Tiếp vụ “Người lao động đang tuyệt vọng”: Gia đình gửi đơn kêu cứu lên Bộ LĐTBXH

VIỆT LÂM |

Ngày 8.5, bà Vũ Thị Lan (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) - mẹ chị Nguyễn Thị Ngọc, nhân vật trong loạt bài “Chi nhánh Cty Namico giải thể: Người lao động tại Saudi Arabia bị bỏ rơi?”, “Người lao động đang tuyệt vọng” - tiếp tục gửi đơn kêu cứu đến Báo Lao Động.
Bà Lan cho biết, gia đình đã làm đơn kêu cứu gửi Bộ LĐTBXH, đề nghị chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước làm rõ trách nhiệm của Cty CP Quốc tế Nhật Minh (Namico) trong việc phải đảm bảo quyền lợi cho con gái bà là chị Nguyễn Thị Ngọc đi làm nghề giúp việc gia đình tại Saudi Arabia. Bởi ông Vũ Hải Việt - nguyên Phó Tổng Giám đốc Namico, người trực tiếp ký hợp đồng với chị Ngọc - đã rũ bỏ trách nhiệm khi chị Ngọc bị chủ sử dụng LĐ nợ lương 15 tháng, không mua vé máy bay để về nước. 

“Theo tìm hiểu của tôi, Cục Quản lý lao động ngoài nước là đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, có trách nhiệm giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đúng quy định của pháp luật; giám sát hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của các DN, tổ chức và cá nhân; chỉ đạo, tổ chức công tác quản lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và xử lý những vấn đề liên quan đến NLĐ Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng… 

Ngày 28.2.2017, tôi đã làm đơn kêu cứu nhờ Cục Quản lý LĐ ngoài nước trợ giúp gia đình về trường hợp của con tôi, nhưng đến nay tôi chưa nhận được một cuộc điện thoại hay văn bản trả lời gia đình từ phía Cục, cũng như của Cty Namico. Việc làm của Cục Quản lý LĐ ngoài nước đã khiến gia đình mất lòng tin vào cơ quan này!” - bà Vũ Thị Lan bức xúc. 

Được biết, chị Ngọc đã nhiều lần trao đổi với chủ sử dụng LĐ, nhưng được trả lời là không có tiền, nên không trả lương và mua vé máy bay cho chị Ngọc. Chị Ngọc tiến thoái lưỡng nan bởi nếu tiếp tục làm cho chủ thì cũng không có lương, mà bỏ trốn ra ngoài thì vi phạm pháp luật Saudi Arabia.

“Hiện nay, gia đình tôi rất hoảng loạn, kính mong các cấp lãnh đạo Bộ LĐTBXH cố gắng vào cuộc để con tôi sớm đoàn tụ với gia đình, đặc biệt là trở về nuôi nấng, dạy bảo con thơ” - bà Lan sụt sùi. Trao đổi với bà Lan, đêm 7.5, chị Ngọc cung cấp số điện thoại của chủ sử dụng LĐ là 0554448576; gia đình ở TP.Riyadh exit 7… 
VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

Vụ “Người lao động tại Saudi Arabia bị bỏ rơi?“: Người lao động đang tuyệt vọng!

VIỆT LÂM |

Tiếp tục gửi đơn kêu cứu đến Báo Lao Động, bà Vũ Thị Lan (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) - mẹ đẻ của người lao động (NLĐ) Nguyễn Thị Ngọc, nhân vật trong bài “Chi nhánh Cty Namico giải thể: Người lao động tại Saudi Arabia bị bỏ rơi?” - cho biết, hiện nay gia đình đang hoang mang và tuyệt vọng, bởi con bà vẫn không được về nước, trong khi bà đã kêu cứu khắp nơi. Đặc biệt là bà đã gửi đơn kêu cứu đến Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) để được trợ giúp, nhưng hơn 2 tháng nay bà chưa nhận được phản hồi từ phía Cục.

Người lao động tại Saudi Arabia bị bỏ rơi?

VIỆT LÂM |

Cách đây gần 3 năm, chị Nguyễn Thị Ngọc (SN 1993, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) quyết định sang Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình, để lại cậu con trai mới được 2 tuổi cho mẹ già chăm sóc. Theo hợp đồng ký với Cty Cổ phần Quốc tế Nhật Minh (Namico), sau 2 năm, chị Ngọc sẽ về nước. Nhưng hiện nay, dù hợp đồng đã hết hạn hơn 5 tháng, chị Ngọc vẫn ở bên xứ người do chủ sử dụng không cho về và bị giữ lại lương nhiều tháng. Thương cháu trai côi cút hằng đêm nhớ mẹ, bà Vũ Thị Lan (mẹ đẻ chị Ngọc) làm đơn kêu cứu đến Báo Lao Động, nhờ trợ giúp.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Cảnh sát biển tạm giữ tàu chở 70.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Tổ công tác thuộc Đoàn trinh sát số 2 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) vừa phát hiện, tạm giữ một tàu gỗ chở 70.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc.

Vụ “Người lao động tại Saudi Arabia bị bỏ rơi?“: Người lao động đang tuyệt vọng!

VIỆT LÂM |

Tiếp tục gửi đơn kêu cứu đến Báo Lao Động, bà Vũ Thị Lan (huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) - mẹ đẻ của người lao động (NLĐ) Nguyễn Thị Ngọc, nhân vật trong bài “Chi nhánh Cty Namico giải thể: Người lao động tại Saudi Arabia bị bỏ rơi?” - cho biết, hiện nay gia đình đang hoang mang và tuyệt vọng, bởi con bà vẫn không được về nước, trong khi bà đã kêu cứu khắp nơi. Đặc biệt là bà đã gửi đơn kêu cứu đến Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) để được trợ giúp, nhưng hơn 2 tháng nay bà chưa nhận được phản hồi từ phía Cục.

Người lao động tại Saudi Arabia bị bỏ rơi?

VIỆT LÂM |

Cách đây gần 3 năm, chị Nguyễn Thị Ngọc (SN 1993, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) quyết định sang Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình, để lại cậu con trai mới được 2 tuổi cho mẹ già chăm sóc. Theo hợp đồng ký với Cty Cổ phần Quốc tế Nhật Minh (Namico), sau 2 năm, chị Ngọc sẽ về nước. Nhưng hiện nay, dù hợp đồng đã hết hạn hơn 5 tháng, chị Ngọc vẫn ở bên xứ người do chủ sử dụng không cho về và bị giữ lại lương nhiều tháng. Thương cháu trai côi cút hằng đêm nhớ mẹ, bà Vũ Thị Lan (mẹ đẻ chị Ngọc) làm đơn kêu cứu đến Báo Lao Động, nhờ trợ giúp.