Bạn đọc viết: Đơn độc “bơi ngược dòng” thành tích?

Thanh Nguyễn |

Thông tin một học sinh lớp 6 bị trả về học lại lớp 1 vì đọc chưa thông, viết chưa thạo đang làm dư luận kinh ngạc, sững sờ. Nhưng xin khẳng định, đó không phải là trường hợp duy nhất và chẳng ai dại gì đơn độc “bơi ngược dòng” thành tích.
Tại Sóc Trăng, em L.S.V, đang học lớp 6 Trường THCS Lê Vĩnh Hòa, bị trả về Trường Tiểu học Lý Đạo Thành sau khi phát hiện “có vấn đề” về đọc, viết. Đầu tiên, em “được” bố trí vào lớp 5, rồi đẩy xuống lớp 1, sau đưa lên lớp 2. Trình độ văn hóa của em V đang dần định hình rõ nét. Em đã đi một vòng khá dài, khá xa, nhưng xem chừng sự học càng ngày càng mù mờ.

Bởi trong sức vóc của một cậu bé lớp 6, V phải ngồi học cùng các “bạn” lớp 1, lớp 2. “Cú sốc” ấy đã tước đi tất cả ước vọng và niềm khao khát học tập trong em. Sau vài ngày cố gắng, giờ đây em đã bỏ học và phụ bố việc đồng áng. 

Em sẽ làm được gì với túi hành trang tri thức, kĩ năng ít ỏi ấy? Có lẽ sẽ là một công việc lao động phổ thông, lao động chân tay đơn thuần. Nhưng với mớ kiến thức lõm bõm ấy, khả năng khá cao là em sẽ trở thành một lao động kém chất lượng.

Tờ giấy chứng nhận “Hoàn thành chương trình tiểu học” là “lời nói dối” quá đỗi ngọt ngào mà người ta trao cho em. Một đứa trẻ đang tầm tuổi lớp 6 chỉ viết được tên mình nhưng không đọc được, viết tên mẹ thì ngoằn nghèo chẳng ra chữ lại có thể ung dung mỗi năm mỗi lớp. Lỗi này do ai?

Phụ huynh không quan tâm con cái và phó mặc hoàn toàn việc học cho nhà trường ư? Chẳng phải như thế! Cha mẹ em V thừa biết sức học của con mình và họ đã mạnh dạn xin cho con “được ở lại lớp”, ít nhất là hai lần vào năm lớp 4, lớp 5. Đáp lại “nhã ý” của phụ huynh là lời khẳng định, cháu học được và cứ thế lên lớp.

Trường Tiểu học Lý Đạo Thành đã nhận một phần lỗi về mình khi “sơ suất” cho một học sinh đọc chưa thông, viết chưa thạo lên lớp đều đều. Tuy nhiên, nói một cách thẳng thừng, lỗi này nằm sâu ở căn bệnh thành tích trong giáo dục, cái bệnh mà mọi người vẫn ca cẩm “biết rồi, khổ lắm, nói mãi…”.

Hãy mạnh dạn tiến hành cuộc khảo sát tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp một cách quy mô, nghiêm túc, hiệu quả ở tất cả các cấp học trong cả nước. Có lẽ những tiếng “ồ” sẽ liên tục bật ra. Bởi ngay tại những thành phố lớn, những trường học đạt chuẩn quốc gia vẫn còn khá nhiều em “ngồi nhầm”. Có em vẫn đang ngượng nghịu đánh vần con chữ. Có em đang ngồi trong lớp “vẽ chữ”, “chép chữ”, “tô chữ” thầy ghi trên bảng. Có em vẫn dùng những “kí hiệu” riêng khi viết bài và trang vở chẳng khác gì ghi “bùa chú”…

Những bảng báo cáo thành tích lung linh với tỉ lệ học sinh khá giỏi cao ngất, tỉ lệ tốt nghiệp tối đa, danh hiệu thi đua cao quý vẫn hào sảng vang lên trong các hội nghị. Người ta quen chăm chăm nhìn vào thành tích, ca tụng chiến công mà đôi khi vô tình bỏ quên những “góc khuất”, những “điểm trừ” xấu xí. Thành tích và những chỉ tiêu phải đạt như một chiếc “vòng kim cô” tóm chặt lấy nhà giáo, buộc phải dạy, phải đánh giá học sinh sao cho đạt chỉ tiêu. Nếu không đạt, lập tức rơi vào tình thế phải báo cáo, giải trình và … cắt thi đua.

Ai can đảm “bơi ngược dòng” thành tích? Có rất nhiều nhà giáo mạnh dạn đề xuất học thật - dạy thật - đánh giá đúng thực chất. Nhưng căn bệnh thành tích như một biển nước cuồn cuộn cuốn cả xã hội xuôi dòng. Thế là một vài cá nhân đơn độc buộc phải ngoảnh mặt làm ngơ, dù lòng nhức nhối vẫn phải đặt bút sửa điểm, nâng điểm.

Dù “học để làm người” là chân lý thì một quy tắc ngầm “học vì thành tích” vẫn tồn tại. Và chừng nào áp lực chỉ tiêu được cởi trói, căn bệnh thành tích được chữa khỏi thì mới hết những tương lai dở dang.

Bạn đọc có thể bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình tại phần Bình luận sau mỗi bài viết; bấm vào chuyên mục "Làm báo cùng Lao Động" hoặc gửi vào địa chỉ email: bandoclaodong@gmail.com; Fanpage Báo Lao Động: www.facebook.com/laodongonline. Bài viết của bạn đọc sẽ được trả nhuận bút. Bình luận (comment) của bạn đọc nhận được nhiều lượt thích (like) sẽ có phần thưởng xứng đáng. Trân trọng cảm ơn mọi đóng góp của bạn đọc.
Thanh Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Cựu Tổng thống Nga dự đoán sẽ có liên minh quân sự mới phản đối Mỹ

Song Minh |

Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo, khủng hoảng Ukraina có thể dẫn đến việc thành lập một liên minh quân sự mới phản đối Mỹ.

Cây mai vàng 60 năm tuổi, tán rộng hơn 5 mét ở Đồng Nai hút khách tham quan

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai - Theo ghi nhận của PV báo Lao Động vào ngày 23.1, tức mùng 2 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, rất đông người dân tại Đồng Nai cũng như các tỉnh lân cận đã tập trung đến chơi Tết, chiêm ngưỡng và chụp ảnh chung với cây mai vàng đã gần 60 năm tuổi nổi tiếng khắp cả nước tại đường Ngô Quyền, thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc.

Khách quốc tế trở lại Việt Nam lần thứ 4 để trải nghiệm không khí Tết

Nhóm PV |

Dù chọn đến Việt Nam với những mục đích khác nhau, nhưng du khách quốc tế đều bị thu hút bởi Tết Nguyên đán với những nét văn hóa cổ truyền. Thậm chí có người quyết tâm quay lại Việt Nam lần thứ 4 để tận hưởng trọn vẹn không khí Tết.

Chơi đâu khi du xuân Đà Lạt dịp Tết Quý Mão 2023?

Thuý Ngọc |

Tết đến Xuân về, những địa điểm đẹp du xuân luôn là chủ đề được bàn tán xôn xao. Trải nghiệm du xuân Đà Lạt với không khí trong lành ngày Tết, chắc hẳn sẽ không làm bạn trở nên thất vọng.

Du hành ở xa lộ Hẻo lánh: Cung đường vắng vẻ nhất thế giới

Thanh Hà |

Trải dài 2.700km từ Laverton ở Tây Australia đến Winton ở Queensland xa xôi, Outback Way (hay xa lộ Hẻo lánh) là "lối tắt" tuyệt vời giúp tiết kiệm nhiều tuần di chuyển ở Australia. 

Xe dịch vụ nhận khách không xuể dịp Tết

Anh Thư |

Những ngày Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại, thăm thân của người dân tăng cao. Đáp ứng nhu cầu của người dân, nhiều lái xe dịch vụ đã chạy xuyên Tết.

Vắng lặng quán ăn, nhộn nhịp hàng cà phê dịp Tết

Hiếu Anh |

Những ngày đầu năm mới Tết Quý Mão 2023, hầu như các quán ăn chưa mở cửa. Thế nhưng, các quán cà phê lại nhộn nhịp khách.

Hà Nội: Loạt siêu thị lớn mở cửa mùng 2 Tết, hàng hóa đầy ắp

Vương Trần |

Từ mùng 2 Tết Quý Mão (ngày 23.1), nhiều siêu thị, chuỗi cửa hàng trên địa bàn Hà Nội đã mở cửa, hoạt động trở lại phục vụ người dân. Các quầy hàng về rau xanh, thực phẩm có nhiều người qua lại.