Hà Nội phản hồi thông tin "bù giá trăm tỉ cho nhà máy nước sạch sông Đuống"

Nguyễn Hà - Đông Thế |

Chiều 12.11, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, lãnh đạo Thành phố Hà Nội đã có thông tin về tình hình cung cấp nước sạch trên địa bàn Thành phố của Công ty nước sạch sông Đuống (đại diện công ty này không có mặt trong buổi giao ban).

Ông Võ Tuấn Anh - Phó Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội cho biết, quy mô thực hiện dự án trong giai đoạn 1 đến năm 2020 của Công ty nước sạch sông Đuống đạt công suất 300.000m3 ngày/đêm, giai đoạn 2 đến năm 2025 sẽ đạt công suất 600.000m3 ngày/đêm, gia đoạn 3 đến năm 2030 sẽ đạt công suất 900.000m3 ngày/đêm. Dự án được khởi công từ tháng 3.2017, đến tháng 10.2019 xong giai đoạn 1, đạt công suất 300.000m3 ngày/đêm, vượt tiến độ 1 năm.

Về thông tin mỗi năm thành phố Hà Nội hỗ trợ hàng trăm tỉ đồng cho các doanh nghiệp do chênh lệch giá nước sạch sông Đuống với các doanh nghiệp khác, ông Nguyễn Việt Hà - Giám đốc Sở Tài chính cho biết, đến thời điểm này chưa xác định được giá nước sạch sông Đuống (mới tạm tính giá) vì dự án chưa được quyết toán.

“Mặc dù thẩm quyền quyết định giá nước sạch thuộc về UBND thành phố Hà Nội nhưng đến thời điểm hiện tại, thành phố chưa trợ giá cho các đơn vị cung cấp nước sạch, thành phố cũng không cấp bù một khoản kinh phí nào cho các đơn vị sản xuất nước và các đơn vị liên quan” - ông Hà khẳng định.

Liên quan đến thông tin, giá nước sạch sông Đuống bán buôn cao hơn giá bán lẻ, ông Hà cho biết, nếu giá tạm tính là 10.246 đồng/m3 thì cao hơn giá bán lẻ hiện hành (giá bán lẻ 7.000 đồng/m3). Vì vậy, ông Hà cho biết, thành phố Hà Nội đang hiệp thương với Công ty nước mặt suông Đuống và các đơn vị phân phối, theo nguyên tắc giá bán buôn không được phép cao hơn giá bán lẻ.

Cụ thể, ông Hà cho hay, theo tính toán của liên ngành thì giá bán lẻ nước sách sông Đuống là hơn 9.000 đồng/m3, sau khi trừ đi phần hao hút sẽ còn hơn 7.000 đồng/m3. Vì vậy, liên ngành báo cáo TP Hà Nội dự tính giá sau khi hiệp thương là 7.700 đồng/m3.

Theo lãnh đạo Sở Tài chính, nhà máy nước mặt sông Đà đi vào hoạt động năm 2009, có nguyên giá tài sản là 1.555 tỷ đồng, còn giá đầu tư của sông Đuống gần 5.000 tỉ đồng. "Tổng mức đầu tư của nhà máy nước mặt sông Đuống gần 5.000 tỷ đồng, nhưng công ty này đi vay tới 80%, tương ứng gàn 4.000 tỷ đồng. Khi nhà máy đi vào hoạt động, chi phí lãi vay cũng tính vào giá nước. Theo báo cáo của công ty, phí lãi vay tính vào giá nước là 20%, theo đó là khoảng 2003 đồng mỗi mét khối nước”, ông Hà nói thêm.

Trước câu hỏi thời gian tới Hà Nội có công khai chất lượng nguồn nước thường xuyên như chất lượng không khí, đại diện Văn phòng UBND Thành phố cho biết, trong thời gian tới thành phố sẽ tiếp tục quan tâm, đầu tư để kiểm soát nguồn nước. Sẽ có đơn vị quan trắc độc lập, thường xuyên để công khai chất lượng nguồn nước cho người dân. Còn việc có trang web hay ứng dụng thông tin chất lượng nguồn nước thì chưa có.

Nguyễn Hà - Đông Thế
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội lý giải lý do giá nước sông Đuống cao gấp đôi sông Đà

Nguyễn Hà - Phạm Đông - Tô Thế |

Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, giá 10.246 đồng/m3 của Nhà máy nước sông Đuống chỉ là giá tính tối đa để  phục vụ cho việc ký kết thoả thuận dịch vụ cấp nước trong quá trình lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư.

Đề nghị xem xét lại việc tỉ phú Thái Lan mua 34% nhà máy nước Sông Đuống

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. Hồ Chí Minh), nước sạch thuộc vấn đề an ninh quan trọng, thậm chí hơn cả lương thực. Vị đại biểu này lo ngại về tình trạng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần Công ty nước sạch Sông Đuống.

Nữ tỉ phú Thái Lan xinh đẹp mua cổ phần nhà máy nước sông Đuống giàu cỡ nào

Hương Nguyễn |

Nữ tỉ phú Thái Lan Jareeporn Jarukornsakul hiện không chỉ mua 34% cổ phần tại Nhà máy nước sông Đuống mà hiện còn sở hữu 41% cổ phần tại Công ty Cổ phần cấp nước Cửa Lò.

Nhiều dự án chợ ở Hà Nội "nằm trên giấy", dân phải buôn bán dưới lòng đường

Nhóm phóng viên |

Có mặt tại dự án chợ dân sinh Lệ Chi, huyện Gia Lâm (Hà Nội), phóng viên Báo Lao Động ghi nhận một nghịch cảnh, dự án đã giải phóng xong mặt bằng nhưng chỉ quây tôn, bỏ không hàng chục năm. Trong khi đó, tiểu thương, người dân vẫn ngày ngày buôn bán dưới lòng đường, tiềm ẩn tai nạn giao thông.

Giữ nguyên thu kinh phí Công đoàn 2% là hợp tình, hợp lý

Nam Dương (thực hiện) |

Đó là ý kiến của ông Đặng Ngọc Tùng - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐVN trong cuộc trao đổi với phóng viên
Báo Lao Động.

Thượng úy cảnh sát kể khoảnh khắc lao ra dòng lũ cứu người ở Hà Giang

Tô Thế |

Kể về thời khắc lao ra dòng lũ cứu người dân, Thượng úy Nguyễn Mạnh Tường - Công an huyện Mèo Vạc (Hà Giang) cho biết, bản thân cũng không nghĩ ngợi gì nhiều, chỉ cố gắng làm sao tiếp cận, đưa người dân về bờ an toàn.

Những chủ tịch UBND quận, huyện ở Hà Nội thuộc đối tượng kiểm tra trong năm 2024

KHÁNH AN |

UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch kiểm tra về thực hiện kết luận thanh tra và kiểm tra về phòng, chống tham nhũng năm 2024.

Phê chuẩn Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh với ông Nguyễn Hồng Thanh

Ái Vân |

Ông Nguyễn Hồng Thanh được phê chuẩn kết quả bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhiệm kỳ 2021-2026.

Hà Nội lý giải lý do giá nước sông Đuống cao gấp đôi sông Đà

Nguyễn Hà - Phạm Đông - Tô Thế |

Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, giá 10.246 đồng/m3 của Nhà máy nước sông Đuống chỉ là giá tính tối đa để  phục vụ cho việc ký kết thoả thuận dịch vụ cấp nước trong quá trình lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư.

Đề nghị xem xét lại việc tỉ phú Thái Lan mua 34% nhà máy nước Sông Đuống

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. Hồ Chí Minh), nước sạch thuộc vấn đề an ninh quan trọng, thậm chí hơn cả lương thực. Vị đại biểu này lo ngại về tình trạng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần Công ty nước sạch Sông Đuống.

Nữ tỉ phú Thái Lan xinh đẹp mua cổ phần nhà máy nước sông Đuống giàu cỡ nào

Hương Nguyễn |

Nữ tỉ phú Thái Lan Jareeporn Jarukornsakul hiện không chỉ mua 34% cổ phần tại Nhà máy nước sông Đuống mà hiện còn sở hữu 41% cổ phần tại Công ty Cổ phần cấp nước Cửa Lò.