Giới trẻ và những tổn thương tâm lí

BÍCH NGỌC |

Những năm gần đây, số vụ tự tử trong độ tuổi học sinh, sinh viên đang có chiều hướng gia tăng. Qua khảo sát, nguyên nhân dẫn đến việc giới trẻ tự kết thúc cuộc đời mình đa số xuất phát từ những tổn thương tâm lí.

Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Trước tình trạng những vụ tự tử xảy ra liên tiếp với độ tuổi ngày trẻ hoá đang cảnh báo về những tổn thương tâm lí, áp lực cuộc sống của giới trẻ hiện nay.

Trước đó, vụ việc nữ sinh Trường THPT chuyên Đại học Vinh tự tử do những áp lực phải kìm nén trong suốt thời gian dài mà không thể giải tỏa được khiến dư luận không khỏi xót xa.

Vừa qua, người dân lại bàng hoàng khi phát hiện một nam thanh niên treo cổ tự tử dưới chân cầu Cần Thơ. Được biết, nguyên nhân là do gặp vấn đề về tình cảm.

Nỗi buồn, áp lực, cảm giác thất vọng, chán nản nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc, suy nghĩ và hành vi. Những cảm xúc tiêu cực nếu không có phương pháp để cải thiện tốt hơn, không chia sẻ được với ai và hơn hết là thiếu kiến thức chữa lành vết thương tâm lí sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Ảnh: Bích Ngọc
Giới trẻ đối mặt với căng thẳng, stress kéo dài từ áp lực cuộc sống. Ảnh: Bích Ngọc

Tốt nghiệp loại giỏi cử nhân ngành Văn học, Huỳnh Như đang phải chịu những áp lực để tìm được cho mình một công việc: "Nhìn thấy bạn bè có được việc làm sau khi ra trường, trong khi tôi thì vẫn chưa, nhiều đêm trằn trọc thất vọng về bản thân khiến tôi chẳng thể ngủ được".

”Suốt một khoảng thời gian dài trong trạng thái mệt mỏi, stress vì những câu nói vô tình từ những người xung quanh. Hơn thế, nhìn ánh mắt kì vọng của gia đình, bản thân lại cảm thấy nặng nề, mệt mỏi” - Huỳnh Như chia sẻ.

Trước việc đặt kì vọng về sự hoàn thiện của bản thân, Thanh Thuận sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Anh cho biết: "Xã hội đang phát triển rất nhanh, tôi cũng phải trau dồi kiến thức cho bản thân càng nhanh để không bị lạc hậu. Tuy nhiên, chính vì đều này khiến bản thân tôi thấy áp lực, mệt mỏi nhiều hơn".

Ngày nay, những áp lực cuộc sống, cảm xúc tiêu cực, stress kéo dài không chỉ có ở những người trưởng thành mà còn ở giới trẻ. Đặc biệt, ở lứa tuổi thanh thiếu niên khi chưa phát triển toàn diện dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài dẫn đến tổn thương tâm lí.

Với những việc khó khăn mà đối với nhiều người được xem là bình thường thì với những người gặp những tổn thương về tâm lí có thể là giọt nước tràn ly, mất niềm tin vào cuộc sống.

"Những lời bàn tán về ngoại hình khiến tôi rất buồn. Tìm đến những group tâm sự trên mạng xã hội để có thể chia sẻ nhưng lại nhận được những lời nói trêu chọc, hay thậm chí là những lời than phiền khiến tôi càng thấy tuyệt vọng" - Vân Trang, nữ sinh ở Cần Thơ, chia sẻ.

Theo thạc sĩ tâm lý Đặng Hoàng An - giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, khi gặp khó khăn, điều các bạn trẻ cần làm là tìm cho mình một điểm tựa như gia đình, người thân, bạn bè để sẻ chia; tham gia những lớp học về các kỹ năng sống, các lớp năng khiếu để được tiếp xúc, có thêm những mối quan hệ mới để bản thân không có cảm giác bị cô đơn... Gia đình cần quan tâm đến con cái để kịp thời nắm bắt được những thay đổi về mặt tâm lý của các em.

BÍCH NGỌC
TIN LIÊN QUAN

Ngọc Lan, Tô Nhi A rơi nước mắt khi nghe trẻ nói về những tổn thương tâm lí

ĐÔNG DU |

“Sao nhí” Misa Khả Hân nức nở kể chuyện bị so sánh với “con nhà người ta” khiến Tiến sĩ Tâm lí Tô Nhi A, Ngọc Lan phải “báo động đỏ” đến bậc phụ huynh.

Từ stress... đến đột quỵ đều do áp lực tại nơi làm việc

Tất Thảo |

Căng thẳng tại nơi làm việc để lại nhiều hậu quả về sức khoẻ đối với người lao động. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, căng thẳng kéo dài dẫn đến nhiều bệnh lí nguy hiểm như tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, suy nhược toàn thân… tăng nguy cơ đột quỵ.

Áp lực công việc, học tập quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ

Ngọc Thùy - Thiện Nhân |

Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhiều người lao động đặc biệt là người trẻ thường có tâm lý mất cân bằng, “sợ” đi làm. Vậy làm sao để nhanh chóng quay trở lại với guồng quay của công việc sau lễ, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về vấn đề này.

Lương bèo bọt, nhiều công chức cấp xã, phường ở Hà Nội "không đủ sống"

Minh Hà - Bắc Hà |

Thời gian qua dù nhà nước đã tìm cách tăng thêm thu nhập, nhưng mức lương của công chức, viên chức cấp xã phường vẫn thấp hơn mức sống trung bình. Đặc biệt là những cán bộ, công chức, viên chức tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, họ phải chịu chi phí sinh hoạt đắt đỏ, khối lượng công việc nhiều nhưng đồng lương không đáp ứng đủ.

Đang tháo dỡ công trình vi phạm trong công viên Tuổi trẻ Thủ đô

KHÁNH LINH - VĨNH HOÀNG |

Lực lượng chức năng đang tiến hành tháo dỡ, phá bỏ các công trình sai phạm bên trong trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô.

Chàng trai Hà Nội ngỡ ngàng với cảnh đẹp Lào ngay lần đầu ghé thăm

Hương Lê |

Du lịch Lào bằng đường bộ mang lại sự chủ động, chi phí rẻ, thủ tục dễ dàng... là những gì Chu Đức Giang chia sẻ sau chuyến đi 6 ngày 5 đêm.

Vì sao Hà Nội có lúc đo hơn 50 độ C cao hơn nhiều so với dự báo thời tiết?

AN AN - MINH HÀ |

Các chuyên gia khí tượng cho biết khi nắng nóng thường có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ dự báo thời tiết và mức nhiệt người dân đo được. Nguyên nhân là do nhiệt độ quan trắc được đo trong lều khí tượng khác hẳn môi trường đo và cách đo khi ở ngoài trời.

Xây resort trái phép trên đất du lịch ở Khánh Hòa

Hữu Long |

Khánh Hòa - Một cá nhân gom hàng chục nghìn mét vuông đất rồi xây dựng một khu nghỉ dưỡng trái phép. Đáng nói, khu nghỉ dưỡng trái phép này nằm trong lòng quy hoạch của dự án du lịch Dốc Lết -  Phương Mai nhưng không bị xử lý.

Ngọc Lan, Tô Nhi A rơi nước mắt khi nghe trẻ nói về những tổn thương tâm lí

ĐÔNG DU |

“Sao nhí” Misa Khả Hân nức nở kể chuyện bị so sánh với “con nhà người ta” khiến Tiến sĩ Tâm lí Tô Nhi A, Ngọc Lan phải “báo động đỏ” đến bậc phụ huynh.

Từ stress... đến đột quỵ đều do áp lực tại nơi làm việc

Tất Thảo |

Căng thẳng tại nơi làm việc để lại nhiều hậu quả về sức khoẻ đối với người lao động. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, căng thẳng kéo dài dẫn đến nhiều bệnh lí nguy hiểm như tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, suy nhược toàn thân… tăng nguy cơ đột quỵ.

Áp lực công việc, học tập quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ

Ngọc Thùy - Thiện Nhân |

Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhiều người lao động đặc biệt là người trẻ thường có tâm lý mất cân bằng, “sợ” đi làm. Vậy làm sao để nhanh chóng quay trở lại với guồng quay của công việc sau lễ, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về vấn đề này.