500 giáo viên Đắk Lắk có nguy cơ mất việc: Lộ hệ thống giáo dục "ăn đong"

Thiên Bình |

Đó là ý kiến của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội trước câu chuyện 500 giáo viên Đắk Lắk có nguy cơ mất việc. 

Theo ông Nhưỡng, những bất cập của giáo dục trong đó có việc tuyển dụng giáo viên đã lộ rõ từ câu chuyện này. Thứ nhất là bất cập từ hệ thống quy hoạch về tuyển dụng giáo viên khi không theo một chuẩn chỉ nào, thiếu thì lấy vào, thừa thì thải ra.

Thứ hai, bản thân những người phải chạy để có thể trở thành giáo viên đang làm xấu đi hình ảnh của nền giáo dục và của chính họ. Đây cũng là hành vi hối lộ - một hành vi phạm tội. Đây cũng là điều khiến cho nhiều người cảm thấy “trái khoáy” với lẽ thường. Bởi lẽ, nhà giáo vốn là người chuẩn chỉ thì nay phải chạy việc, phải hối lộ để làm nghề cao quý. Đành rằng áp lực xã hội, áp lực công việc khiến người ta buộc phải chạy đua, nhưng tại sao không cố gắng bằng cách dùng tiền bạc để tu dưỡng về chuyên môn đạo đức, để trở thành người giáo viên chân chính.

“Nhìn chung, hệ thống giáo dục của Việt Nam đang là một hệ thống còn “ăn đong”, một hệ thống giáo dục từ trên xuống dưới để lộ quá nhiều bất cập, bất cập tập trung vào cả “máy cái” và “máy con”, ông Nhưỡng nói.

Hệ thống quản lý “máy cái” bên trên chưa hoạch định được chính sách, quy hoạch,  cũng không tham mưu được cho chính phủ và nhà nước để xây dựng một nền giáo dục chân chính. Hệ thống “máy con” bên dưới thì chỗ nào cũng phát sinh vấn đề, từ nhà trường đến hiệu trưởng đến giáo viên.

Cũng theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, trong câu chuyện của 500 giáo viên ở Đắk Lắk, xét về khía cạnh tuyển dụng thì cơ quan tuyển dụng phải chịu trách nhiệm. Xét về khía cạnh cá nhân, người có những hành vi không đẹp, trái pháp luật là giáo viên phải chịu trách nhiệm.

Để sự việc tương tự không tái diễn, ảnh hưởng đến hình ảnh của nền giáo dục và tương lai của đất nước, ông Nhưỡng cho rằng chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, chúng ta cần rà soát lại toàn bộ hệ thống quy định về chính sách giáo dục nói chung và chính sách tuyển dụng nói riêng. Đối với giáo viên cần phải có một quy định nghiêm ngặt, phải có tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình tuyển dụng chặt chẽ.

Thứ hai, Bộ GD-ĐT chủ trì xây dựng nên các quy trình, quy chuẩn, các tiêu chuẩn. Bộ Nội vụ và các bộ ban ngành cần tham gia xây dựng, áp dụng chung trong phạm vi cả nước.

Thứ ba, chỉ đạo các địa phương tùy từng điều kiện, hoàn cảnh của từng địa phương để vận dụng cho phù hợp, miền núi khác với thành thị, hải đảo khác với đất liền.

“Trong tuyển dụng, chúng ta cần thiết phải có một quy trình chung thống nhất, chuẩn chỉ, kiên quyết không nhận những giáo viên có chất lượng thấp và những người đút  lót để trở thành giáo viên, bởi những người không đủ trình độ sẽ làm “hỏng” cả nền giáo dục, ảnh hưởng đến tương lai của đất nước”, ĐBQH Bình Nhưỡng nói. 

Thiên Bình
TIN LIÊN QUAN

Vụ hơn 500 giáo viên dôi dư tại Đắk Lắk: Chạy hàng trăm triệu để được đứng trên bục giảng!

HỮU LONG |

Trong quá trình tìm hiểu vụ việc, phóng viên đã ghi nhận: Nhiều giáo viên tại huyện Krông Pắk mạnh dạn đứng ra tố cáo với báo chí về việc để được đứng trên bục giảng, họ phải chi những khoản tiền lớn để làm luật với “cò” và một số hiệu trưởng. Không chỉ nhận tiền chạy hợp đồng, có hiệu trưởng, dù không có khả năng, nhưng vẫn nhận hàng trăm triệu đồng, “nổ” xin việc tại TP.Buôn Ma Thuột, nhưng sự thật cuối cùng là lời hứa gió bay.

Vụ hàng trăm giáo viên dư dôi tại Đắk Lắk: Chung chi mới vào biên chế?

HỮU LONG |

Hơn 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) có nguy cơ nghỉ việc vì không nằm trong chỉ tiêu biên chế. Vụ việc khiến dư luận đặc biệt quan tâm hơn nữa khi xuất hiện thông tin để có một suất vào làm việc, giáo viên phải chi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng cho những người có liên quan chạy việc.

Vụ hàng trăm giáo viên dôi dư tại Đắk Lắk: Sai phạm có tính hệ thống, chậm trễ trong việc xử lý lãnh đạo huyện

HỮU LONG |

Thanh tra tỉnh Đắk Lắk kết luận, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk nhiệm kỳ 2011 - 2016 để xảy ra sai phạm trong việc bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ hàng loạt nên nhận quyết định kỷ luật cảnh cáo.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Vụ hơn 500 giáo viên dôi dư tại Đắk Lắk: Chạy hàng trăm triệu để được đứng trên bục giảng!

HỮU LONG |

Trong quá trình tìm hiểu vụ việc, phóng viên đã ghi nhận: Nhiều giáo viên tại huyện Krông Pắk mạnh dạn đứng ra tố cáo với báo chí về việc để được đứng trên bục giảng, họ phải chi những khoản tiền lớn để làm luật với “cò” và một số hiệu trưởng. Không chỉ nhận tiền chạy hợp đồng, có hiệu trưởng, dù không có khả năng, nhưng vẫn nhận hàng trăm triệu đồng, “nổ” xin việc tại TP.Buôn Ma Thuột, nhưng sự thật cuối cùng là lời hứa gió bay.

Vụ hàng trăm giáo viên dư dôi tại Đắk Lắk: Chung chi mới vào biên chế?

HỮU LONG |

Hơn 500 giáo viên tại huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) có nguy cơ nghỉ việc vì không nằm trong chỉ tiêu biên chế. Vụ việc khiến dư luận đặc biệt quan tâm hơn nữa khi xuất hiện thông tin để có một suất vào làm việc, giáo viên phải chi từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng cho những người có liên quan chạy việc.

Vụ hàng trăm giáo viên dôi dư tại Đắk Lắk: Sai phạm có tính hệ thống, chậm trễ trong việc xử lý lãnh đạo huyện

HỮU LONG |

Thanh tra tỉnh Đắk Lắk kết luận, Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk nhiệm kỳ 2011 - 2016 để xảy ra sai phạm trong việc bổ nhiệm, tuyển dụng cán bộ hàng loạt nên nhận quyết định kỷ luật cảnh cáo.