Tuyển thủ Việt Nam dự Olympic 2024 đang nhận lương thế nào?

HOÀI VIỆT |

Thể thao Việt Nam đã có 11 tuyển thủ giành suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024. Lương, thu nhập của các gương mặt trọng điểm cũng là vấn đề nhận nhiều sự quan tâm.

"Mức lương 100 triệu đồng/tháng là mơ ước"

Đó là chia sẻ của cua-rơ Nguyễn Thị Thật trên truyền thông khi từng xuất hiện đồn đoán rằng tuyển thủ được mức lương này. Nguyễn Thị Thật đang thuộc đội xe đạp nữ An Giang làm chủ quản. Cô được tạo điều kiện để ra nước ngoài khoác áo đội đua nữ Israel-Premier Tech Roland, có thêm các cơ hội thi đấu.

Người trong làng xe đạp đường trường Việt Nam cho biết, nếu thường xuyên thi đấu ở nước ngoài thì mức lương khi tính tỉ giá ra tiền Việt Nam có thể được như vậy hoặc còn hơn. Tuy nhiên tại Việt Nam, ở các đội đua trong nước, không cua-rơ nào có mức lương cao như vậy.

Thể thao Việt Nam có 11 tuyển thủ đã đạt suất Olympic Paris (Pháp) 2024 gồm Nguyễn Thị Thật (An Giang, xe đạp), Võ Thị Kim Ánh (An Giang, boxing), Nguyễn Huy Hoàng (Quảng Bình, bơi), Trịnh Thu Vinh (Công an Nhân dân, bắn súng), Lê Thị Mộng Tuyền (TP Hồ Chí Minh, bắn súng), Hà Thị Linh (Hà Nội, boxing), Nguyễn Thị Hương (canoeing, Vĩnh Phúc), Phạm Thị Huệ (Đà Nẵng, rowing), Nguyễn Thùy Linh (Đồng Nai, cầu lông), Lê Đức Phát (Quân đội, cầu lông), Trịnh Văn Vinh (Bắc Ninh, cử tạ).

Tất cả họ là tuyển thủ trọng điểm nên đang được hưởng chế độ dinh dưỡng cao nhất của thể thao Việt Nam là 640 nghìn đồng/người/ngày. Dù vậy, lương của tuyển thủ khi tập luyện, chuẩn bị thi đấu vẫn hưởng theo đúng quy định theo Nghị định 152 của Chính phủ là hưởng 270 nghìn đồng/người/ngày (tính theo số ngày thực tập luyện).

Về cơ bản, mức lương của tuyển thủ - dù đó là tuyển thủ Olympic - cũng chỉ trên dưới từ 7-8 triệu đồng/tháng/người. Tuy vậy, như Báo Lao Động từng đề cập, mỗi địa phương có những chế độ riêng dành cho vận động viên quan trọng của mình, đặc biệt là vận động viên Olympic. Với sự hỗ trợ này, tinh thần của tuyển thủ khi tập luyện, thi đấu được lên cao hơn.

Ngoài chế độ của đội tuyển hay của địa phương, một số tuyển thủ còn có thêm thu nhập nếu có các hợp đồng quảng cáo. Ở môn cầu lông, tuyển thủ Nguyễn Thùy Linh và Lê Đức Phát đang có hợp đồng quảng cáo từ một số nhãn hiệu sản xuất đồ thể thao.

Tay vợt Nguyễn Thuỳ Linh. Ảnh: Thanh Vũ
Tay vợt Nguyễn Thuỳ Linh. Ảnh: Thanh Vũ

Cần chế độ phù hợp

Tay đấm Hà Thị Linh đang là tuyển thủ Olympic duy nhất của thể thao Việt Nam được chế độ hỗ trợ 17 triệu đồng/tháng và kéo dài trong 48 tháng (4 năm) khi đạt được kết quả là giành suất chính thức Olympic Paris (Pháp) 2024. Chế độ trên có được do Linh được hưởng từ đơn vị chủ quản Hà Nội. Ngoài Hà Nội, các đơn vị mà có những tuyển thủ đã giành được suất Olympic Paris (Pháp) 2024 (như kể trên) chưa ban hành chế độ hỗ trợ đối với người đạt được suất Olympic.

Lúc này, trong Nghị định 152 của Chính phủ Quy định một số chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu (ban hành năm 2018), quy định về chế độ hoặc thưởng đối với kết quả đạt suất Olympic là không có.

“Chúng tôi rất tin tưởng với chế độ mới được áp dụng từ năm 2024, vận động viên thể thao Hà Nội sẽ có được sự hỗ trợ tốt nhất để đảm bảo tốt tinh thần và chuyên môn khi tập luyện, thi đấu. Đấu trường Olympic là rất quan trọng nhưng phải vượt qua vòng loại Olympic thì mới được dự Thế vận hội.

Chúng tôi đánh giá kết quả tại vòng loại Olympic có ý nghĩa quan trọng không kém khi thi đấu chính thức. Em Hà Thị Linh là tuyển thủ đầu tiên được chế độ hỗ trợ này”, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội Phạm Xuân Tài trao đổi khi có mặt đón tuyển thủ Hà Thị Linh trở về Việt Nam từ giải vòng loại Olympic vào ngày 3.6 vừa qua.

Lúc này, ở cấp độ quốc gia, thể thao Việt Nam đang tập trung đào tạo huấn luyện khoảng 2.500 vận động viên (khoảng 1.400 vận động viên đội tuyển, 1.100 vận động viên trẻ) theo các nội dung, các đội thể thao. Chúng ta chỉ phấn đấu mục tiêu rất gọn nhẹ là giành từ 12 đến 15 suất chính thức dự Olympic Paris (Pháp) 2024.

Chính thế, bài toán cho thấy để giành được suất Olympic là không dễ với thể thao Việt Nam dù chúng ta có lực lượng vận động viên dồi dào. Thể thao Việt Nam đã và đang xây dựng các chương trình đào tạo huấn luyện có mục tiêu trọng tâm đối với đấu trường ASIAD, Olympic.

Mục tiêu chuyên môn hướng đến là điều cần thiết nhưng việc xây dựng một chế độ đặc thù cho tuyển thủ trọng điểm ở từng đấu trường này là cấp thiết. Thể thao là lĩnh vực chuyên biệt, có đặc thù nghề nghiệp. Chính vậy, nhà quản lý Cục Thể dục - Thể thao phải tính toán rất kỹ khi xây dựng các cơ chế chính sách về thu nhập cho huấn luyện viên, vận động viên để tham mưu cho lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm có những thay đổi tích cực trong thời gian tới.

HOÀI VIỆT
TIN LIÊN QUAN

Vận động viên thể thao Việt Nam nhận mức lương như thế nào?

MINH PHONG |

Ngoài bóng đá và một số trường hợp vận động viên đẳng cấp quốc tế có nguồn thu nhập ổn định (tiền thưởng sau thi đấu), nhìn chung, các vận động viên địa phương có thu nhập chỉ ở mức 7-8 triệu đồng/tháng.

Cầu thủ bóng chuyền nữ tăng thu nhập từ các hợp đồng chuyển nhượng

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Tú Linh và chủ công Vi Thị Như Quỳnh là hai trường hợp chuyển nhượng cầu thủ bóng chuyền nữ Việt Nam được chú ý những năm gần đây.

Thể thao Việt Nam có tấm vé thứ 11 dự Olympic 2024 ở môn boxing

MINH PHONG |

Hà Thị Linh là vận động viên thứ 11 của thể thao Việt Nam giành vé chính thức tham dự Olympic Paris 2024.

Chi 1.909 tỉ đồng tài chính Công đoàn chăm lo cho người lao động khó khăn ở Bình Dương

ĐÌNH TRỌNG |

Từ năm 2018-2023, Công đoàn tỉnh Bình Dương đã chi 1.909 tỉ đồng để chăm lo cho người lao động khó khăn. Sự hỗ trợ kịp thời của tổ chức công đoàn đã giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, gắn bó với Bình Dương. Qua đó, doanh nghiệp cũng ổn định nguồn lao động, thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế.

Bắt Tổng Giám đốc VEAM Phan Phạm Hà

Việt Dũng |

Ông Phan Phạm Hà - Tổng Giám đốc VEAM bị Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020 vướng nhiều vi phạm

Hoàng Bin |

Ngày 12.6, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Nam đã kiểm điểm, xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật đối với Đảng ủy Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Nam nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vẫn im lặng vụ 2 biển báo đối nghịch kề nhau

Đền Phú - Trần Tuấn |

Hà Nội - Sau hơn 1 tháng phóng viên Báo Lao Động có bài phản ánh và gửi giấy giới thiệu gửi đến Sở Giao thông Vận tải Hà Nội để tìm hiểu lý do 2 biển báo đối nghịch nằm cạnh nhau trên phố Văn Miếu, đến nay, vẫn chưa có câu trả lời từ Sở này.

TP Hồ Chí Minh cần 6,4 triệu tỉ đồng vốn đầu tư giai đoạn 2021-2030

Đức Mạnh |

Theo Dự thảo Báo cáo Quy hoạch, TP Hồ Chí Minh sẽ ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước để đẩy mạnh thực hiện các công trình, dự án hiện đang chậm tiến độ. Có kế hoạch chi tiết triển khai danh mục các công trình trọng điểm, mang tính động lực đảm bảo tính đồng bộ.

Vận động viên thể thao Việt Nam nhận mức lương như thế nào?

MINH PHONG |

Ngoài bóng đá và một số trường hợp vận động viên đẳng cấp quốc tế có nguồn thu nhập ổn định (tiền thưởng sau thi đấu), nhìn chung, các vận động viên địa phương có thu nhập chỉ ở mức 7-8 triệu đồng/tháng.

Cầu thủ bóng chuyền nữ tăng thu nhập từ các hợp đồng chuyển nhượng

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Tú Linh và chủ công Vi Thị Như Quỳnh là hai trường hợp chuyển nhượng cầu thủ bóng chuyền nữ Việt Nam được chú ý những năm gần đây.

Thể thao Việt Nam có tấm vé thứ 11 dự Olympic 2024 ở môn boxing

MINH PHONG |

Hà Thị Linh là vận động viên thứ 11 của thể thao Việt Nam giành vé chính thức tham dự Olympic Paris 2024.