Bộ GDĐT: Xử lý nghiêm người đứng đầu để xảy ra sai phạm trong thu, chi

HUYÊN NGUYỄN |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn gửi Giám đốc Sở các tỉnh, thành phố về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2019 - 2020. Trong đó, Bộ nhấn mạnh các địa phương chú trọng đến nhiều vấn đề phức tạp trong giáo dục thời gian qua.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố triển khai tổ chức nghiên cứu và triển khai sâu rộng đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, sinh viên Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục.

Các cơ sở giáo dục bảo đảm cung cấp sách giáo khoa cho học sinh, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học. Thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp hoặc gián tiếp buộc học sinh phải mua xuất bản phẩm tham khảo nhưng sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí.

Sở cần chỉ đạo cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động đón học sinh đầu cấp học; tổ chức cho học sinh tìm hiểu về truyền thống và các hoạt động của nhà trường; phổ biến nội quy, quy định của nhà trường; giới thiệu các hoạt động giáo dục, chương trình giáo dục, phương pháp học tập và rèn luyện ở trường, lớp.

Lễ khai giảng năm học 2019-2020 thống nhất trên cả nước  tổ chức vào buổi sáng ngày 5.9. Chương trình khai giảng có các nghi thức như đón học sinh đầu cấp, chào cờ, hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch Nước; có thể tổ chức một số hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao phù hợp với điều kiện nhà trường và tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để tạo không khí vui tươi, phấn khởi của ngày Khai giảng năm học mới - Ngày hội toàn dân đưa trẻ đến trường.

Riêng đối với cơ sở giáo dục mầm non, tổ chức khai giảng dưới hình thức “Ngày hội đến trường của bé” một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Lưu ý không đọc báo cáo về tình hình hoạt động của nhà trường, bảo đảm sức khỏe của học sinh và bảo vệ môi trường.

Chỉ đạo cơ sở giáo dục ổn định và duy trì nền nếp học tập ngay sau lễ khai giảng; ban hành kế hoạch giáo dục nhà trường trong cả năm học, bảo đảm nội dung chương trình giáo dục theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và điều kiện của nhà trường.

Việc tổ chức các hoạt động đầu năm học cần phù hợp với lứa tuổi học sinh, điều kiện của nhà trường, gắn với thực tế của địa phương, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tạo được niềm tin, động lực học tập cho học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Sở chỉ đạo cơ sở giáo dục triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn trường học, đặc biệt lưu ý các giải pháp bảo đảm an toàn tuyệt đối trong việc đưa đón học sinh.

Trong công văn, Bộ chú trọng các đơn vị hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện công khai các khoản thu, chi đầu năm học theo đúng các quy định hiện hành, không để xảy ra tình trạng “lạm thu”. Đáng chú ý, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm người đứng đầu cơ sở giáo dục để xảy ra sai phạm trong thu, chi đầu năm học.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Đối phó “nạn” lạm thu: Nhà trường tự tiết kiệm trước khi nghĩ tới tăng thu

Đức Thành |

Đã từng có nhiều ý kiến từ các nhà chuyên môn, nhà quản lý và cả phụ huynh học sinh đóng góp, hiến kế ngăn chặn lạm thu như ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị kỷ luật cách chức hiệu trưởng… Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế, TS Bùi Đức Thụ - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách - Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nguyên Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng:

“Nạn” lạm thu đầu năm học: Cơ quan quản lý tìm cách ngăn chặn

Đức Thành |

Đầu năm học nào Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các văn bản yêu cầu các trường, địa phương thực  hiện đúng quy định về các khoản thu đầu năm. Tại nhiều địa phương, các phương án ngăn chặn lạm thu cũng được thúc đẩy với hy vọng có thể hạn chế được các trường hợp vi phạm.

Đối phó “nạn” lạm thu: Gương “tày liếp”, các trường còn dám lạm thu?

Đức Thành |

Nhiều năm nay,  mỗi đầu năm học, trong khi học sinh háo hức tựu trường cũng là lúc cha mẹ học sinh lao đao lo lắng các khoản đóng góp. Với các gia đình có điều kiện kinh tế, các khoản đóng vài triệu đồng đôi khi “xuề xòa” chấp nhận, song với đại đa số các gia đình khác, đặc biệt ở khu vực nông thôn, các khoản đóng đầu năm học thực sự là gánh nặng.

Tranh luận về việc để địa phương tự tổ chức thi tốt nghiệp THPT

Vân Trang |

Cử tri TPHCM cho rằng, hiện nay, bằng tốt nghiệp phổ biến nhưng không có nhiều ý nghĩa. Hằng năm cả nước vẫn phải tốn rất nhiều tiền để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT.

PODCAST - Truyện ngắn dự thi: Sông cạn

Nhóm PV |

Truyện ngắn dự thi: Sau khi dặn dò con gái cột chắc chiếc ghe vào gốc cây, ông Bình lầm lũi đi lên chiếc chòi dành cho hai ba con ông. Má cái Hạ, vợ ông đã bỏ ba con mà đi vào một ngày mưa tràn bờ bãi. Hôm ấy bà một mình chạy ghe đi chợ thế rồi bà đi mãi không về.

Gặp gỡ người đàn ông nặng duyên với đàn cò suốt gần 1 thập kỷ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Những năm trở lại đây, nhiều người đến xã Hà Ngọc (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) không khỏi bất ngờ trước cảnh hàng vạn con cò, con vạc, bồ nông bay kín vườn chim nhà ông Mai Văn Quân. Được biết, để có thành quả như ngày hôm nay, ông Quân đã cần mẫn suốt gần 1 thập kỷ qua để trồng tre, đắp bờ “dụ chim” về ở.

Người dân dùng đất bạc tỉ nuôi loài bò sát có giá bạc triệu mỗi ký

DUY TUẤN |

Bình Thuận – Con dông là một trong những đặc sản của vùng đất nắng gió Bình Thuận. Để cung cấp ra thị trường với nhu cầu ngày càng lớn, nhiều người dân ở xã Thiện Nghiệp, TP.Phan Thiết đã nuôi dông trên những khu đất của gia đình.

Loạt doanh nghiệp chậm trả lãi trái phiếu, ngóng chờ Nghị định 65

Đức Mạnh |

Kẹt tiền, nhiều doanh nghiệp cho biết đang đàm phán và thỏa thuận với trái chủ để gia hạn, kéo dài thời gian trả nợ gốc và lãi trái phiếu theo quy định của pháp luật.

Đối phó “nạn” lạm thu: Nhà trường tự tiết kiệm trước khi nghĩ tới tăng thu

Đức Thành |

Đã từng có nhiều ý kiến từ các nhà chuyên môn, nhà quản lý và cả phụ huynh học sinh đóng góp, hiến kế ngăn chặn lạm thu như ban hành các văn bản chỉ đạo, đề nghị kỷ luật cách chức hiệu trưởng… Dưới góc nhìn của một nhà kinh tế, TS Bùi Đức Thụ - thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách - Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, nguyên Phó trưởng Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng:

“Nạn” lạm thu đầu năm học: Cơ quan quản lý tìm cách ngăn chặn

Đức Thành |

Đầu năm học nào Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành các văn bản yêu cầu các trường, địa phương thực  hiện đúng quy định về các khoản thu đầu năm. Tại nhiều địa phương, các phương án ngăn chặn lạm thu cũng được thúc đẩy với hy vọng có thể hạn chế được các trường hợp vi phạm.

Đối phó “nạn” lạm thu: Gương “tày liếp”, các trường còn dám lạm thu?

Đức Thành |

Nhiều năm nay,  mỗi đầu năm học, trong khi học sinh háo hức tựu trường cũng là lúc cha mẹ học sinh lao đao lo lắng các khoản đóng góp. Với các gia đình có điều kiện kinh tế, các khoản đóng vài triệu đồng đôi khi “xuề xòa” chấp nhận, song với đại đa số các gia đình khác, đặc biệt ở khu vực nông thôn, các khoản đóng đầu năm học thực sự là gánh nặng.