Tình trạng cắt giảm lao động, giãn việc xảy ra ở ngành nghề nào?

ANH THƯ |

Thị trường lao động có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế.

Tình trạng cắt giảm lao động

Trong báo cáo "Phát triển thị trường lao động bền vững, bảo đảm an sinh xã hội trong phát triển kinh tế - xã hội", Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội của nhận định, thị trường lao động đã bị tác động nặng nề sau đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị trường lao động đã dần phục hồi trong năm 2022.

Lực lượng lao động tăng khá nhanh, tính đến tháng 9.2022 lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 51,6 triệu người (tăng 1,2 triệu người), tỷ lệ tham gia lực lượng lao là 68,5% (tăng 0,9%).

Số lao động có việc làm cũng tăng trở lại, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong 9 tháng năm 2022 là 50,5 triệu người (tăng 1,5 triệu người).

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thị trường lao động Việt Nam có hiện tượng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ và có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, khu vực, ngành nghề kinh tế.

Bằng chứng rõ nhất hiện nay là tình trạng cắt giảm lao động, giãn việc, giảm giờ làm, cho lao động nghỉ việc luân phiên, tạm hoãn hợp đồng lao động… xảy ra ở một số ngành như dệt may, da giày, điện, điện tử; một số doanh nghiệp thuộc ngành gỗ.

Số lao động bị cắt giảm chủ yếu là lao động phổ thông. Điều này cho thấy, khi có biến động về dịch bệnh hay suy thoái kinh tế thì lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật là nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.

Báo cáo chỉ ra rằng, mặc dù tình trạng giảm lao động, giãn việc, giảm giờ làm, cho lao động nghỉ việc luân phiên… tiếp tục diễn ra nhưng một số ngành nhu cầu tuyển dụng vẫn cao, mức thu nhập hấp dẫn.

Cụ thể, nhân sự trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, thương mại dịch vụ như chế biến lương thực, thực phẩm; dịch vụ lưu trú và ăn uống, giao nhận hàng hóa.

Cụ thể, ở TP.HCM ngay trong tháng 12.2022 dự kiến nhu cầu tuyển nhân lực là 25.000 người, Hà Nội là 27.891 người.

Nhiều doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động. Ảnh: Anh Thư.
Nhiều doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động. Ảnh: Anh Thư.

Bắc Ninh có nhu cầu tuyển dụng 20.683 lao động (ngành điện, điện tử chiếm 93,8%), Đồng Nai tuyển dụng 12.500 lao động (50,66% ngành dệt may, da giày), Bình Dương tuyển 6.000 lao động (dệt may, da giày chiếm 16,67%, ngành điện, điện tử chiếm 33,33% và ngành gỗ, tre, nhựa,.. chiếm 38,33%).

Giải pháp khắc phục những khó khăn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội dự báo thị trường lao động năm 2023 chắc chắn cũng sẽ chịu nhiều rủi ro và thách thức.

Để khắc phục cũng như lường trước được những khó khăn sắp tới, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đang phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ để trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.

Trong đó, hoàn thiện khung pháp lý, rà soát sửa đổi các quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường lao động đúng hướng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm.

Khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng để kịp thời kết nối việc cung ứng nhân lực. Tổ chức đào tạo, cung ứng kịp thời nhân lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động, trong đó tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững. Cụ thể, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững; đầu tư nguồn lực cho các chương trình, dự án tạo nhiều việc làm bền vững; đa dạng hóa các nguồn tín dụng để tạo việc làm mới, chất lượng, việc làm xanh, việc làm cho đối tượng yếu thế, vùng sâu vùng xa.

Nghiên cứu đề xuất các chính sách để hỗ trợ tuyển dụng và sử dụng các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế, lao động sinh sống ở địa bàn huyện nghèo, khó khăn; hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo,… để họ tham gia vào thị trường lao động, có việc làm bền vững.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Việc làm, thu nhập của lao động sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới

QUANG MINH |

Trong những tháng cuối năm 2022 và dự báo cho nửa đầu năm 2023, doanh nghiệp và người lao động sẽ đứng trước nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập.

Duy trì việc làm, hạn chế tối đa chấm dứt hợp đồng đối với người lao động

Nhóm phóng viên |

Trong năm 2022, trước tình hình người lao động bị ảnh hưởng về việc làm, Công đoàn các tỉnh, ngành đã chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, đơn hàng và tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp; tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động duy trì việc làm, hạn chế tối đa việc chấm dứt hợp đồng lao động…

Đề xuất gói giải pháp ổn định đời sống, việc làm của công nhân

Bảo Hân |

Tại các khu công nghiệp (KCN) và chế xuất Hà Nội, theo thống kê của tổ chức Công đoàn, dù không bị tác động mạnh về việc làm như một số tỉnh phía Nam, nhưng có hơn 2.000 công nhân bị ảnh hưởng. Trước thực trạng này, Công đoàn đề nghị cần có nhiều giải pháp để ổn định đời sống, việc làm của công nhân.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Việc làm, thu nhập của lao động sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới

QUANG MINH |

Trong những tháng cuối năm 2022 và dự báo cho nửa đầu năm 2023, doanh nghiệp và người lao động sẽ đứng trước nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập.

Duy trì việc làm, hạn chế tối đa chấm dứt hợp đồng đối với người lao động

Nhóm phóng viên |

Trong năm 2022, trước tình hình người lao động bị ảnh hưởng về việc làm, Công đoàn các tỉnh, ngành đã chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở nắm chắc tình hình sản xuất, kinh doanh, đơn hàng và tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp; tham gia, đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động duy trì việc làm, hạn chế tối đa việc chấm dứt hợp đồng lao động…

Đề xuất gói giải pháp ổn định đời sống, việc làm của công nhân

Bảo Hân |

Tại các khu công nghiệp (KCN) và chế xuất Hà Nội, theo thống kê của tổ chức Công đoàn, dù không bị tác động mạnh về việc làm như một số tỉnh phía Nam, nhưng có hơn 2.000 công nhân bị ảnh hưởng. Trước thực trạng này, Công đoàn đề nghị cần có nhiều giải pháp để ổn định đời sống, việc làm của công nhân.