giờ học phục vụ việc học là một tất yếu khách quan, nhu cầu thực tế cần được khuyến khích, giúp học sinh nhanh chóng cập nhật tiếp cận tri thức của nhân loại nói chung kiến thức phục vụ bài học nói riêng là bổ ích thức thời.

Vì vậy không nên và không thể cấm học sinh đem điện thoại đến trường. Thay vì cấm đoán, cần có giải pháp, qui định hướng dẫn giáo dục học sinh sử dụng điện thoại sao cho đúng và hiệu quả.

Cần có hướng dẫn cụ thể

Vậy vì sao có ý kiến phản đối việc đem và sử dụng điện thoại trong giờ học, trường học? Câu trả lời theo cá nhân tôi, đó là chúng ta sợ không kiểm soát được việc sử dụng điện của học sinh trong giờ học có đúng mục đích nội dung học tập hay không.

Đồng thời, nhiều thầy cô sợ phá vỡ nền nếp phương pháp học truyền thống lâu nay: “Thầy nói trò nghe, thầy giảng trò ghi, thầy đọc trò chép”. Nói cách khác, thầy cô lo không quản lý được các em khi cho phép sử dụng điện thoại trong giờ học, có thể lợi dụng để ghi âm, quay phim, chụp mình, xem phim,... rồi đăng tải lên các trang mạng xã hội.

học sinh THCS, THPT được sử dụng điện thoại di động trong giờ học để phục vụ học tập
Nếu sử dụng điện thoại đúng mục đích, việc học tập của học sinh sẽ thuận tiện hơn. Ảnh minh hoạ: Quang Đại

Vậy để giúp các em có kỹ năng sử dụng điện thoại khai thác kiến thức trong giờ học và giải tỏa băn khoăn của thầy cô, phụ huynh, học sinh, Bộ GDĐT nên có hướng dẫn qui định thực hiện việc này một cách thống nhất chung trong cả nước.

Theo tôi, khi cho học sinh được đem và sử dụng điện thoại trong giờ học cần phải thực hiện một số qui định sau:

Trước hết, thầy cô cần xác định rõ, nội dung bài học có cần sử dụng điện thoại không, từ đó tránh việc lạm dụng điện thoại của học sinh trong giờ học.

Khi sử dụng điện thoại nên tổ chức theo phương pháp thảo luận nhóm để giáo viên dễ dàng kiểm soát việc sử dụng của các em hơn. Tránh cho học sinh sử dụng điện thoại một cách tràn lan và cũng không yêu cầu tất cả học sinh đều phải có điện thoại.

Ngoài ra, khi thảo luận nhóm cần sử dụng điện thoại, giáo viên phải qui định thời gian cụ thể, ví dụ, 5 hay 7 phút,... nhằm hạn chế được học sinh sử dụng điện thoại sai mục đích. Khi hết thời gian sử dụng, các nhóm phải báo cáo kết quả thảo luận, tìm kiếm nội dung yêu cầu của thầy cô.

Cuối cùng, nên có qui chế sử dụng điện thoại trong giờ học một cách cụ thể, nếu học sinh nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Học sinh nào thực hiện đúng được khen thưởng để giúp các em dần dần hình thành thói quen văn hóa sử dụng điện thoại.

Việc cho phép học sinh đem và sử dụng điện thoại trong giờ học là tiếp cận sự tiến bộ khoa học là xu thế chung, không nên cấm như trước đây. Với quy định của Thông tư 32, ban đầu không tránh khỏi những băn khoăn lo lắng vì những hệ lụy nói trên.

Nhưng tin rằng khi thực hiện với những quy định chặt chẽ, khoa học thì việc sử dụng điện thoại nói chung và trong giờ học nói riêng dần đi vào nền nếp. Tiết học thêm sinh động, hiệu quả nhiều hơn nỗi lo lắng của phụ huynh, học sinh và thầy cô khi cho học sinh đem điện thoại đến trường.

Nguyễn Văn Lực, Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa
TIN LIÊN QUAN

Cần loại bỏ những cơ sở giáo dục, ngành đào tạo yếu kém

Tường Vân |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), muốn thu hút tuyển sinh, cơ sở giáo dục phải nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ hỗ trợ người học, đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo; giúp toàn hệ thống giáo dục đại học loại bỏ những cơ sở giáo dục, ngành đào tạo yếu kém.

4 ngành có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất năm 2022

Vân Trang |

Kinh doanh và quản lý; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Nhân văn là 4 ngành có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất năm 2022.

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023 của học sinh cả nước

Trang Hà |

Hiện nhiều tỉnh, thành đã công bố lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023, đa số đều cho giáo viên, học sinh nghỉ khoảng 2 tuần. Dưới đây là cập nhật của Lao Động tính đến ngày 30.11.

Tuyển Việt Nam thích nghi với mặt cỏ nhân tạo

MINH PHONG |

Trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Philippines sẽ diễn ra trên sân cỏ nhân tạo Rizal Memorial lúc 18h, ngày 16.11 . Đây là thử thách với các học trò của huấn luyện viên Troussier, dù cho một số cầu thủ có kinh nghiệm thi đấu ở mặt cỏ nhân tạo tại các giải đấu khu vực.

Chứng khoán hướng đến vùng điểm kỳ vọng 1.150 điểm

Gia Miêu |

Dòng tiền trên thị trường chứng khoán cải thiện chính là yếu tố tích cực trong giai đoạn hiện tại. VN-Index sẽ có cơ hội mở rộng nhịp hồi phục trong ngắn hạn và hướng lên vùng đích kỳ vọng.

Từ chối lương 4 triệu đồng/tháng, tân sinh viên chật vật tìm việc làm thêm

Trà My |

Với mong muốn có thêm thu nhập, nhiều sinh viên đang phải loay hoay đi tìm việc làm thêm.

Văn Cao vẽ ít nhưng tranh rất mới, rất trẻ

HUYỀN CHI |

Văn Cao thành công nhất với âm nhạc nhưng ông cũng để lại cho đời nhiều tác phẩm hội họa giá trị.

Khó dự đoán diễn tiến áp thấp nhiệt đới gần Philippines

Song Minh |

Áp thấp nhiệt đới bên ngoài khu vực giám sát của Philippines suy yếu thành áp thấp, nhưng vẫn có khả năng mạnh lên trong những ngày tới.

Cần loại bỏ những cơ sở giáo dục, ngành đào tạo yếu kém

Tường Vân |

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), muốn thu hút tuyển sinh, cơ sở giáo dục phải nỗ lực đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo và dịch vụ hỗ trợ người học, đổi mới chương trình, phương pháp đào tạo; giúp toàn hệ thống giáo dục đại học loại bỏ những cơ sở giáo dục, ngành đào tạo yếu kém.

4 ngành có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất năm 2022

Vân Trang |

Kinh doanh và quản lý; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Nhân văn là 4 ngành có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất năm 2022.

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023 của học sinh cả nước

Trang Hà |

Hiện nhiều tỉnh, thành đã công bố lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023, đa số đều cho giáo viên, học sinh nghỉ khoảng 2 tuần. Dưới đây là cập nhật của Lao Động tính đến ngày 30.11.