Cơ hội để Việt Nam tiếp tục đảm nhiệm vị trí quan trọng tại Liên Hợp Quốc

Khánh Minh |

Việc Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 sẽ tạo đà để Việt Nam có thể tiếp tục nắm giữ các vị trí quan trọng ở các cơ chế khác của Liên Hợp Quốc.

Ngày đặc biệt với ngoại giao đa phương của Việt Nam

Ngày 7.6, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đồng thuận bầu Việt Nam trở thành một trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 đại diện cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Việt Nam sẽ đảm nhiệm vị trí này trong 1 năm, kể từ ngày 13.9.2022.

Trao đổi với báo giới, ông Đỗ Hùng Việt - Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao - cho biết, ngày 7.6 dường như là một ngày rất đặc biệt đối với ngoại giao đa phương của Việt Nam, bởi cách đây đúng 3 năm, ngày 7.6.2019, Việt Nam đã trúng cử Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với số phiếu rất cao, 192/193 phiếu.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là cơ quan có tính đại diện cao nhất của Liên Hợp Quốc với sự tham gia của 193 quốc gia thành viên. Chính vì vậy, đây là nơi thể hiện ưu tiên, quan tâm chung của cộng đồng quốc tế. Đại hội đồng cũng là cơ quan hoạch định chính sách rất quan trọng của Liên Hợp Quốc nhằm khẳng định, thực hiện vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong quản trị toàn cầu, trong xử lý các thách thức chung mà cộng đồng quốc tế đang gặp phải hiện nay.

Chủ tịch và các Phó Chủ tịch của Đại hội đồng có vai trò rất quan trọng trong điều hành các hoạt động của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó có những hoạt động ở cấp rất cao như Tuần lễ cấp cao của Đại hội đồng với sự tham dự hằng năm của hàng trăm nguyên thủ và lãnh đạo cấp cao các nước. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Đại hội đồng cũng có vai trò trọng tâm trong dẫn dắt quá trình xây dựng các văn kiện, ý tưởng để thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Đặc biệt, Đại hội đồng có vai trò rất quan trọng trong việc tìm kiếm tiếng nói chung khi có những khác biệt hay mâu thuẫn giữa các quốc gia thành viên, qua đó tạo dựng đồng thuận, đoàn kết của cộng đồng quốc tế nói chung trong việc xử lý các thách thức chung đặt ra.

Việc Việt Nam trúng cử vị trí này có ý nghĩa rất lớn, đặc biệt là khi năm nay chúng ta kỷ niệm 45 năm Ngày Việt Nam trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc (1977-2022).

Thế mạnh và kế hoạch của Việt Nam

Chia sẻ về những thế mạnh của Việt Nam khi trúng cử lần này, ông Đỗ Hùng Việt cho rằng thế mạnh lớn nhất là uy tín Việt Nam đã tạo dựng được trong thời gian qua. Vị thế của Việt Nam đã được khẳng định rõ nét trong cộng đồng quốc tế nói chung và trong công việc của Liên Hợp Quốc nói riêng. Việt Nam vừa hoàn thành tốt nhiệm kỳ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; đang là thành viên của Ủy ban Luật pháp quốc tế; thành viên của Hội đồng chấp hành tổ chức Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế; thành viên của Hội đồng chấp hành UNESCO; thành viên của Hội đồng khai thác của Tổ chức Bưu chính thế giới. Điều này thể hiện sự tín nhiệm của các nước đối với Việt Nam rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực.

Thế mạnh thứ hai Việt Nam có khi đảm nhận vị trí này là lực lượng cán bộ được đào tạo, trải qua nhiều cơ chế, diễn đàn, đặc biệt là nhiệm kỳ vừa qua tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Do đó, Đại sứ, Trưởng phái đoàn và các cán bộ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc rất dày dặn kinh nghiệm.

"Việt Nam có kế hoạch và hiện đang ứng cử vào một số cơ chế quốc tế, trong đó có Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Công tác vận động đã được triển khai rất tích cực. Tôi nghĩ rằng bất kỳ sự tham gia nào của Việt Nam ở các cơ chế quốc tế cũng tạo hiệu ứng tốt cho nỗ lực của chúng ta trong quá trình vận động ứng cử ở các cơ chế khác. Tôi kỳ vọng, việc Việt Nam làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng trong năm tới cũng sẽ giúp tạo đà để Việt Nam có thể tiếp tục nắm giữ các vị trí quan trọng ở các cơ chế khác của Liên Hợp Quốc" - ông Đặng Hùng Việt chia sẻ.

Với tư cách là một trong những Phó Chủ tịch của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Việt Nam sẽ cùng Chủ tịch và các Phó Chủ tịch khác tham gia điều hành các hoạt động của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Theo đó, Việt Nam sẽ tham gia thúc đẩy, tổ chức các sự kiện cấp cao và các sự kiện khác của Đại hội đồng; tham gia dẫn dắt và điều hành việc xây dựng các văn kiện, sáng kiến của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Việt Nam cũng có thể phát huy vai trò của mình trong xử lý những khác biệt giữa các quốc gia, tạo dựng đồng thuận trong các quyết định của Đại hội đồng. Việt Nam xác định mục tiêu là tiếp tục tham gia chủ động, tích cực và toàn diện trong các lĩnh vực như hòa bình và an ninh quốc tế; thúc đẩy giải trừ quân bị; thúc đẩy tiến trình xây dựng chương trình nghị sự mới về hòa bình của Liên Hợp Quốc, trong đó có những thành tố rất quan trọng về các hoạt động gìn giữ hòa bình, về tăng cường lòng tin, về thúc đẩy ổn định chiến lược để tạo dựng môi trường hòa bình chung trên thế giới; giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp quốc tế.

Bên cạnh đó là các lĩnh vực trọng tâm khác như việc thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển bền vững, xử lý các thách thức chung hiện nay như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường, thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số phục vụ cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của các nước....

Khánh Minh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Việt Nam được bầu làm một trong trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 đại diện cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Liên Hợp Quốc phân giải cáo buộc Nga xuất khẩu trái phép ngũ cốc Ukraina

Khánh Minh |

Liên Hợp Quốc không có bằng chứng cho thấy Nga đã xuất khẩu trái phép ngũ cốc của Ukraina.

Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới đối mặt với đa khủng hoảng

Khánh Minh |

Liên Hợp Quốc cảnh báo, thế giới đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, từ khủng hoảng lương thực và nhiên liệu, nguy cơ nạn đói, đến lạm phát, nợ công gia tăng. Theo Tổng giám đốc UNDP,  đây là thời điểm quan trọng để các quốc gia phối hợp giải quyết khủng hoảng, chứ không phải quay lưng lại với nhau.

Thủ tướng tại Liên Hợp Quốc: Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương

Song Minh |

Gặp các lãnh đạo của Liên Hợp Quốc ngày 16.5 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Thanh Hà |

Việt Nam được bầu làm một trong trong những Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 đại diện cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Liên Hợp Quốc phân giải cáo buộc Nga xuất khẩu trái phép ngũ cốc Ukraina

Khánh Minh |

Liên Hợp Quốc không có bằng chứng cho thấy Nga đã xuất khẩu trái phép ngũ cốc của Ukraina.

Liên Hợp Quốc cảnh báo thế giới đối mặt với đa khủng hoảng

Khánh Minh |

Liên Hợp Quốc cảnh báo, thế giới đang đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng, từ khủng hoảng lương thực và nhiên liệu, nguy cơ nạn đói, đến lạm phát, nợ công gia tăng. Theo Tổng giám đốc UNDP,  đây là thời điểm quan trọng để các quốc gia phối hợp giải quyết khủng hoảng, chứ không phải quay lưng lại với nhau.

Thủ tướng tại Liên Hợp Quốc: Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương

Song Minh |

Gặp các lãnh đạo của Liên Hợp Quốc ngày 16.5 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương.