Xin việc siêu thị gặp siêu lừa: Gian nan đi đòi lại tiền

Huân Cao - Nam Hiệp |

Sau khi thu đủ tiền, các đối tượng dùng đủ chiêu trò để người xin việc thấy nản rồi tự ý bỏ xin việc làm ở siêu thị, đồng nghĩa chấp nhận mất đi số tiền đã đóng. Trong trường hợp người xin việc quyết đòi lại số tiền đã đóng thì các đối tượng chỉ trả lại ngay 50%...

Mất tiền, mất cả công sức và thời gian

Video Nạn nhân gian nan đi đòi lại khoản tiền đã đóng

Bức xúc vì bị lừa, chị Trần Thị Công Hân (quê Kiên Giang, ngụ quận Tân Bình) đã đăng thông tin phản ánh vụ việc của mình lên mạng xã hội, để cảnh báo mọi người về dấu hiệu của một đường dây lừa đảo tuyển nhân viên siêu thị thu tiền người xin việc.

Điều bất ngờ, sau khi chị Hân đăng lên, có nhiều người vào bình luận và cũng cho biết mình là nạn nhân tương tự như chị Hân. Nhiều người cho biết, sau khi đóng đủ tiền phí làm các loại thẻ, tiền đồng phục, tiền ký quỹ,... lên đến gần triệu đồng nhưng chờ đợi mãi vẫn không thấy việc làm siêu thị đâu.

“Sau khi đóng tiền xong thì gọi điện cho họ mãi không được, nếu gọi được thì họ hẹn hết lần này sang lần khác, họ còn cho số người này người kia để liên hệ. Liên hệ những người này, thì được hẹn đến siêu thị này, siêu thị kia để nhận việc, nhưng khi tôi đến thì không gặp được ai để nhận việc. Nhiều lần gọi điện, nhiều lần đi lại mất thời gian, công sức và tiền bạc nhưng vẫn không nhận được việc, thấy nản nên tôi bỏ luôn coi như chấp nhận mất số tiền đã đóng” – một nạn nhân bức xúc nói.

Phản ánh với PV Báo Lao Động, nhiều nạn nhân là người lao động, sinh viên, lao động phổ thông, người lớn tuổi,... đều có chung suy nghĩ là do thấy tuyển việc làm siêu thị với công việc nhẹ nhàng, thu nhập khá nên đăng ký chứ đâu có biết họ lừa dối như vậy.

"Khi vào phỏng vấn, họ nói nghe tin tưởng lắm, nên tôi mới đăng ký và đóng tiền. Ai ngờ đóng xong rồi, đi lại nhiều lần, liên hệ nhiều lần vẫn không thấy việc làm đâu, làm mất đi nhiều thời gian và công sức của tôi. Nếu biết trước thế này thì tôi đã xin làm công nhân cho công ty gần nơi trọ và có khi được nhận một tháng lương rồi" - chị Hà, một nạn nhân bức xúc nói.

 
Nếu nạn nhân quyết tâm đi đòi lại tiền thì cũng chỉ nhận ngay được 50% số tiền đã đóng vào.

Đòi lại tiền thì chỉ nhận được giải quyết ngay 50%

Sau khi đi lại nhiều lần, hẹn hết lần này đến lần khác, chị Trần Thị Công Hân cũng thấy nản nên chấp nhận bỏ xin việc coi như là bài học kinh nghiệm. Tuy nhiên, thấy số tiền gần triệu đồng có thể trả tiền thuê nhà trọ hoặc chi phí ăn uống trong lúc dịch bệnh khó khăn này, nên chị Hân thấy tiếc và quyết tâm đi đòi lại khoản tiền này. Từ đây, hành trình đi đòi lại những đồng tiền “xương máu” của chị rất gian nan, với nhiều thách thức.

Đầu tiên, chị Hân đến “văn phòng siêu thị” ở số 46 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 1 (quận Gò Vấp, Công ty TNHH Nam Việt HRS) để đòi lại tiền. Tuy nhiên, tại đây, cả nhân viên và cấp quản lý không giải quyết, mà yêu cầu chị Hân qua địa chỉ ở đường Lê Trực (phường 7, quận Bình Thạnh, Chi nhánh Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Thương mại Tổng hợp MYMART) để giải quyết.

Tại đây, ông Trần Hồng Phúc người tự xưng là Tổng Giám đốc chi nhánh công ty, đứng ra giải quyết vụ việc với chị Hân. Sau khi nghe chị Hân trình bày đóng tiền nhưng chờ đợi mãi vẫn không có việc, nên yêu cầu hoàn trả lại số tiền đã đóng, ông Phúc đưa ra phương án để người xin việc nhận lại số tiền may đồng phục, nếu muốn nhận ngay thì chỉ được nhận 50% số tiền đã đóng. Còn nếu muốn nhận đủ 100% thì phải đợi sau 45- 60 ngày mới đến nhận lại, khi đó công ty giải quyết sau.

“Tiền may đồng phục đấy chỉ có vài trăm nghìn đồng, mà họ bảo phải sau 45- 60 ngày mới nhận lại được. Chưa kể việc đi lại để đòi được số tiền này, tôi phải mất công nhiều lần và tốn tiền xe ôm đi lại nhưng không biết có nhận được không. Do vậy, tôi chấp nhận mất 50% số tiền đã đóng để nhận được đồng nào hay đồng đó" - chị Hân nói.

Sau khi chấp nhận mất 50% số tiền bảo lãnh đồng phục đã đóng, chị Hân cầm giấy xác nhận của Chi nhánh Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp MYMART quay trở lại địa chỉ Công ty TNHH Nam Việt HRS để đòi lại khoản 500.000 đồng đã đóng. Tại đây, một người tự xưng là quản lý của công ty cũng đưa ra 2 phương án, nếu muốn nhận ngay số tiền trên thì chỉ nhận lại 50% đã đóng, nếu muốn nhận đủ 100% phải đợi 45- 60 ngày sau công ty mới giải quyết.

"Tôi đành phải chấp nhận mất 50% để nhận lại một phần số tiền đã đóng, chứ hơi đâu đợi đến 2 tháng rồi mới đến giải quyết số tiền chỉ vài trăm nghìn, mà chưa chắc họ sẽ trả đủ. Giờ nghĩ lại thấy tức, bởi tự nhiên mất nhiều thời gian và công sức đi lại xin việc, nhưng việc thì không thấy đâu mà tiền đóng vào khi đòi lại thì mất đi 50%" – chị Hân nói.

 
Nạn nhân đến đòi lại tiền thì được chỉ qua chỗ này, chỗ kia.

Anh Nguyễn Đình Lộc (sinh năm 1997, ngụ Bình Dương) chạy xe hơn 50km từ Bình Dương xuống TPHCM để đòi lại số tiền đã đóng.  Khi đến "văn phòng siêu thị" của Công ty TNHH Nam Việt HRS ở số 46 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Gò Vấp thì cũng được chỉ qua văn phòng đường Lê Trực, quận Bình Thạnh (Chi nhánh Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp MYMART) để giải quyết.

Tại đây anh Lộc cũng chỉ nhận lại tiền may đồng phục bằng 50% (175.000/350.000 đồng) số tiền đã đóng, nếu muốn nhận đủ thì cũng phải đợi đến 45-60 ngày mới được giải quyết. Sau đó, anh Lộc cầm giấy xác nhận của Chi nhánh Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp MYMART đến Công ty TNHH Nam Việt HRS để đòi lại các khoản tiền còn lại. Tại đây, quản lý công ty cũng đưa ra điều kiện nếu muốn nhận tiền ngay thì cũng chỉ nhận được 50%, còn muốn nhận đủ phải đợi đến 45  -60 ngày sau.

 
Nạn nhân này cho biết, để có số tiền đóng, chị phải đi vay mượn người thân, nên quyết tâm đòi lại, nhưng Chi nhánh Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại Tổng hợp MYMART và Công ty TNHH Nam Việt HRS chỉ đồng ý trả lại ngay 50% số tiền đã đóng, còn muốn nhận lại đủ 100% thì phải đợi 45-60 ngày.

“Khi đến đòi lại tiền, họ chỉ qua văn phòng này văn phòng kia và đưa ra nhiều lý do để trì hoãn trả lại số tiền tôi đã đóng. Khi tôi cương quyết đòi lại tiền, nếu không sẽ trình báo chính quyền địa phương, thì khi đó họ mới chấp nhận trả lại 50%. Tôi có cảm giác họ cố tình lập ra thông tin tuyển dụng không có thực, để tuyển nhân sự rồi thu phí. Nhiều người đi lại nhiều lần, liên hệ nhiều lần không được thì tự bỏ, những ai quyết tâm đòi thì họ chỉ trả lại ngay 50% số tiền đã đóng, còn lại hứa hẹn sau đó trả tiếp" - anh Lộc bức xúc phản ánh.

Huân Cao - Nam Hiệp
TIN LIÊN QUAN

Xin việc siêu thị gặp siêu lừa: “Lưỡi câu” phía sau buổi phỏng vấn

Huân Cao - Nam Hiệp |

Sau khi đến phỏng vấn xin việc làm ở siêu thị và đóng các loại phí xong, người lao động nhận giấy hẹn để nhận việc. Tuy nhiên, khi đến "nhận việc" thì tiếp tục đóng thêm tiền, rồi về nhà nằm... chờ việc.

Xin việc siêu thị gặp … siêu lừa

Huân Cao - Nam Hiệp |

Tại TPHCM có những công ty mạo danh các siêu thị Co.opmart, Lotte Mart  và  Big C để tuyển người làm việc. Nhiều người dân ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... đã tin tưởng liên hệ xin việc để rồi gặp phải đường dây “siêu lừa”, dẫn đến tiền mất nhưng việc thì chờ đến … "mùa quýt".

Vụ đa cấp trá hình dụ công nhân: Đường dây đã ngưng hoạt động và giải thể

Huân Cao - Nam Hiệp |

TPHCM - Sau khi Báo Lao Động đăng tuyến bài phản ánh về đường dây bán hàng theo mô hình đa cấp nhưng núp bóng hộ kinh doanh để chiêu dụ nhiều công nhân lao động, hiện đường dây này đã ngưng hoạt động và giải thể.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Xin việc siêu thị gặp siêu lừa: “Lưỡi câu” phía sau buổi phỏng vấn

Huân Cao - Nam Hiệp |

Sau khi đến phỏng vấn xin việc làm ở siêu thị và đóng các loại phí xong, người lao động nhận giấy hẹn để nhận việc. Tuy nhiên, khi đến "nhận việc" thì tiếp tục đóng thêm tiền, rồi về nhà nằm... chờ việc.

Xin việc siêu thị gặp … siêu lừa

Huân Cao - Nam Hiệp |

Tại TPHCM có những công ty mạo danh các siêu thị Co.opmart, Lotte Mart  và  Big C để tuyển người làm việc. Nhiều người dân ở TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương... đã tin tưởng liên hệ xin việc để rồi gặp phải đường dây “siêu lừa”, dẫn đến tiền mất nhưng việc thì chờ đến … "mùa quýt".

Vụ đa cấp trá hình dụ công nhân: Đường dây đã ngưng hoạt động và giải thể

Huân Cao - Nam Hiệp |

TPHCM - Sau khi Báo Lao Động đăng tuyến bài phản ánh về đường dây bán hàng theo mô hình đa cấp nhưng núp bóng hộ kinh doanh để chiêu dụ nhiều công nhân lao động, hiện đường dây này đã ngưng hoạt động và giải thể.