Hà Nội lý giải lý do giá nước sông Đuống cao gấp đôi sông Đà

Nguyễn Hà - Phạm Đông - Tô Thế |

Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, giá 10.246 đồng/m3 của Nhà máy nước sông Đuống chỉ là giá tính tối đa để  phục vụ cho việc ký kết thoả thuận dịch vụ cấp nước trong quá trình lập và tổ chức thực hiện dự án đầu tư.

Chiều 12.11, tại buổi Giao ban báo chí Thành uỷ Hà Nội, trả lời câu hỏi về những thông tin liên quan đến giá nước sông Đuống, ông Nguyễn Việt Hà - Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội đã có những trao đổi với phóng viên.

Theo đó, trong văn bản 3310 của UBND TP. Hà Nội ngày 6.7.2017 đã chấp thuận chấp thuận giá bán nước sạch tạm tính và lộ trình điều chỉnh giá nước cho dự án Nhà máy nước sạch sông Đuống để triển khai thực hiện dự án nhà máy này. Theo đó, giá nước sạch tối đa của Nhà máy nước sạch sông Đuống tạm tính năm 2017 là 10.246 đồng/m3 (chưa bao gồm thuế VAT). Lộ trình tăng giá nước tối đa 7%/năm nhưng không vượt quá khung giá nước sạch sinh hoạt theo quy định của Bộ Tài chính.

Ông Vũ Việt Hà - Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội thông tin về giá nước sông Đuống.
Ông Nguyễn Việt Hà - Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội thông tin về giá nước sông Đuống.

Nói về cơ sở để ban hành ra văn bản 3310 này, ông Nguyễn Việt Hà cho biết, theo quy định Điều 31, 38 Nghị định 117 năm 2017 của Chính phủ, có quy định liên quan đến thoả thuận dịch vụ cấp nước được ký kết giữa UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được uỷ quyền với đơn vị thực hiện dịch vụ cấp nước trên địa bàn. Trong thoả thuận cấp nước có nội dung liên quan đến giá nước, lộ trình và các nguyên tắc điều chỉnh giá nước.

Việc ký kết thực hiện thoả thuận dịch vụ cấp nước này được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án, chính vì vậy trên cơ sở đề nghị của nhà đầu tư, để có căn cứ lập và tổ chức thực hiện dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống, thành phố đã có văn bản chấp thuận giá nước sạch, tại thời điểm đó giá là tạm tính và là tối đa.

Trên cơ sở chấp thuận của thành phố, Sở Xây dựng đã thực hiện thoả thuận dịch vụ cấp nước với Công ty cổ phần nước mặt sông Đuống.

Nói về căn cứ tính toán để đưa ra con số 10.246 đồng/m3, ông Hà cho biết thời điểm 2017 chỉ là giai đoạn chuẩn bị dự án, theo quy định để tính đúng tính đủ toàn bộ chi phí giá nước thì dự án phải hoàn thành đi vào hoạt động và được quyết toán. Việc xác định ra giá 10.246 đồng/m3 chỉ là mức tạm tính tối đa, còn mức cụ thể sẽ được xác định sau khi nhà máy đi vào hoạt động và được quyết đoán chính thức, khi đó chi phí sẽ được xác định một cách chính thức.

"Mức giá 10.246 đồng là mức giá tạm tính tối đa để  phục vụ cho việc ký kết thoả thuận dịch vụ cấp nước  trong quá trình lập và tổ chức thực hiện dự án  đầu tư, giá này không phải giá bán đến người tiêu dùng hoặc các đơn vị bán lẻ" - ông Nguyễn Việt Hà nói.

Trong thời gian tới, khi nhà đầu tư phải thực hiện triển khai quyết toán dự án và sẽ có kiểm toán  đối với dự án đầu tư này, sau khi đơn vị quyết toán sẽ xác định được  các chi phí chính thức và khi đó sẽ xác định được chính xác giá thành sản xuất của Công ty sông Đuống.

Trả lời câu hỏi về việc tại sao giá nước sông Đuống lại cao hơn sông Đà, ông Hà lý giải về nguyên tắc tính giá của các đơn vị là giống nhau, đều được thực hiện trên cơ sở Nghị định 117 và Thông tư 75, nhưng giữa các nhà máy có các yếu tố khác nhau. Thứ nhất là công nghệ của nhà máy khác nhau dẫn tới hiệu suất đầu tư của các nhà máy là khác nhau. Thứ hai là chất lượng nguồn nước thô vào khác nhau, chất lượng sông Đà khác và nước sông Đuống khác dẫn tới có sự lệch giá.

Nguyễn Hà - Phạm Đông - Tô Thế
TIN LIÊN QUAN

Đề nghị xem xét lại việc tỉ phú Thái Lan mua 34% nhà máy nước Sông Đuống

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. Hồ Chí Minh), nước sạch thuộc vấn đề an ninh quan trọng, thậm chí hơn cả lương thực. Vị đại biểu này lo ngại về tình trạng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần Công ty nước sạch Sông Đuống.

Nữ tỉ phú Thái Lan xinh đẹp mua cổ phần nhà máy nước sông Đuống giàu cỡ nào

Hương Nguyễn |

Nữ tỉ phú Thái Lan Jareeporn Jarukornsakul hiện không chỉ mua 34% cổ phần tại Nhà máy nước sông Đuống mà hiện còn sở hữu 41% cổ phần tại Công ty Cổ phần cấp nước Cửa Lò.

Hà Nội mỗi ngày “bù lỗ” tiền tỉ cho Nhà máy Nước mặt Sông Đuống

THÔNG CHÍ |

Theo nguồn tin của PV Lao Động, vào tháng 6, Sở Tài Chính Hà Nội đã có cuộc họp về việc xem xét điều kiện bù giá nước của Nhà máy Nước mặt Sông Đuống cho Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Cty Cổ phần Viwaco (hai đơn vị mua nước buôn rồi phân phối bán lẻ cho người dân - PV).

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Đề nghị xem xét lại việc tỉ phú Thái Lan mua 34% nhà máy nước Sông Đuống

CAO NGUYÊN - ĐẶNG CHUNG |

Theo đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP. Hồ Chí Minh), nước sạch thuộc vấn đề an ninh quan trọng, thậm chí hơn cả lương thực. Vị đại biểu này lo ngại về tình trạng nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần Công ty nước sạch Sông Đuống.

Nữ tỉ phú Thái Lan xinh đẹp mua cổ phần nhà máy nước sông Đuống giàu cỡ nào

Hương Nguyễn |

Nữ tỉ phú Thái Lan Jareeporn Jarukornsakul hiện không chỉ mua 34% cổ phần tại Nhà máy nước sông Đuống mà hiện còn sở hữu 41% cổ phần tại Công ty Cổ phần cấp nước Cửa Lò.

Hà Nội mỗi ngày “bù lỗ” tiền tỉ cho Nhà máy Nước mặt Sông Đuống

THÔNG CHÍ |

Theo nguồn tin của PV Lao Động, vào tháng 6, Sở Tài Chính Hà Nội đã có cuộc họp về việc xem xét điều kiện bù giá nước của Nhà máy Nước mặt Sông Đuống cho Cty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông và Cty Cổ phần Viwaco (hai đơn vị mua nước buôn rồi phân phối bán lẻ cho người dân - PV).