Từ stress... đến đột quỵ đều do áp lực tại nơi làm việc

Tất Thảo |

Căng thẳng tại nơi làm việc để lại nhiều hậu quả về sức khoẻ đối với người lao động. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, căng thẳng kéo dài dẫn đến nhiều bệnh lí nguy hiểm như tim mạch, thần kinh, tiêu hóa, suy nhược toàn thân… tăng nguy cơ đột quỵ.

Áp lực tại nơi làm việc 

Chị Nguyễn Thị K (công nhân một công ty điện tử tại tỉnh Bắc Ninh) cho biết, cường độ làm việc tại nơi làm việc không quá áp lực, nhưng điều làm chị hay bị căng thẳng nhất là khi có những mặt hàng mới.

“Khi công ty có những mẫu hàng mới về, công nhân phải mất thời gian làm quen. Trong khi đó, công ty yêu cầu rất cao về chất lượng, vì vậy, nhiều công nhân, trong đó có tôi cảm thấy rất căng thẳng, lo lắng không hoàn thành được công việc” - chị K cho hay.

Ngoài ra, chị K nói thêm, tiền lương thấp cũng gây ra những lo lắng thường xuyên đối với chị. “Hiện nay, công ty ít việc, không có tăng ca. Tôi chỉ làm việc đến 17 giờ là về. Tổng thu nhập của tôi chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng” - theo chị K. Với mức thu nhập này, nữ công nhân phải chi tiêu tằn tiện mới đủ để trang trải cuộc sống.

Không chỉ vậy, chị K còn luôn trong tâm trạng lo lắng công ty thiếu việc làm, khiến chị cũng bị giảm việc, thu nhập giảm sâu, không đảm bảo cuộc sống.

Theo ông Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động - căng thẳng (stress) là căn bệnh “thời đại” mà ngày càng nhiều người phải đối mặt, nhất là những người lao động làm việc với cường độ cao. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hậu quả của căng thẳng nghề nghiệp kéo dài liên tục làm ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe tâm thần của con người, đồng thời cũng ảnh hưởng đến thể chất của người lao động.

Các yếu tố được coi là nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần gồm công việc đơn điệu hoặc lặp đi lặp lại, công việc phải quan sát hoặc lựa chọn chính xác, môi trường làm việc không thuận lợi, làm việc quá giờ, lương không thỏa đáng…

“Xoa dịu và làm giảm căng thẳng là điều rất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống” - ông Nguyễn Anh Thơ cho biết.

Nhiều loại bệnh do căng thẳng tại nơi làm việc

Theo ThS Nguyễn Khánh Long (Cục An toàn lao động, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), triệu chứng sớm của stress do công việc thường là nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, dễ cáu kỉnh, khó chịu ở dạ dày, không hài lòng về công việc, xuống tinh thần. Stress dễ gây ra lo âu, mất tập trung chú ý, mất tự tin, mất động cơ làm việc, cảm giác thất vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ, lạm dụng rượu hay chất gây nghiện, trầm cảm, tự tử.

“Đặc biệt, stress gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc hoặc làm tăng nguy cơ bị sai lầm, nhất là trong môi trường làm việc nguy hiểm hay cần duy trì sự chú ý cao độ. Stress trong công việc cũng làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ với đồng nghiệp. Nếu stress tại nơi làm việc không được giải quyết, dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức liên tục về mặt thể chất và tâm thần, xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như tự đánh giá thấp bản thân, cảm giác không ai có thể giúp mình được và tuyệt vọng. Những triệu chứng này sẽ dẫn đến các rối loạn mãn tính về sức khỏe, suy giảm trầm trọng khả năng tham gia cuộc sống hằng ngày” - theo ThS  Nguyễn Khánh Long.

Ngoài ra, những người bị stress trong công việc cũng thường để stress tác động tới đời sống gia đình do họ dễ bị kích thích, dễ giận, quá mệt mỏi, giảm tình dục, ảnh hưởng đến sự chăm sóc con cái và đến quan hệ với các thành viên khác trong gia đình.

Tất Thảo
TIN LIÊN QUAN

Áp lực công việc, học tập quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ

Ngọc Thùy - Thiện Nhân |

Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhiều người lao động đặc biệt là người trẻ thường có tâm lý mất cân bằng, “sợ” đi làm. Vậy làm sao để nhanh chóng quay trở lại với guồng quay của công việc sau lễ, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về vấn đề này.

Cấp cứu đột quỵ kiểu lang băm: Chích máu đầu ngón chân, ngón tay

Hương Giang |

Theo các bác sĩ, thời gian gần đây, thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, số bệnh nhân đột quỵ não gia tăng, không ít ca nhập viện khi bệnh đã chuyển biến rất nặng một phần do phát hiện, xử trí ban đầu chưa đúng cách. Việc chích máu đầu ngón tay, chân cũng là cách xử trí không đúng. 

Tê tay cảnh báo nguy cơ đột quỵ

NGUYỄN LY |

Tê tay là triệu chứng phổ biến liên quan đến các bệnh về dây thần kinh. Tuy nhiên, tê tay trên hai tuần kèm các triệu chứng tê mặt, tê nửa người coi chừng nguy cơ người bệnh có thể bị đột quy.

Tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ ngáy, ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều

AN AN (THEO CNN) |

Theo một nghiên cứu mới, ngáy, trằn trọc, thức dậy thường xuyên vào ban đêm; ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều đều là tác nhân khiến giấc ngủ kém chất lượng và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Nguy cơ đột quỵ có thể tăng 10% khi nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C

HƯƠNG SƠN |

Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt và đột quỵ khi thời tiết nắng nóng là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý nền mạn tính (bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường,…), người làm việc, vận động lâu dưới nắng nóng.

Học phí trường tư ở Hà Nội cao nhất 866 triệu đồng/năm

Tường Vân |

Hiện nay học phí các trường tư thục thường chia thành nhiều hệ với các mức khác nhau, dao động từ 40 triệu đồng đến 866 triệu đồng một năm, chưa kể chi phí khác.

Dự báo thời tiết hôm nay 5.5: Miền Bắc nắng nóng gay gắt mở rộng

AN AN |

Dự báo thời tiết hôm nay 5.5, nắng nóng mở rộng trên toàn khu vực Bắc Bộ. Phía Tây Bắc Bộ nhiệt độ cao hơn phía Đông Bắc Bộ khoảng 2 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nơi trên 39 độ C.

Cập nhật giá vàng sáng 5.5: Tiếp tục bứt phá, động lực phá thủng đỉnh mới

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng hôm nay: Tính đến 6h ngày 5.5, giá vàng được các đơn vị kinh doanh trong nước niêm yết ở ngưỡng 66,6 - 67,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Trong khi đó, giá vàng thế giới niêm yết trên Kitco lúc 2h ngày 5.5 ở mức 2.049,7 USD/ounce.

Áp lực công việc, học tập quay trở lại sau kỳ nghỉ lễ

Ngọc Thùy - Thiện Nhân |

Sau kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhiều người lao động đặc biệt là người trẻ thường có tâm lý mất cân bằng, “sợ” đi làm. Vậy làm sao để nhanh chóng quay trở lại với guồng quay của công việc sau lễ, Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về vấn đề này.

Cấp cứu đột quỵ kiểu lang băm: Chích máu đầu ngón chân, ngón tay

Hương Giang |

Theo các bác sĩ, thời gian gần đây, thời tiết giao mùa, nhiệt độ thay đổi đột ngột, số bệnh nhân đột quỵ não gia tăng, không ít ca nhập viện khi bệnh đã chuyển biến rất nặng một phần do phát hiện, xử trí ban đầu chưa đúng cách. Việc chích máu đầu ngón tay, chân cũng là cách xử trí không đúng. 

Tê tay cảnh báo nguy cơ đột quỵ

NGUYỄN LY |

Tê tay là triệu chứng phổ biến liên quan đến các bệnh về dây thần kinh. Tuy nhiên, tê tay trên hai tuần kèm các triệu chứng tê mặt, tê nửa người coi chừng nguy cơ người bệnh có thể bị đột quy.

Tăng nguy cơ đột quỵ khi ngủ ngáy, ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều

AN AN (THEO CNN) |

Theo một nghiên cứu mới, ngáy, trằn trọc, thức dậy thường xuyên vào ban đêm; ngủ quá ít hoặc ngủ quá nhiều đều là tác nhân khiến giấc ngủ kém chất lượng và có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Nguy cơ đột quỵ có thể tăng 10% khi nhiệt độ môi trường tăng thêm 1 độ C

HƯƠNG SƠN |

Những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị sốc nhiệt và đột quỵ khi thời tiết nắng nóng là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người mắc các bệnh lý nền mạn tính (bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường,…), người làm việc, vận động lâu dưới nắng nóng.