Đề xuất gói giải pháp ổn định đời sống, việc làm của công nhân

Bảo Hân |

Tại các khu công nghiệp (KCN) và chế xuất Hà Nội, theo thống kê của tổ chức Công đoàn, dù không bị tác động mạnh về việc làm như một số tỉnh phía Nam, nhưng có hơn 2.000 công nhân bị ảnh hưởng. Trước thực trạng này, Công đoàn đề nghị cần có nhiều giải pháp để ổn định đời sống, việc làm của công nhân.

Hơn 2.000 công nhân lao động trong các KCN, chế xuất bị ảnh hưởng việc làm 

2 tháng nay, tình hình sản xuất của công ty gặp khó khăn khiến chị Nguyễn Thị M (KCN Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) phải giảm giờ làm. Trước đây, mỗi ngày, chị M làm thêm 2 giờ; 1 tháng làm 2 ngày thứ 7, Chủ Nhật được nghỉ, tổng thu nhập của chị M được khoảng 9-10 triệu đồng/tháng. Hai tháng trở lại đây, chị M chỉ đi làm trong giờ hành chính, vì vậy, thu nhập cũng giảm xuống chỉ còn khoảng 6-7 triệu đồng/tháng.

Bị giảm giờ làm vào thời điểm gần Tết, chị M khá lo lắng. Thu nhập thấp đi, trong khi các chi phí trang trải cho cuộc sống gia đình không giảm đi, thậm chí còn tăng lên vào thời điểm cuối năm. Ngoài ra, chị còn lo lắng sẽ bị ảnh hưởng đến tiền thưởng Tết dịp cuối năm, bởi khoản tiền thưởng này căn cứ vào tình hình sản xuất của công ty và đóng góp của người lao động.

“Đành phải chi tiêu tiết kiệm hơn để dành dụm, đến Tết còn có tiền trang trải, mua sắm. Hy vọng sang năm tình hình của công ty sẽ khá hơn” - chị M. chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, dịch COVID-19 và bất ổn tại Châu Âu đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc làm, đời sống của người lao động.

Theo đó, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cũng bị ảnh hưởng về việc làm, nhưng không nặng nề như các doanh nghiệp ở một số tỉnh phía Nam.

“Cách đây 1,2 tháng, các doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng, nhưng đến thời điểm này mới “thấm” nặng nề nhất. Thời điểm này cuối năm trước, các doanh nghiệp phải tổ chức tăng ca, đảm bảo các đơn hàng. Còn hiện nay, các doanh nghiệp không còn tăng ca, tác động đến thu nhập của công nhân” - ông Thắng cho hay và nói thêm, có khoảng 2.000 công nhân lao động trong các khu công nghiệp, chế xuất bị ảnh hưởng về việc làm.

Theo ông Thắng, qua khảo sát, tiền lương của người lao động đạt 8-9 triệu đồng/tháng thì phần lớn là từ làm thêm giờ; không làm thêm giờ thì thu nhập giảm rất nhiều. “Nếu không làm thêm, mà với mức lương 5 triệu đồng/tháng thì làm sao lo được cho cuộc sống gia đình” - ông Thắng chia sẻ.

Người lao động cần có tích luỹ 

Ông Nguyễn Đình Thắng đề xuất cần tăng cường các biện pháp kiểm soát về giá, không để lạm phát tăng cao; thanh, kiểm tra xử lý vi phạm của các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của người lao động. Cùng với đó, đề nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách đào tạo và đào tạo lại cho người lao động; tiếp tục thực hiện những chính sách Chính phủ đã ban hành; mong muốn cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi.

Ngoài ra, để ổn định cuộc sống của người lao động, khi phê duyệt các khu công nghiệp cần phải phê duyệt đồng bộ nhà ở, trường học, bệnh viện, khu vui chơi… phục vụ cho công nhân lao động.

Bà Hoàng Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội cho biết, năm nay là một năm khó khăn với ngành dệt may Hà Nội. Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội đang quản lý 62 công đoàn cơ sở với gần 20.000 lao động. Đến thời điểm này, những đơn vị có đơn hàng đến tháng 3.2023 là rất ít; chủ yếu hết tháng 12.2022. Hiện nay, một số đơn vị đang phải dùng các biện pháp để giữ chân người lao động, chờ khi nào có đơn hàng thì sẽ có người lao động làm việc ngay, vì ngành dệt may rất khó tuyển dụng lao động. Theo bà Hồng, hiện nay có 3-4 doanh nghiệp đang nợ lương người lao động.

Bà Hồng cho rằng, hỗ trợ người lao động 500.000-1.000.000 đồng chỉ mang tính chất tạm thời, chưa giải quyết hết được khó khăn cho người lao động. “Điều quan trọng là cần có giải pháp doanh nghiệp có đơn hàng, người lao động có việc làm thì mới giải quyết được vấn đề” - bà Hồng nói.

Mới đây, tại buổi tọa đàm việc làm của người lao động trong bối cảnh doanh nghiệp thiếu đơn hàng, đại diện Liên đoàn Lao động thành phố Hải Phòng cho rằng, cần có giải pháp để người lao động trong quá trình làm việc có tích lũy đủ lớn để khi gặp khó khăn, họ vẫn có tiền để duy trì cuộc sống. Bên cạnh đó, phải mở rộng chính sách về bảo hiểm xã hội nhằm đủ sức để hỗ trợ người lao động trong lúc khăn. Ngoài ra, cần có chỉ đạo từ Chính phủ để các tỉnh, thành phố có nguồn dự phòng cho hoạt động của doanh nghiệp nói chung, trong đó có hỗ trợ người lao động trong thời điểm mất việc.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Chờ gói giải pháp tăng sức hấp dẫn của bệnh viện công

Thuỳ Trang - Bảo Trung |

Thiếu nhân lực, các bệnh viện công tất nhiên phải tuyển dụng, nhưng nơi chỉ nhận được 1 hồ sơ ứng tuyển, nơi chấp nhận tìm bác sĩ hợp đồng trong lúc đợi tuyển cho ra nhân lực phù hợp. Tuy nhiên, cơ chế chính sách không có, không thoả mãn được những bác sĩ tay nghề cao khiến họ đến rồi lại đi.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cổ động viên tuyển Việt Nam mang cúp vô địch mô hình sang Thái Lan

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Hàng ngàn cổ động viên Việt Nam đã đi quãng đường gần 1000km, mang cúp tới Thái Lan cổ vũ cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Chờ gói giải pháp tăng sức hấp dẫn của bệnh viện công

Thuỳ Trang - Bảo Trung |

Thiếu nhân lực, các bệnh viện công tất nhiên phải tuyển dụng, nhưng nơi chỉ nhận được 1 hồ sơ ứng tuyển, nơi chấp nhận tìm bác sĩ hợp đồng trong lúc đợi tuyển cho ra nhân lực phù hợp. Tuy nhiên, cơ chế chính sách không có, không thoả mãn được những bác sĩ tay nghề cao khiến họ đến rồi lại đi.