Viên chức đi biệt phái được hưởng những quyền lợi gì?

Bảo Hân (T/H) |

Pháp luật có quy định viên chức được cử đi biệt phái tối đa bao nhiêu lần không? Viên chức được cử đi biệt phái được hưởng những quyền lợi gì? Bạn đọc Nguyễn Huỳnh Anh (Nam Định) hỏi.

Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định về biệt phái viên chức như sau:

Điều 27. Biệt phái viên chức

1. Việc biệt phái viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Theo nhiệm vụ đột xuất, cấp bách;

b) Để thực hiện công việc cần giải quyết trong một thời gian nhất định.

2. Thời hạn biệt phái viên chức không quá 3 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Viên chức được cử biệt phái chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.

4. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc biệt phái viên chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.

Trước khi quyết định biệt phái viên chức, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân công, phân cấp quản lý viên chức cần gặp gỡ viên chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe viên chức đề xuất ý kiến trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Theo quy định nêu trên, pháp luật chỉ quy định thời hạn biệt phái đối với một lần biệt phái của viên chức là không quá 3 năm. Đối với ngành, lĩnh vực đặc thù, thời hạn một lần biệt phái thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Như vậy, hiện nay không có quy định pháp luật về việc viên chức được cử đi biệt phái tối đa bao nhiêu lần và khoảng cách giữa các lần biệt phái của viên chức.

Viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức.

Theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 27 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, viên chức biệt phái được hưởng quyền lợi quy định tại Khoản 4, Khoản 5 và khoản 6 Điều 36 Luật Viên chức 2010, cụ thể như sau:

Điều 36. Biệt phái viên chức

...

4. Trong thời gian biệt phái, đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm bảo đảm tiền lương và các quyền lợi khác của viên chức.

5. Viên chức được cử biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ.

6. Hết thời hạn biệt phái, viên chức trở về đơn vị cũ công tác. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cử viên chức biệt phái có trách nhiệm tiếp nhận và bố trí việc làm cho viên chức hết thời hạn biệt phái phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức.

Bảo Hân (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Cách tính đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức

Bảo Hân (T/H) |

Viên chức phải có nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo trong những trường hợp nào? Cách tính chi phí đền bù chi phí đào tạo ra sao?  -  Bạn đọc Nguyễn Văn Hưng (Thái Bình) hỏi.

Viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Hải (Vĩnh Phúc) hỏi: Theo tôi được biết, công chức không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, vậy viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Viên chức khác với người lao động như thế nào?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Thái Dương (Hà Nam) hỏi: Viên chức và người lao động khác nhau như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cách tính đền bù chi phí đào tạo đối với viên chức

Bảo Hân (T/H) |

Viên chức phải có nghĩa vụ đền bù chi phí đào tạo trong những trường hợp nào? Cách tính chi phí đền bù chi phí đào tạo ra sao?  -  Bạn đọc Nguyễn Văn Hưng (Thái Bình) hỏi.

Viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Hải (Vĩnh Phúc) hỏi: Theo tôi được biết, công chức không bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, vậy viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Viên chức khác với người lao động như thế nào?

Bảo Hân (T/H) |

Bạn đọc Nguyễn Thái Dương (Hà Nam) hỏi: Viên chức và người lao động khác nhau như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?