Dự báo tình trạng cắt giảm việc làm của công nhân còn kéo dài

ANH THƯ |

Các chuyên gia dự báo tình hình việc làm của công nhân, người lao động ở một số doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng đến hết quý I.2023.

Theo báo cáo của 25 địa phương, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngành nghề bị ảnh hưởng nhiều về vấn đề giảm đơn hàng là chế biến gỗ, dệt may, da giày; ngoài ra có một số ít doanh nghiệp điện tử, thực phẩm, dịch vụ, du lịch…

Có đến 485 doanh nghiệp với 631.329 lao động bị ảnh hưởng đến việc làm. Những doanh nghiệp này chủ yếu tập trung khu vực phía Nam. Điều đáng nói, có đến 34.563 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động và hàng trăm nghìn lao động bị giảm giờ làm.

Doanh nghiệp giảm đơn hàng, công nhân bị ảnh hưởng đến công ăn, việc làm. Ảnh Phương Ngân
Doanh nghiệp giảm đơn hàng, công nhân bị ảnh hưởng đến công ăn, việc làm. Ảnh Phương Ngân

Trước thực trạng nhiều doanh nghiệp bị giảm đơn hàng, việc làm của người lao động bị ảnh hưởng, ông Phạm Ngọc Toàn - Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo chiến lược, Viện Khoa học Lao động và Xã hội dự báo, việc cắt giảm việc làm của công nhân, lao động có thể kéo dài hết quý I.2023.

Song, vị này cho rằng cũng có nhiều doanh nghiệp bị giảm đơn hàng nhưng không phải cắt giảm lao động. Bởi, những doanh nghiệp này tính toán, cân nhắc đến chi phí lao động. Nếu sa thải họ, sau này doanh nghiệp phục hồi sẽ mất nhiều chi phí tuyển dụng.

Qua khảo sát, ông Toàn nhận thấy những doanh nghiệp ảnh hưởng lớn sẽ duy trì hình thức làm việc như thời COVID-19 là luân phiên, giảm giờ làm hoặc trả 70% lương cho công nhân.

"Do đó, dẫn đến tình trạng bị mất cân đối cục bộ về lao động ở một vài địa phương. Điều này có thể thay đổi hành vi của người lao động, tạo ra những xu hướng mới" - ông Toàn nói.

Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo chiến lược lấy ví dụ, trước đây, họ có thể mạo hiểm sẵn sàng di cư đến thành phố lớn, đô thị kiếm thu nhập. Nhưng sau dịch COVID-19 hoặc bối cảnh hiện nay, họ có thể thay đổi hành vi, không sẵn sàng đi xa tới thành phố lớn. Họ có thể ở lại quê nhà làm việc hoặc tìm việc ở vùng lân cận với mức thu nhập thấp hơn, nhưng an toàn hơn.

Điều này đặt ra thách thức thiếu lao động khi doanh nghiệp trở lại hoạt động. Như vậy, theo ông Toàn, về lâu dài, phải hình thành khu công nghiệp vùng hoặc khu công nghiệp vệ tinh, thu hút lao động tại chỗ, không nhất thiết tập trung ở các thành phố lớn.

Cũng trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, hiện nay, có những ngành thiếu hụt lao động, song vẫn còn nhiều ngành nghề cũng đang đẩy mạnh hoạt động tuyển dụng. Bên cạnh những doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, vẫn có những địa phương bị thiếu hụt lao động cục bộ.

Chính vì vậy, đơn vị đang nắm tình hình từ 63 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương, Trung tâm Dịch vụ việc làm. Trong tuần, Cục sẽ báo cáo Bộ, Chính phủ về bức tranh chung của tình hình việc làm.

Ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm. Ảnh ANH THƯ
Ông Vũ Trọng Bình - Cục trưởng Cục Việc làm. Ảnh: Anh Thư

Theo Cục trưởng Cục Việc làm, trước mắt, Cục chỉ đạo các Trung tâm Dịch vụ việc làm giải quyết ngay chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động bị mất việc làm. Những doanh nghiệp cắt giảm lao động lớn, phải tập trung giải quyết khó khăn cho lao động.

"Trong quy trình giải quyết bảo hiểm thất nghiệp, các Trung tâm Dịch vụ việc làm cũng đẩy mạnh kết nối, tìm kiếm cho lao động mất việc" - ông Bình nói.

Bên cạnh đó, đơn vị này cũng đề xuất đẩy mạnh đầu tư công, chương trình mục tiêu quốc gia... cũng là cách tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động. Đề xuất Ngân hàng Chính sách tăng nguồn vốn cho vay tạo việc làm cho người lao động về quê. Cục Việc làm sẽ đề xuất giải pháp theo nhiều tầng để hỗ trợ tối đa người lao động.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Nỗ lực duy trì việc làm, đảm bảo chế độ cho người lao động

THƯ HÂN |

Do thiếu đơn hàng, nhiều công ty đã phải giãn việc, cắt giảm giờ làm thêm của người lao động. Nhìn chung, đối với những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động, Công đoàn nắm bắt tình hình và hỗ trợ, tư vấn để doanh nghiệp phải đảm bảo chế độ cho người lao động theo đúng quy định pháp luật.

Tăng kết nối, đẩy nhanh giới thiệu việc làm

ANH THƯ |

Trước thực trạng 562.400 người lao động bị giảm giờ làm; 31.370 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động; 31.012 người lao động nghỉ không lương... tại 441 doanh nghiệp, ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) - cho biết: Cục Việc làm nhắc nhở Sở LĐTBXH các địa phương lưu ý hướng dẫn doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của công nhân lao động. Cục Việc làm yêu cầu các Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường kết nối, giới thiệu việc làm cho những lao động bị mất việc.

Chăm lo cho người lao động bằng việc làm cụ thể

Linh Nguyên |

Năm 2021, thu nhập bình quân của NLĐ tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanosimex) là 8.289.000 đồng/người/tháng; năm 2022 ước tính đạt 8.480.000đ/người/tháng. Chăm lo cho NLĐ là một trong những công tác được Tổng Công ty đặc biệt quan tâm.

Hạn cuối khóa sim 2 chiều, hơn một triệu thuê bao vẫn chưa chuẩn hóa

MINH HÀ- ĐỨC TRUNG |

Hôm nay (15.4) là hạn cuối cùng để người dân thực hiện việc chuẩn hóa thông tin thuê bao di động, nếu không sẽ bị khóa sim 2 chiều. Vì vậy, tại một số điểm giao dịch của các nhà mạng ở Hà Nội, người dân đã đổ xô đến làm thủ tục.

1001 lý do khiến phụ nữ ngại sinh con

NHÓM PV |

Tại TP.HCM (năm 2021), mỗi phụ nữ trung bình chỉ sinh 1,48 con. Xã hội càng phát triển, tâm lý ngại sinh con thứ 2 thậm chí không muốn sinh con ngày càng phổ biến trong xã hội. Những yếu tố nào khiến cho phụ nữ, nhất là phụ nữ tại các thành thị ngày càng ngại sinh con?

Hà Nội phát triển du lịch golf để hút khách chi trả cao

Chí Long |

Xác định du lịch golf là sản phẩm tiềm năng, Hà Nội sẽ tập trung thu hút khách trải nghiệm du lịch golf, tổ chức sự kiện, giải đấu golf...

Công viên động vật hoang dã tại Ninh Bình: 10 năm vẫn dở dang do thiếu vốn

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Dự án Công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình được triển khai xây dựng từ năm 2014, với quy mô gần 1.500m2. Tuy nhiên, sau gần 10 năm triển khai xây dựng, đến nay, dự án vẫn dở dang do thiếu vốn và vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida bị ném bom khói

Thanh Hà |

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã được sơ tán khỏi một cảng ở Wakayama ngày 15.4 sau một vụ nổ. Thủ tướng Kishida không bị thương.

Nỗ lực duy trì việc làm, đảm bảo chế độ cho người lao động

THƯ HÂN |

Do thiếu đơn hàng, nhiều công ty đã phải giãn việc, cắt giảm giờ làm thêm của người lao động. Nhìn chung, đối với những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động, Công đoàn nắm bắt tình hình và hỗ trợ, tư vấn để doanh nghiệp phải đảm bảo chế độ cho người lao động theo đúng quy định pháp luật.

Tăng kết nối, đẩy nhanh giới thiệu việc làm

ANH THƯ |

Trước thực trạng 562.400 người lao động bị giảm giờ làm; 31.370 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động; 31.012 người lao động nghỉ không lương... tại 441 doanh nghiệp, ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) - cho biết: Cục Việc làm nhắc nhở Sở LĐTBXH các địa phương lưu ý hướng dẫn doanh nghiệp cho người lao động nghỉ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi của công nhân lao động. Cục Việc làm yêu cầu các Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường kết nối, giới thiệu việc làm cho những lao động bị mất việc.

Chăm lo cho người lao động bằng việc làm cụ thể

Linh Nguyên |

Năm 2021, thu nhập bình quân của NLĐ tại Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội (Hanosimex) là 8.289.000 đồng/người/tháng; năm 2022 ước tính đạt 8.480.000đ/người/tháng. Chăm lo cho NLĐ là một trong những công tác được Tổng Công ty đặc biệt quan tâm.