Khoảng cách thế hệ trong gia đình khi nghĩ về Tết

Thúy Anh |

Giới trẻ Việt ngày càng có nhiều mối quan tâm nên cách đón Tết của họ cũng không giống cha ông – những thế hệ cho rằng Tết phải dành trọn cho gia đình.

Ngày Tết với đông đủ gia đình quây quần bên mâm cơm mùng 1 có lẽ đã trở thành cảnh quen thuộc của nhiều thế hệ. Vào dịp năm mới, con cháu đi học, đi làm phương xa đều trở về đón Tết cùng ông bà sau một năm bôn ba. Bởi vậy, bữa cơm ngày đầu năm càng đặc biệt và ấm cúng hơn.

Đối với thế hệ người lớn tuổi, dù bận rộn cỡ nào thì ngày Tết cũng phải có mặt đầy đủ con cháu trong nhà để thể hiện sự gắn kết. Mâm cơm cũng phải thịnh soạn nhất có thể, tượng trưng cho năm mới no đủ. Đây cũng là dịp người lớn hỏi thăm về đời sống, công việc và mối quan hệ của “bọn trẻ”.

Không chỉ là dịp sum vầy, Tết còn là thời điểm thiêng liêng để tưởng nhớ tổ tiên. Bởi vậy ngày Tết luôn phải trang nghiêm, tươm tất, đầy đủ theo phong tục truyền thống. Đêm giao thừa phải có mặt gia đình, có người lo cúng bái. Ba ngày Tết mỗi sáng đều phải làm cơm cúng gia tiên.

Theo truyền thống, Tết là thời điểm gia đình, họ hàng sum vầy và tưởng nhớ tổ tiên.
Theo truyền thống, Tết là thời điểm gia đình, họ hàng sum vầy.

Tuy nhiên, càng hiện đại, quan niệm về Tết của người trẻ càng khác so với thế hệ cha ông. Đối với một số người, cả năm đã lao động vất vả, ngày Tết được nghỉ lễ dài, họ muốn dành kỳ nghỉ này để xả hơi.

Anh Mạnh Cường (31 tuổi, Hà Nội) sống cùng gia đình. Tết năm nay, anh muốn nghỉ lễ theo cách khác biệt với mọi năm. Anh chia sẻ: “Tôi đã đặt vé máy bay mùng 3 Tết đi Phú Quốc nghỉ dưỡng với bạn gái. Năm nay được nghỉ lễ tận 9 ngày nên không nhất thiết chỉ ở yên một nơi. Thời gian dành cho gia đình tôi gói gọn trong hai ngày đầu năm”.

Khi trình bày ý tưởng này với gia đình, ông bà anh phản đối vì không muốn khách đến chơi nhà lại vắng mặt con cháu. Để “trốn Tết”, anh Cường đã phải thuyết phục ông bà rất nhiều, nói dối là bốc thăm trúng thưởng chuyến du lịch, nếu không đi thì phí quá.

Chị Diệu Thúy (23 tuổi) quê tại Việt Trì nhưng hai năm nay chưa về quê đón Tết. Thúy sống cùng vợ chồng chị gái tại Hà Nội. Vì dịch bệnh nên chị quyết định không về quê. Thúy nói COVID-19 đã khiến chị và bố mẹ có suy nghĩ khác về Tết Nguyên đán.

“Năm 2021 là Tết đầu tiên tôi không về nhà. Bố mẹ tôi buồn nhiều vì hàng xóm có con cháu quây quần, riêng nhà tôi chỉ có bố mẹ với nhau. Nhưng nhờ có tiền lệ mà cái nhìn của bố mẹ tôi mới thay đổi. Năm nay đại dịch bùng mạnh hơn, bố mẹ chủ động gọi điện bảo chị em tôi không cần về, bố mẹ sắm cho con gà với đôi bánh chưng ăn Tết”, Thúy chia sẻ.

Đối với Thúy, một năm có 365 ngày – nhiều dịp về thăm gia đình chứ không nhất thiết phải là 3 ngày Tết. Chị dự định ra Giêng mới về vì lúc đó tàu xe bớt chen chúc, vé cũng rẻ hơn. Không về dịp này cũng giúp tinh thần chị thoải mái vì tránh được những câu hỏi về công việc. Thúy học ngành du lịch, lại ra trường đúng khoảng thời gian dịch bệnh nên đến nay công việc vẫn lận đận, chưa kiếm được chỗ làm ổn định. Chị sợ lời hỏi thăm nghề nghiệp, tiền lương sẽ khiến chị áp lực thêm.

Ngày Tết trong mắt người lớn và thế hệ trẻ tuy có khác biệt, nhưng Gen-Y, Gen-Z không làm mất đi giá trị văn hóa của ngày lễ cổ truyền. Họ có cách tận hưởng dịp Tết khác xưa nhưng yếu tố gia đình vẫn được coi trọng.

Thúy Anh
TIN LIÊN QUAN

Cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy cho ngày tết may mắn

Tường Vân (T/H) |

Theo phong tục của người Việt, vào khoảng 28, 29 tháng Chạp, sau khi lau dọn bàn thờ gia tiên, các gia đình bắt đầu bày mâm ngũ quả, trang trí đẹp mắt để đặt lên bàn thờ.

Tự làm tôm chua chống ngán ngày Tết tại nhà trong 3 bước

Anh Vũ |

Tôm chua với vị chua ngọt hòa với chút cay nồng ăn cùng với đồ luộc cực kỳ thích hợp để chống ngán trong mâm cơm ngày Tết.

Tiêu Tết thời COVID: Đừng tự gây áp lực cho mình bằng cách "đua đòi"

Thiều Trang |

Với nhiều bạn trẻ, tiêu Tết thời COVID dù ít hay nhiều thì vẫn đủ đầy bởi được sum vầy bên gia đình. Vì vậy, giới trẻ không nên tự gây áp lực cho mình mà cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập cá nhân.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Cách bày mâm ngũ quả theo phong thủy cho ngày tết may mắn

Tường Vân (T/H) |

Theo phong tục của người Việt, vào khoảng 28, 29 tháng Chạp, sau khi lau dọn bàn thờ gia tiên, các gia đình bắt đầu bày mâm ngũ quả, trang trí đẹp mắt để đặt lên bàn thờ.

Tự làm tôm chua chống ngán ngày Tết tại nhà trong 3 bước

Anh Vũ |

Tôm chua với vị chua ngọt hòa với chút cay nồng ăn cùng với đồ luộc cực kỳ thích hợp để chống ngán trong mâm cơm ngày Tết.

Tiêu Tết thời COVID: Đừng tự gây áp lực cho mình bằng cách "đua đòi"

Thiều Trang |

Với nhiều bạn trẻ, tiêu Tết thời COVID dù ít hay nhiều thì vẫn đủ đầy bởi được sum vầy bên gia đình. Vì vậy, giới trẻ không nên tự gây áp lực cho mình mà cần có kế hoạch chi tiêu cụ thể, hợp lý và phù hợp với thu nhập cá nhân.