Nhiều cơ hội cho chuyển đổi số, ứng dụng AI trong ngành logistics Việt Nam

NGUYỄN ĐĂNG |

Quy mô thị trường vận tải hàng hóa và logistics Việt Nam ước đạt 48,38 tỉ USD trong năm 2024. Trong đó, việc chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là bước đi quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Ngành logistics toàn cầu tăng trưởng mạnh

Logistics đóng vai trò then chốt trong việc phát triển thương mại trên toàn cầu, giúp tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu chi phí vận hành.

Theo báo cáo DxReports mới nhất của FPT Digital, ngành logistics toàn cầu sẽ tăng trưởng từ 9.407,5 tỉ USD năm 2023 lên 15.978,2 tỉ USD vào năm 2032, với tốc độ kép hàng năm (CAGR) đạt 6,4%.

Các công ty hàng đầu đang đầu tư mạnh mẽ vào các dự án chuyển đổi số nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Chẳng hạn, tập đoàn DHL đầu tư hơn 2 tỉ Euro vào các dự án chuyển đổi số từ năm 2021 đến năm 2025 nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng và nhân viên.

Hay như UPS đầu tư 1 tỉ USD/năm vào công nghệ và đổi mới, đặc biệt tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh.

Trong việc chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng rộng rãi trong quản lý kho hàng, tối ưu hóa tuyến đường và dự đoán nhu cầu,... tạo ra các bước tiến vượt bậc trong việc tự động hóa và tối ưu hóa logistics.

Bài toán tại Việt Nam

Theo công ty nghiên cứu thị trường Modor Intelligence, quy mô thị trường vận tải hàng hóa và logistics Việt Nam ước đạt 48,38 tỉ USD trong năm 2024, tốc độ tăng trưởng kép hàng năm là 6,19% đến năm 2029.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics chủ yếu có quy mô nhỏ và nguồn lực tài chính còn yếu. Năm 2023, trung bình quá trình chuyển đổi số toàn bộ doanh nghiệp có tổng chi phí từ khoảng 200 triệu đồng đến hàng chục tỉ đồng, chưa phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc chuyển đổi số, ứng dụng AI được các công ty lớn về logistics trên thế giới đẩy mạnh. Ảnh: Chụp màn hinh
Việc chuyển đổi số, ứng dụng AI được các công ty lớn về logistics trên thế giới đẩy mạnh. Ảnh: Chụp màn hình

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI sẽ là chìa khóa giúp các doanh nghiệp logistics Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và tối ưu hóa quy trình vận hành.

Theo các chuyên gia của FPT Digital, để thành công trong hành trình chuyển đổi số và ứng dụng AI, các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ, bao gồm máy chủ hiệu suất cao, hệ thống lưu trữ và phần mềm chuyên biệt để xử lý và phân tích dữ liệu lớn. Đây là nền tảng cơ bản để triển khai các giải pháp AI hiệu quả.

Tiếp theo, việc đào tạo và phát triển nhân sự có kỹ năng về công nghệ thông tin và hiểu biết sâu sắc về ngành logistics là rất cần thiết. Các doanh nghiệp cần thiết lập các chương trình đào tạo liên tục để nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên. Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng cao là bước không thể thiếu để AI hoạt động hiệu quả.

Các doanh nghiệp cần thu thập, làm sạch và chuẩn bị dữ liệu để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của các thuật toán AI. Đảm bảo an ninh mạng và bảo mật dữ liệu cũng là ưu tiên hàng đầu, nhằm bảo vệ thông tin khách hàng và dữ liệu kinh doanh khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài và bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu. Lộ trình triển khai AI cần rõ ràng và khả thi, bắt đầu từ những nhu cầu thực tế và mục tiêu cụ thể.

Việc thực hiện các bước trên sẽ giúp các doanh nghiệp logistics Việt Nam tận dụng tối đa lợi ích của AI, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

AI không chỉ là công cụ hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định giúp ngành logistics phát triển bền vững và hiệu quả trong tương lai. Đây chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp logistics Việt Nam vươn lên trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt.

NGUYỄN ĐĂNG
TIN LIÊN QUAN

Đà Nẵng định hướng nghề nghiệp cho sinh viên công nghệ thông tin

Nguyễn Linh |

Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng, toàn thành phố hiện có 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân (đứng thứ hai sau TP HCM và gấp 3 lần tỷ lệ trung bình toàn quốc). Số lượng nhân lực công nghệ số khoảng 53.000 người.

Tháo gỡ các điểm nghẽn để ngành logistics Việt Nam phát triển xứng tầm

Vũ Long |

Phát triển logistics theo hướng xanh là hướng đi của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được mục tiêu này.

Đào tạo nhân lực logistics Việt Nam thiếu thực tế, chưa có tiêu chuẩn nghề

THÙY TRANG |

Mặc dù có tiềm năng phát triển lĩnh vực logistics nhưng để cạnh tranh với các nước khu vực, ông Trần Chí Dũng, Nhóm Phát triển bền vững và Chuyển đổi số thuộc Liên đoàn Giao nhận Vận tải ASEAN (AFFA) đánh giá, việc đào tạo nhân lực ở Việt Nam còn thiếu thực tế. Người học mất nhiều thời gian trong khi kinh nghiệm thì thiếu.

Chăm lo cho người lao động bằng hành động thiết thực từ kinh phí công đoàn

Tuyết Lan |

Kinh phí công đoàn có vai trò đặc biệt quan trọng để chăm lo trực tiếp cho người lao động. Đây chính là nguồn lực để công đoàn cơ sở tổ chức các hoạt động thiết thực cả về vật chất và tinh thần cho người lao động.

Kiểm tra hoạt động bán chui vàng miếng ở Lạng Sơn sau phản ánh của Lao Động

NHÓM PV |

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Lạng Sơn gửi văn bản hỏa tốc giấy mời họp với đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan để trao đổi các biện pháp xử lý trước thông tin phản ánh của Báo Lao Động về hoạt động bán chui vàng miếng trên địa bàn tỉnh này.

Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

Bất chấp mạng sống, đua nhau vớt củi giữa nước lũ cuồn cuộn ở Điện Biên

NHÓM PV |

Mưa lớn kéo dài khiến nước lũ dâng cao, rất nhiều người dân tại Điện Biên đã bất chấp nguy hiểm để vớt củi trên dòng nước đục ngàu, cuồn cuộn.

Bổ sung một dự án hơn 4ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của quận Tây Hồ

KHÁNH AN |

Hà Nội bổ sung dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước với diện tích 4,006ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ.

Đà Nẵng định hướng nghề nghiệp cho sinh viên công nghệ thông tin

Nguyễn Linh |

Theo Sở Thông tin và Truyền thông TP Đà Nẵng, toàn thành phố hiện có 2,3 doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân (đứng thứ hai sau TP HCM và gấp 3 lần tỷ lệ trung bình toàn quốc). Số lượng nhân lực công nghệ số khoảng 53.000 người.

Tháo gỡ các điểm nghẽn để ngành logistics Việt Nam phát triển xứng tầm

Vũ Long |

Phát triển logistics theo hướng xanh là hướng đi của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được mục tiêu này.

Đào tạo nhân lực logistics Việt Nam thiếu thực tế, chưa có tiêu chuẩn nghề

THÙY TRANG |

Mặc dù có tiềm năng phát triển lĩnh vực logistics nhưng để cạnh tranh với các nước khu vực, ông Trần Chí Dũng, Nhóm Phát triển bền vững và Chuyển đổi số thuộc Liên đoàn Giao nhận Vận tải ASEAN (AFFA) đánh giá, việc đào tạo nhân lực ở Việt Nam còn thiếu thực tế. Người học mất nhiều thời gian trong khi kinh nghiệm thì thiếu.