Khởi nghiệp từ tình yêu văn hóa

HẢI ĐĂNG |

Trên du thuyền – nhà hàng nổi Song Ngư Sơn Giang Đình phía hạ lưu sông Lam, quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du và danh nhân Nguyễn Công Trứ, trầm bổng khúc dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, những điệu ca trù Cổ Đạm níu chân, neo lòng du khách. Doanh nhân sáng tạo ra mô hình này đã có một cách khởi nghiệp độc đáo, bắt nguồn từ tình yêu đối với các di sản văn hóa của quê hương.

Đắm say khúc Ví Giặm quê nhà

Từ dịp Quốc khánh 2.9.2017, Cty CP Song Ngư Sơn Giang Đình khai trương tuyến du lịch, du thuyền "Giang Đình cổ độ" trên sông Lam. Đến bến đò ngang thôn Hồng Nhất (xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân), chúng tôi ngỡ ngàng khi thấy chiếc du thuyền đồ sộ, sang trọng, như căn nhà hai tầng nổi trên mặt nước, rực rỡ đèn hoa. Bên trên du thuyền có quầy bar, nhà hàng, và một sân khấu nhỏ, với sức chứa 340 người.

Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tham dự lễ khai trương tuyến du lịch- du thuyền Giang Đình cổ độ. Ảnh: PV
Lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tham dự lễ khai trương tuyến du lịch- du thuyền Giang Đình cổ độ. Ảnh: PV

Cùng với các đặc sản như rượu nếp quê và các món rươi, cá sông Lam, nhút Thanh Chương, gà đồi Hà Tĩnh…du khách được thưởng thức các làn điệu dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh và ca trù Cổ Đạm (hai loại hình nghệ thuật được công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại), nghe trò Kiều, lẩy Kiều, hát xẩm…qua diễn xuất của các nghệ nhân người địa phương.

Em Đặng Thái Hà, thành viên nhỏ tuổi nhất của đoàn, chỉ mới 9 tuổi, học lớp 4 trường Tiểu học thị trấn Nghi Xuân. Em chia sẻ con đường đến với sân khấu là niềm đam mê âm nhạc. Qua chỉ bảo của các nghệ nhân và tự học là chủ yếu, Thái Hà có thể biểu diễn thành thục, có hồn các làn điệu dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh, bolero…trong trang phục dân tộc.

Thành viên cao tuổi nhất của đoàn nghệ nhân là kép đàn Võ Thanh Tuấn (62 tuổi). Là cán bộ nhà nước nghỉ hưu, đam mê nghệ thuật dân gian, ông Tuấn sinh hoạt trong câu lạc bộ cùng anh chị em, nhận vai kép đàn trong ca trù. Nhưng ông Tuấn cũng hát dân ca Ví Giặm rất ngọt ngào, tình tứ, và trông ông trẻ hơn tuổi rất nhiều trong bộ trang phục truyền thống. Có một cặp vợ chồng “song kiếm hợp bích” trong đội nghệ nhân tại đây là anh Lê Xuân Hải – cầm chầu, và chị Trần Thu Hà - ca nương.

Chị Đặng Thùy Vân (47 tuổi), nghệ nhân tâm sự: “Tôi đến với sân khấu dân ca – ca trù từ năm 17 tuổi, đã đạt nhiều thành tích trong sự nghiệp. Tuy nhiên, nghệ thuật biểu diễn truyền thống hiện đang gặp khó khăn, kinh phí hoạt động thiếu thốn, chế độ rất thấp. Đến với sân khấu này, chúng tôi có hạnh phúc được sống với niềm đam mê âm nhạc và tình yêu của công chúng”.

Ý tưởng, sản phẩm mới

Để quy tụ các nghệ nhân đến với sân khấu du thuyền "Giang Đình cổ độ", anh Trần Quốc Lâm, Chủ tịch HĐQT Cty CP Song Ngư Sơn Giang Đình đã dày công tìm kiếm, tập hợp nghệ nhân, rồi tổ chức thành câu lạc bộ sinh hoạt, tập luyện, chuẩn bị các bài bản để biểu diễn.

Tốt nghiệp tiến sĩ ở Nga, anh Lâm và vợ, chị Phạm Thị Thanh Hà quyết định về quê hương lập nghiệp. Cùng quê ở Nghệ An, ban đầu hai vợ chồng đầu tư phát triển du lịch tại phố biển Cửa Lò, sau đó sang Hà Tĩnh, cũng đầu tư vào du lịch.

Du thuyền Giang Đình cổ độ. Ảnh: Sỹ Minh
Du thuyền Giang Đình cổ độ. Ảnh: Sỹ Minh

Về ý tưởng mua du thuyền, thành lập CLB nghệ nhân biểu diễn phục vụ du khách, anh Trần Quốc Lâm chia sẻ: “Nghệ An – Hà Tĩnh là cái nôi của dân ca Ví Giặm, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hà Tĩnh còn có ca trù Cổ Đạm, cũng là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, là nơi sinh ra Đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều, ngoài ra còn rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác như hát xẩm, hát sắc bùa, trò Kiều…

Tuy nhiên, các di sản nói trên đang đứng trước nguy cơ bị mai một do nguồn lực yếu. Để như vậy là có lỗi với tiền nhân. Từ đó, tôi nảy sinh ý tưởng đầu tư vào lĩnh vực di sản, để bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vô giá của cha ông, tạo ra sản phẩm phục vụ du khách”.

Về tên gọi du thuyền "Giang Đình cổ độ", anh Lâm giải thích nghĩa là bến cũ Giang Đình, một trong Nghi Xuân bát cảnh (8 cảnh đẹp của đất Nghi Xuân), là nơi xưa kia người dân và quan chức địa phương làm đình bên bến sông để đón Tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ Đại thi hào Nguyễn Du về quê trí sĩ.

Nơi đây cũng là quê hương của nhà nhơ, tướng quân, doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ, người nổi danh với nhiều làn điệu ca trù; có chợ Giang Đình trên bến dưới thuyền nhộn nhịp.  Do đó, bên cạnh ý tưởng đưa dân ca, ca trù vào phục vụ du khách, Cty Song Ngư Sơn Giang Đình còn là chủ đầu tư dự án khôi phục Bến Giang Đình, xây dựng chợ Giang Đình…nhằm phục hồi, phát huy các di sản của quê hương.

Ý tưởng kinh doanh, khởi nghiệp của anh Trần Quốc Lâm được lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, lãnh đạo huyện Nghi Xuân và ngành văn hóa ghi nhận và ủng hộ. Ông Bùi Xuân Thập, Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Tĩnh nêu quan điểm, đây là sản phẩm du lịch mới, có ý nghĩa tích cực, ngành ủng hộ để  khuyến khích, thu hút đầu tư.

Còn Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân Nguyễn Hải Nam cũng cho rằng việc doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực di sản văn hóa là rất đáng ghi nhận, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa của quê hương, nhân loại.

Vào tháng 11.2017, đoàn Famtrip gồm 60 thành viên từ nhiều doanh nghiệp lữ hành, du lịch trên cả nước về tham quan, khảo sát thị trường tại Hà Tĩnh đã ghé thăm du thuyền “Giang Đình cổ độ”, thưởng thức các làn điệu Ví Giặm, ca trù. Các thành viên đoàn đặc biệt ấn tượng với các màn biểu diễn nghệ thuật dân tộc trên sông Lam tại Hà Tĩnh.

HẢI ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Tất bật ngược xuôi giao hàng, shipper vẫn lo không có Tết

Thiện Nhân-Tùng Giang |

Nhiều shipper giao hàng chia sẻ, những ngày giáp Tết Nguyên đán dù đơn hàng tăng cao nhưng thu nhập thực tế vẫn chưa đạt như kỳ vọng.

Phố cây cảnh vắng khách, sức mua chỉ bằng 30% so với năm ngoái

Thiện Nhân - Thùy Dương |

Theo nhiều nhà vườn, năm nay cây cảnh được giá nhưng tiêu thụ chậm hơn mọi năm, sức mua của người dân chỉ khoảng 30% so với năm ngoài.

Vụ việc cháu bé rơi xuống hố bê tông: Đã rút được đoạn cọc đầu tiên

PHONG LINH |

Tỉnh Đồng Tháp thông tin đã rút được được đoạn cọc bê tông đầu tiên tại công trình cầu Rọc Sen, nơi cháu bé 10 tuổi bị rơi xuống trước đó.