“Giải cứu” nông sản? Không, nên “giải cứu” nông dân!

Thảo Anh |

Nghịch lý “được mùa mất giá” vẫn đang đè nặng đôi vai nông dân Việt Nam. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay đã phải giải cứu nông sản hai lần, trong đó có chuối ở Đồng Nai và dưa hấu ở Quảng Ngãi. Rồi từ đó điệp khúc nông dân “khóc ròng” chờ “hiệp sĩ cộng đồng” giải cứu lại tái diễn.

Không thể phủ nhận rằng những cuộc giải cứu nông sản cho thấy dấu hiệu đáng mừng về tinh thần tương trợ của người Việt song cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại có thể chúng ta đang giúp kinh tế tạm thời mà “hại tư duy” lâu dài của nhà nông.

Một thực trạng đang diễn ra và sắp sửa thành tiền lệ: Thấy năm trước giá cao thì năm sau đổ xô ồ ạt trồng. Song đến lúc thu hoạch thì thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc đóng cửa khiến người nông dân thiệt hại nặng nề, nông nghiệp lại được một phen khốn đốn. Rõ ràng người nông dân đang hoàn toàn thụ động trong việc tiêu thụ nông sản. Vô tình họ rơi vào những cái “bẫy kinh tế” được giăng sẵn. Nhưng nguyên nhân sâu xa cũng bởi người nông dân còn tham lợi trước mắt.

Thực tế vào năm 2015, nông sản cũng rớt giá thê thảm và được cộng đồng cứu trợ song người nông dân thay vì nghiên cứu kĩ thị trường “thua keo này ta bày keo khác” thì lại tiếp tục “làm liều” khiến điệp khúc nông sản được mùa bị thương lái ép giá, nông dân tiếp tục “kêu cứu”. Cứ thế một vòng luẩn quẩn không biết bao giờ mới dứt. Tư duy tiểu nông với lối suy nghĩ “được ăn cả ngã về không” và lòng tốt của “hiệp sĩ cộng đồng” đang vô tình tạo ra sự chây lười và ỷ lại của một nền nông nghiệp.

Để tránh tình trạng “đâm lao phải theo lao” của nông dân Việt thì cần phải tìm ra lộ trình bền vững cho nông nghiệp. Xét cho cùng việc cộng đồng tình nguyện vào cuộc giải cứu nông sản chỉ là một giải pháp tình huống tạm thời. Không thể mỗi khi nông sản mất giá thì lại vào “giải cứu”.

Vì thế cần một giải pháp bài bản, khoa học, mang tính tầm nhìn. Đầu tiên là nghiên cứu về những loại nông sản mang lại giá trị kinh tế bền vững. Chúng ta cũng có thể chú trọng vào tìm hiểu những mô hình kinh tế thành công để nhân rộng. Sau đó là đối với vấn đề thị trường tiêu thụ nông sản. Chúng ta đang quá lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu trong khi đó bằng chứng cho thấy trong hai cuộc giải cứu vừa rồi nông sản tiêu thụ rất nhanh trong thị trường nội địa nếu như có kế hoạch hợp lí và khoa học.

Việc tìm đầu ra, tổ chức các kênh phân phối và lưu thông nông sản đang là thách thức lớn và là nhiệm vụ thiết yếu nhất. Thay vì loay hoay tìm cách giải cứu từng vụ dưa, mùa chuối… thì tìm kiếm một giải pháp dài hơi mới là thượng sách để nông nghiệp không tiếp tục rơi vào "bi kịch".

 

 

 

Thảo Anh
TIN LIÊN QUAN

Làm gì để “giải cứu” nông sản sạch?

HUỆ PHẠM |

Trong bối cảnh nông sản bẩn, nông sản không rõ nguồn gốc hoành hành trên thị trường thì nhiều doanh nghiệp đã tìm cách đưa các sản phẩm nông sản sạch tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên do sản xuất còn manh mún và chịu nhiều sức ép từ nông sản ngoại nhập, nông sản Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hôm qua (14.12), một cuộc hội thảo lớn do Tập đoàn Vingroup tổ chức đã đặt thẳng những vấn đề và giải pháp cho câu chuyện “làm thế nào để nông sản sạch từ đồng ruộng đến được mâm cơm từng gia đình”. Các chuyên gia và 250 người đại diện cho các doanh nghiệp, hộ dân làm nông sản đã cùng tìm phương án “giải cứu” nông sản sạch.

Bộ Tài chính nói gì về gói lãi suất 2% chậm giải ngân

Trà My |

Việc giải ngân gói 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2% đến nay kết quả chưa được như kì vọng. Bộ Tài chính nói gì về đề xuất điều chuyển nguồn gói vay hỗ trợ lãi suất này sang chương trình cho vay giải ngân qua Ngân hàng Chính sách xã hội?

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Dường như mối tình đầu luôn là mối tình đẹp nhất, để lại nhiều dư vị ngọt ngào nhất của tuổi trẻ. Nhưng mối tình đầu cũng luôn buồn nhất và nhiều chia ly nhất. Chắc hẳn, đó sẽ là mối tình không bao giờ quên được vì nó chính là những rung động đầu tiên đối với mỗi người. Và sẽ chẳng có ai tin rằng, có những người chia tay mối tình đầu sau vài chục năm xa cách, lại có thể quay trở về chung sống với nhau thật hạnh phúc.

Tài chính thông minh: Đầu tư gì với 30 triệu đồng tiết kiệm mỗi tháng?

Nhóm PV |

Trong số Tài chính thông minh (laodong.vn) lần này, Ths Ngô Thành Huấn - Giám đốc Khối tài chính cá nhân tại FIDT - sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về câu hỏi tiết kiệm từ 10 - 30 triệu đồng/tháng thì nên đầu tư vào đâu.

Người trẻ mang mùa xuân đến với người vô gia cư

THUỲ DƯƠNG - THIỆN NHÂN |

Đêm muộn cuối năm, trong cái lạnh tê tái của mùa đông khi đa số mọi người đang trở về quê ăn tết, sum vầy với gia đình thì các đoàn thiện nguyện cũng bắt đầu hành trình mang tết đến cho những cụ ông cụ bà vô gia cư.

Cảnh màn trời chiếu đất của tiểu thương vượt hàng trăm km lên TPHCM bán hoa

Chân Phúc |

Mang cây kiểng, hoa các loại từ mọi miền đất nước vào TPHCM để bán trong dịp Tết, khi màn đêm xuống, khách không còn, những tiểu thương phải nghỉ tạm trên những chiếc võng, lều dựng tạm, mong chờ sớm ngày bán hết hoa Tết để về quê sum họp cùng gia đình.

Thủ tướng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm 3 Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai nhiệm kỳ 2021 – 2026 đối với các ông: Hồ Phước Thành; Đỗ Tiến Đông; KPă Thuyên.

Chuyển hồ sơ sai phạm ở dự án của Mường Thanh Hà Nam cho Bộ Công an xử lý

Quang Việt |

Thanh tra Chính phủ chuyển Bộ Công an xem xét và xử lý dự án tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại Mường Thanh tại tỉnh Hà Nam do phát hiện có nhiều sai phạm liên quan chỉ định đầu tư, cho thuê đất, chuyển nhượng căn hộ...

Làm gì để “giải cứu” nông sản sạch?

HUỆ PHẠM |

Trong bối cảnh nông sản bẩn, nông sản không rõ nguồn gốc hoành hành trên thị trường thì nhiều doanh nghiệp đã tìm cách đưa các sản phẩm nông sản sạch tới tay người tiêu dùng. Tuy nhiên do sản xuất còn manh mún và chịu nhiều sức ép từ nông sản ngoại nhập, nông sản Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hôm qua (14.12), một cuộc hội thảo lớn do Tập đoàn Vingroup tổ chức đã đặt thẳng những vấn đề và giải pháp cho câu chuyện “làm thế nào để nông sản sạch từ đồng ruộng đến được mâm cơm từng gia đình”. Các chuyên gia và 250 người đại diện cho các doanh nghiệp, hộ dân làm nông sản đã cùng tìm phương án “giải cứu” nông sản sạch.