Thiếu việc làm, công nhân xin làm thời vụ bên ngoài

ANH THƯ |

Doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, công nhân thiếu việc. Thu nhập bị giảm đi, nhiều công nhân, lao động tranh thủ làm thêm công việc thời vụ.

Những năm trước đây, thời điểm này chị N.T.L (quê ở Tiền Hải, Thái Bình) đi làm đều đặn, có thể tăng ca liên tục. Năm nay, không chỉ Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam - nơi chị đang làm việc ít việc hơn, mà nhiều doanh nghiệp khác trong Khu công nghiệp Thăng Long cũng rơi vào cảnh tương tự.

Chị L nhớ lại, tháng 9 phải nghỉ 15 ngày. Tháng 10 công ty báo cho công nhân nghỉ cả tháng. Mới đây mới bắt đầu đi làm trở lại, song công nhân, người lao động chỉ đi làm giờ hành chính, hiếm khi được tăng ca. Dù việc không đều, thu nhập bị giảm đi, chị L vẫn hài lòng vì còn được duy trì việc làm.

"Những tháng phải nghỉ làm, tôi vẫn được công ty hỗ trợ 70% lương cơ bản. Để có thêm thu nhập, tôi cùng nhiều công nhân khác xin đi làm thời vụ bên ngoài lúc công ty ít việc" - chị L nói.

Thu nhập giảm, chị L cân nhắc khi mua từng bó rau, lạng thịt. Ảnh: Anh Thư
Thu nhập giảm, chị L cân nhắc khi mua từng bó rau, lạng thịt. Ảnh: Anh Thư

Với số tiền hỗ trợ của công ty, cùng với thu nhập làm thời vụ bên ngoài giúp công nhân này có tiền trang trải cuộc sống ở thủ đô. Đây là cách họ duy trì, bám trụ lại để chờ công ty có việc trở lại.

Kể cả 2 năm dịch COVID-19, chị L cho rằng, đây là giai đoạn khó khăn với công nhân, lao động. "Cả năm nay thu nhập mới có 1 tháng đạt 10 triệu đồng, còn lại không tăng ca nên chỉ nhận lương cơ bản. Chồng tôi làm tự do bên ngoài, mọi năm việc cũng ổn nhưng đến năm nay thì khó khăn thật sự" - công nhân này tâm sự.

Chị L là một trong số 500.000 người lao động bị ảnh hưởng việc làm do doanh nghiệp bị giảm đơn hàng theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đáng chú ý, trong tổng số lao động bị ảnh hưởng việc làm, có khoảng 31.000 lao động nữ trên 35 tuổi; 10.000 lao động nữ nuôi con nhỏ, đang mang thai.

Viện Công nhân và Công đoàn đã tiến hành khảo sát về đời sống, thu nhập của người lao động trong tháng 10 và tháng 11.2022 với hơn 6.200 công nhân. Kết quả được ông Tiến thông tin rằng trong trường hợp mất việc thì chỉ 11,7% người lao động có tích lũy cầm cự được dưới một tháng; 16,7% duy trì được từ 1 - 3 tháng và 12,7% cầm cự được trên 3 tháng.

Trao đổi về vấn đề này, ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết: "Giải pháp quan trọng nhất là cần cân đối việc làm cho mọi người lao động. Doanh nghiệp không nên sa thải công nhân hoặc chấm dứt hợp đồng với người lao động khi khó khăn".

Hiện nay, các đơn vị phải tập trung hỗ trợ để giữ chân người lao động. Để khi có đơn hàng mới, doanh nghiệp sẽ có lao động để sử dụng phục vụ sản xuất.

Theo chuyên gia này, doanh nghiệp có thể tìm kiếm thêm việc làm mới, cơ cấu lại ngành nghề, mở rộng thêm ngành nghề cho công nhân, lao động. Bên cạnh đó, có thể dùng quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, giữ chân người lao động.

"Đồng thời, doanh nghiệp có thể hỗ trợ thêm cho người lao động từ quỹ phúc lợi. Khi người lao động thiếu việc làm, thì họ sẽ được một khoản hỗ trợ, giúp vợt qua lúc khó khăn này" - ông Lợi nói.

Về phía cơ quan quản lý, chính quyền địa phương, ông Lợi cho rằng cần có các giải pháp như hỗ trợ tiền thuê nhà, tiền điện, nước; hỗ trợ cho vay không lãi để người lao động cải thiện, chăm lo đời sống công nhân.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Tháo gỡ khó khăn cho công nhân mất, giãn việc

ANH THƯ |

Hàng trăm nghìn công nhân, người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm do doanh nghiệp giảm đơn hàng, các cơ quan liên quan cần đánh giá tình hình, có giải pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp, người lao động.

Đề xuất tăng giá điện, công nhân lo lắng dịp cận Tết

LƯƠNG HẠNH - MINH HƯƠNG |

Trước đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân, nhiều công nhân lao động bày tỏ mong muốn được xem xét điều chỉnh mức tăng phù hợp với thu nhập của họ.

Vì sao công nhân mất việc chưa muốn đi làm chính thức?

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Để có được nguồn nhân lực sản xuất, nhiều công ty tại TPHCM đã đến tận nơi các công ty và khu trọ có công nhân bị mất việc trong thời gian qua. Thế nhưng, nhiều công nhân vẫn chưa muốn bắt đầu nhận việc, ký hợp đồng ổn định tại một công ty mới.

Gỡ khó các quy định tạo nguồn cung cho nhà ở xã hội

B. Chương |

Kế hoạch triển khai 1 triệu nhà ở xã hội đang gặp khó khăn vì nhiều quy định không phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư để phát triển nhà ở xã hội, hoặc chưa đảm bảo tính khả thi, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

NSƯT Chí Trung: “20 năm Táo Quân là quãng thời gian tươi đẹp của tôi”

Hiền Hương (thực hiện) |

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông ở Táo Quân 2023. Anh chia sẻ với Lao Động hành trình 20 năm đã có ở Táo Quân và 6 tháng trải nghiệm cuộc sống về hưu sau khi nhận quyết định nghỉ chế độ từ tháng 6.2022.

Chứng khoán: Thị trường giữ trạng thái đi ngang trong ngắn hạn

Gia Miêu |

Xu hướng đi ngang ngắn hạn của thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục được duy trì và chỉ số sẽ chuyển trạng thái vào sau kỳ nghỉ lễ.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Chờ đợi cuộc tái cấu trúc trên thị trường bất động sản

ANH HUY |

Ở góc độ tích cực, bối cảnh trầm lắng, tắc thanh khoản của thị trường bất động sản (BĐS) trong nhiều tháng qua thúc đẩy cuộc tái cấu trúc trên thị trường mạnh mẽ hơn. Không chỉ doanh nghiệp cơ cấu lại sản phẩm, mà nhà đầu tư cũng dần tiệm cận với cách thức đầu tư lành mạnh và tầm nhìn dài hạn. 

Tháo gỡ khó khăn cho công nhân mất, giãn việc

ANH THƯ |

Hàng trăm nghìn công nhân, người lao động bị ảnh hưởng đến việc làm do doanh nghiệp giảm đơn hàng, các cơ quan liên quan cần đánh giá tình hình, có giải pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp, người lao động.

Đề xuất tăng giá điện, công nhân lo lắng dịp cận Tết

LƯƠNG HẠNH - MINH HƯƠNG |

Trước đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân, nhiều công nhân lao động bày tỏ mong muốn được xem xét điều chỉnh mức tăng phù hợp với thu nhập của họ.

Vì sao công nhân mất việc chưa muốn đi làm chính thức?

HƯƠNG SƠN |

TPHCM - Để có được nguồn nhân lực sản xuất, nhiều công ty tại TPHCM đã đến tận nơi các công ty và khu trọ có công nhân bị mất việc trong thời gian qua. Thế nhưng, nhiều công nhân vẫn chưa muốn bắt đầu nhận việc, ký hợp đồng ổn định tại một công ty mới.