Cảnh báo tình trạng lừa tuyển dụng bốc xếp hàng hóa nhẹ lương cao

ĐÌNH TRỌNG |

Sau thời gian dịch bệnh kéo dài, nhiều lao động bị mất việc làm. Hiện nay, nhiều người lao động (NLĐ) ở các nơi về TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ để tìm việc làm, nhưng do nhẹ dạ cả tin lại sập bẫy tuyển dụng của các đối tượng nên tiếp tục rơi vào khó khăn phải quay trở về quê nhà. Đã có trường hợp đã thông báo tới Báo Lao Động để được hỗ trợ.

Mời gọi hấp dẫn và thu tiền đồng phục làm thẻ nhân viên

Sau khi biết mình bị lừa, anh Quách Văn Khoa (44 tuổi, quê Hưng Yên) đã gọi điện về đường dây nóng của Báo Lao Động phản ánh, anh Khoa mong qua câu chuyện này để người dân cảnh giác không rơi vào tình cảnh như mình.

Kể lại câu chuyện của mình, anh Quách Văn Khoa cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên bị mất việc làm cuộc sống khó khăn. Đầu tháng 10.2020, anh lên mạng thấy có thông tin tuyển dụng nhân viên phụ xe chở hàng cho siêu thị làm việc tại các tỉnh thành phía Bắc với mức lương 15 triệu đồng. Theo quảng cáo thì yêu cầu vào TPHCM để phỏng vấn, thử việc 2 ngày, ký hợp đồng rồi mới quay trở lại các tỉnh phía Bắc làm việc. Nếu đi máy bay vào thì sẽ được trả một phần chi phí, còn đi xe khách thì sẽ trả 100% tiền vé. Những ngày thực tập (thử việc) sẽ được trả lương, lo chỗ ở và toàn bộ tiền ăn. Sau khi kết thúc thử việc 2 ngày và ký hợp đồng chính thức sẽ bố trí xe trung chuyển đưa về chi nhánh siêu thị gần nhà ở tỉnh làm việc với đầy đủ chế độ, BHYT, BHXH và thưởng tết 15 triệu đồng.

Tin quảng cáo mức lương hấp dẫn và dẫn dụ của nhân viên môi giới tuyển dụng, anh Khoa vay mượn tiền để vào TPHCM nộp hồ sơ. “Tôi vào TPHCM thì có xe ôtô đón đến một quán cà phê gần bến xe An Sương. Trao đổi lại vài câu, nhân viên môi giới tuyển dụng yêu cầu đóng 700.000 đồng để may đồng phục, làm thẻ nhân viên và đưa xuống một nhà trọ tại Dĩ An, Bình Dương chuẩn bị thử việc. Tới Bình Dương, tôi tiếp tục bị yêu cầu đóng thêm 280.000 đồng tiền làm thẻ bảo hiểm” - anh Khoa kể lại.

Tại đây, buổi sáng, một thanh niên đến nhà trọ chở anh Khoa vào khu cảng ở Dĩ An để làm công việc bốc xếp hàng hóa. “Ban đầu nhân viên môi giới tuyển dụng nói bưng bê hàng hóa chỉ từ 15-25kg, có băng chuyền xếp vào xe tải, chủ yếu để làm quen với mặt hàng, nắm quy trình làm việc. Nhưng trái với lời giới thiệu ban đầu, vào làm thấy nhiều bao, kiện hàng tôi bốc dỡ nặng từ 40-80kg. Công việc rất nặng, nhưng nghĩ chỉ thử việc 2 ngày thôi, ký hợp đồng về ngoài quê làm sẽ nhẹ hơn nên tôi cố gắng làm” - anh Khoa nói.

Chặn liên lạc sau 2 ngày thử việc

Sau 2 ngày thử việc tại đây, anh Khoa liên hệ với nhân viên môi giới để ký hợp đồng, tuy nhiên sau nhiều lần liên hệ số điện thoại đều không liên lạc được. “Gọi cho người môi giới tuyển dụng nhiều lần để ký hợp đồng như thỏa thuận ban đầu không được, tôi đề nghị thanh niên chở mình đi làm trả công thì anh ta nói đã thanh toán cho người môi giới tuyển dụng, rồi anh này cũng chạy mất” - anh Khoa kể.

Sau khi tìm mọi cách liên hệ với người môi giới tuyển dụng không được, anh Khoa mới biết mình bị lừa. “Chi phí đi lại người môi giới hứa Cty sẽ thanh toán, nhưng thực tế xe chở đến đâu mình phải trả tới đó. Số tiền đóng gần 1 triệu đồng không lấy lại được và tiền 2 ngày công cũng không được trả. Họ nói lo toàn bộ tiền ăn trong những ngày thử việc nhưng thực tế chỉ được chỗ bốc dỡ hàng hóa cho một bữa cơm trưa 20.000 đồng. Tiền đi lại và chi phí một tuần ở đây của tôi mất 5 triệu đồng. Không còn tiền, không có người quen nên đành vay tiền để trở về quê”- anh Khoa ngậm ngùi kể lại câu chuyện tìm việc làm của mình.

Cùng hoàn cảnh trên, Báo Lao Động còn nhận được phản ảnh của 2 thanh niên khác ở Đắk Lắk, đó là anh Nguyễn Văn Lợi và anh Nguyễn Văn Minh (cùng 34 tuổi). Anh Minh chia sẻ: “Tiền họ thu của mình không trả, công việc không như giao kèo ban đầu. Họ nói hàng hóa chỉ 20-25kg nhưng thực tế các bao hàng đều rất nặng. Ráng làm 2 ngày để ký hợp đồng rồi về Đắk Lắk nhưng sau đó đều không liên lạc được. Lúc mới xuống họ dẫn mình vào quán cà phê nên không biết đâu mà đòi. Sau 2 ngày thử việc thì chặn số, gọi không được”.

Theo các nạn nhân trên, còn rất nhiều người khác bị lừa gạt với thủ đoạn tương tự. Các đối tượng thường đưa người dân tìm việc đến 1 quán cà phê để thu tiền may đồng phục, thẻ nhân viên, thẻ bảo hiểm rồi mới đưa xuống Bình Dương vào các kho hàng thử việc, sau đó cắt liên lạc. Người quản lý bốc xếp hàng hóa ở kho thì chối bỏ trả công. Khi biết mình bị lừa, các nạn nhân đành ngậm ngùi ra về.

ĐÌNH TRỌNG
TIN LIÊN QUAN

Bình Dương: Nhiều DN hoạt động cầm chừng, NLĐ trước nguy cơ mất việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương tiếp tục gặp khó khăn, người lao động đứng trước nguy cơ bị mất việc làm.

Công nhân mất việc làm, nợ chồng chất vì vay tiền qua app

Nam Dương - Đình Trọng |

Do COVID-19, có những gia đình chồng mất việc, vợ bị giảm giờ làm khiến họ lâm vào cảnh khó khăn. Ngoài ra, những công nhân lớn tuổi càng khó khăn hơn khi không thể tìm được việc làm mới.

Bắc Ninh: Tặng 196 công nhân mất việc làm mỗi người 500 nghìn đồng

Bảo Hân |

Trong Tháng Công nhân năm 2020, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều việc làm quan tâm đến người lao động, nhất là người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mất việc làm, với phương châm “Không để ai bỏ lại phía sau”.

3 phim Việt ra rạp đúng mùng 1 Tết: Tác phẩm nào có khả năng thắng thế?

Chí Long |

3 phim điện ảnh Việt đồng loạt ra mắt đúng mùng 1 Tết Quý Mão 2023 là Chị chị em em 2, Siêu lừa gặp siêu lầyNhà bà Nữ.

Thái Bình: Cả làng đỏ lửa nướng cá ngày đêm vẫn không đủ hàng bán Tết

Nguyễn Thúy |

Cận kề Tết Nguyên đán, làng nướng cá nổi tiếng ở Thái Xuyên (Thái Bình) luôn tất bật với các lò than đỏ hồng, hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ cá nướng vàng óng, săn chắc, thơm nức phục vụ khách hàng dịp cuối năm.

Quả bóng vàng 2022: Tiến Linh sáng cửa

Thanh Vũ |

Nhìn vào phong độ hiện tại, có thể thấy tiền đạo Nguyễn Tiến Linh xứng đáng giành quả bóng vàng 2022.

Kênh đầu tư nào sẽ được hưởng lợi trong năm 2023?

Thái Mạnh |

Trong bối cảnh thị trường tài chính vẫn còn nhiều yếu tố khó lường, thì một số kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản sẽ được hưởng lợi nhờ định giá hấp dẫn và các chính sách được thúc đẩy trong năm nay.

Xe ôm, bốc vác "chuyển nghề" chở thuê đào, quất những ngày cận Tết

Trần Tuấn - Nguyễn Kế |

Bắc Giang - Thay vì làm nhưng công việc như xe ôm, bốc vác, nhiều lao động tự do ở TP.Bắc Giang chuyển sang làm nghề chở thuê đào, quất những ngày cận Tết, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/ngày.

Bình Dương: Nhiều DN hoạt động cầm chừng, NLĐ trước nguy cơ mất việc làm

ĐÌNH TRỌNG |

Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp ở Bình Dương tiếp tục gặp khó khăn, người lao động đứng trước nguy cơ bị mất việc làm.

Công nhân mất việc làm, nợ chồng chất vì vay tiền qua app

Nam Dương - Đình Trọng |

Do COVID-19, có những gia đình chồng mất việc, vợ bị giảm giờ làm khiến họ lâm vào cảnh khó khăn. Ngoài ra, những công nhân lớn tuổi càng khó khăn hơn khi không thể tìm được việc làm mới.

Bắc Ninh: Tặng 196 công nhân mất việc làm mỗi người 500 nghìn đồng

Bảo Hân |

Trong Tháng Công nhân năm 2020, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều việc làm quan tâm đến người lao động, nhất là người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mất việc làm, với phương châm “Không để ai bỏ lại phía sau”.