Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lên tiếng về sự việc học sinh bị 231 cái tát

HUYÊN NGUYỄN |

Tại tiếp xúc cử tri tại huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định sáng 28.11, theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ, việc cô giáo dùng hình phạt cho học sinh tát bạn 231 cái tại Quảng Bình là hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo.

“Tôi rất buồn khi có hiện tượng giáo viên vi phạm”

Tại buổi tiếp xúc, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo tới cử tri và nhân dân những kết quả của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV vừa qua, trong đó có những điểm mới, nội dung chủ yếu của các luật vừa được Quốc hội thông qua. Đặc biệt, tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 2 luật quan trọng đối với ngành Giáo dục là Luật Giáo dục (sửa đổi) và Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi).

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng lắng nghe và giải đáp nhiều kiến nghị, thắc mắc của cử tri gửi tới ngành Giáo dục.

Trước băn khoăn của cử tri về tình trạng bạo lực học đường, nổi cộm gần gây là việc một cô giáo ở Quảng Bình cho học sinh tát bạn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Việc cô giáo dùng hình phạt cho học sinh tát học sinh 231 cái tại Quảng Bình là hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo”.

Người đứng đầu ngành Giáo dục chia sẻ: “Bản thân tôi rất buồn khi trong ngành xảy ra hiện tượng như thế. Quan điểm của Bộ là không thể chấp nhận trong đội ngũ những giáo viên này. Cụ thể, ngay sau khi biết sự việc, đồng chí Thứ trưởng phụ trách đã thay mặt lãnh đạo Bộ bày tỏ quan điểm trên báo chí và chỉ đạo Sở GDĐT địa phương kiểm tra, xử ký và có báo cáo về Bộ”.

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời thắc mắc cử tri. Ảnh: PV.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ trả lời thắc mắc cử tri. Ảnh: PV.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, đây là vụ việc ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của ngành, niềm tin của xã hội vào đạo đức của nhà giáo, trong khi phần lớn các thầy, các cô tận tụy với nghề, yêu thương học sinh, thậm chí, hàng chục ngàn giáo viên vùng sâu vùng xa, hy sinh cả tuổi thanh xuân, chấp nhận khó khăn, gửi con mình về quê, coi học sinh như con đẻ, để dạy dỗ chăm sóc các con...

Cần nói không với bạo lực

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ thêm, Bộ đã có Chỉ thị 1737 ban hành tháng 5.2018 về tăng cường quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo; Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025 nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên.

Trước đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2017 quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường.

“Qua sự việc này, một lần nữa Bộ sẽ tiếp tục quán triệt các văn bản chỉ đạo trong toàn ngành, đến từng nhà trường và giáo viên. Bên cạnh đó, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục khảo sát đánh giá xem căn nguyên thực sự của tình trạng này là gì, để có thể có những giải pháp phù hợp, căn cơ hơn” - người đứng đầu ngành Giáo dục khẳng định.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Cô giáo phạt học trò 231 cái tát: “Sự thất bại trong giáo dục tư duy phản biện”

Bích Hà |

Đánh giá về vụ việc cô giáo phạt học trò 231 cái tát đang gây bức xúc trong dư luận, nhiều chuyên gia cho rằng đây là sự thất bại trong việc giáo dục tư duy phản biện cho học sinh.

Tin tức giáo dục 24h: Cô giáo phạt học sinh 231 cái tát suy sụp, không dám đọc báo, xem tivi

Thế Anh |

Phẫn nộ giáo viên ghẻ lạnh học sinh vì sợ lây ung thư; cô giáo phạt học sinh 231 cái tát suy sụp, không dám đọc báo, xem tivi; hàng ngàn học sinh TPHCM vẫn nghỉ học vì trường ngập, cây đổ... là những tin tức giáo dục đáng chú ý 24h qua.

Cô giáo phạt học sinh 231 cái tát: Bao nhiêu học sinh chịu phạt như vậy và im lặng?

Đặng Chung |

Ông Đinh Quý Nhân - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Bình - khẳng định, việc giáo viên đưa ra hình phạt bắt học sinh tát bạn là không thể chấp nhận. Hiện cơ quan công an đang vào cuộc điều tra việc đã có bao nhiêu học sinh phải chịu hình phạt “phản giáo dục” này để xử lý nghiêm.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Cô giáo phạt học trò 231 cái tát: “Sự thất bại trong giáo dục tư duy phản biện”

Bích Hà |

Đánh giá về vụ việc cô giáo phạt học trò 231 cái tát đang gây bức xúc trong dư luận, nhiều chuyên gia cho rằng đây là sự thất bại trong việc giáo dục tư duy phản biện cho học sinh.

Tin tức giáo dục 24h: Cô giáo phạt học sinh 231 cái tát suy sụp, không dám đọc báo, xem tivi

Thế Anh |

Phẫn nộ giáo viên ghẻ lạnh học sinh vì sợ lây ung thư; cô giáo phạt học sinh 231 cái tát suy sụp, không dám đọc báo, xem tivi; hàng ngàn học sinh TPHCM vẫn nghỉ học vì trường ngập, cây đổ... là những tin tức giáo dục đáng chú ý 24h qua.

Cô giáo phạt học sinh 231 cái tát: Bao nhiêu học sinh chịu phạt như vậy và im lặng?

Đặng Chung |

Ông Đinh Quý Nhân - Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Bình - khẳng định, việc giáo viên đưa ra hình phạt bắt học sinh tát bạn là không thể chấp nhận. Hiện cơ quan công an đang vào cuộc điều tra việc đã có bao nhiêu học sinh phải chịu hình phạt “phản giáo dục” này để xử lý nghiêm.