CHI NHÁNH CTY NAMICO GIẢI THỂ:

Người lao động tại Saudi Arabia bị bỏ rơi?

VIỆT LÂM |

Cách đây gần 3 năm, chị Nguyễn Thị Ngọc (SN 1993, xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) quyết định sang Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình, để lại cậu con trai mới được 2 tuổi cho mẹ già chăm sóc. Theo hợp đồng ký với Cty Cổ phần Quốc tế Nhật Minh (Namico), sau 2 năm, chị Ngọc sẽ về nước. Nhưng hiện nay, dù hợp đồng đã hết hạn hơn 5 tháng, chị Ngọc vẫn ở bên xứ người do chủ sử dụng không cho về và bị giữ lại lương nhiều tháng. Thương cháu trai côi cút hằng đêm nhớ mẹ, bà Vũ Thị Lan (mẹ đẻ chị Ngọc) làm đơn kêu cứu đến Báo Lao Động, nhờ trợ giúp.

Mẹ kêu cứu cho con!

Ngày 31.11.2014, chị Ngọc xuất cảnh đi xuất khẩu lao động. Bà Lan thuật lại vụ việc với phóng viên: “Cuối năm 2014, con gái tôi đi Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình để kiếm tiền nuôi con ăn học. Làm cho chủ đầu tiên, con tôi bị chủ ngược đãi, đánh con tôi thâm tím hết cả mình. Xót con, tôi đã ra chi nhánh Cty Namico (cạnh bến xe Mỹ Đình), gặp anh Tạ Hữu Tấn là đại diện Cty, để thắc mắc và nhờ trợ giúp thì người này hứa là sẽ điện sang nhà chủ để dàn xếp. Sau đó 2 tháng, thông qua môi giới, Ngọc đã chuyển chủ và làm việc từ đó đến nay đã hơn 2 năm. Tuy nhiên, hơn một năm nay do chủ không trả lương cho Ngọc nên tôi có liên lạc lại thì anh Tấn đã chặn số không liên lạc được. Trước khi đi, con tôi có nói là đã ký hợp đồng với ông Vũ Hải Việt - đại diện cho Cty Namico, còn anh Tấn chỉ là nhân viên tìm nguồn và phiên dịch”.

Do chị Ngọc không được nhận lương nên không chuyển được tiền nuôi con về Việt Nam, dẫn đến bà Lan phải làm nhiều công việc để có thêm tiền nuôi cháu ăn, học. “Mọi chi phí cho 5 người trong gia đình gồm: Bố tôi (đã hơn 80 tuổi), con của Ngọc (5 tuổi), hai đứa em của Ngọc và tôi chỉ trông vào 5 triệu tiền lương mà tôi kiếm được từ Cty và làm thêm ở ngoài, do đó hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Về vụ việc của cháu Ngọc, tôi đã làm đơn gửi đến Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) để yêu cầu được trợ giúp từ hơn hai tháng nay, nhưng hiện nay chưa thấy phía cơ quan phản hồi lại, khiến gia đình rất hoang mang. Do đó, tôi gửi đơn kêu cứu kính mong Báo Lao Động sớm vào cuộc, làm rõ vụ việc, để giải quyết cho con tôi về đoàn tụ cùng gia đình và con nhỏ”.

Bà Lan cũng cho biết, hiện nay bà cũng không biết trụ sở chi nhánh Cty Namico trước đây bà đến giờ chuyển đi đâu!

Cty Namico phải có trách nhiệm đối với người lao động

Trao đổi thông tin với PV Báo Lao Động, bà Vũ Thị Lan đã cung cấp số điện thoại của ông Tạ Hữu Tấn. Liên lạc qua số điện thoại 0962810xxx của ông Tấn để xác minh thông tin, ông Tấn cho biết đang đi công tác tại Tây Nguyên nên không bố trí được thời gian tiếp xúc với PV và do Cty Namico nợ tiền lương nên ông đã không làm việc cho Cty này đã hai năm nay. Liên quan đến vụ việc của chị Ngọc, ông Tấn khẳng định là chị Ngọc do Cty Namico - chỗ ông Việt - đưa đi Saudi Arabia làm nghề giúp việc gia đình. Việc chị Ngọc bị nợ lương, quá hạn hợp đồng mà không được về Việt Nam thì ông không nắm được bởi chỉ là nhân viên tìm nguồn và phiên dịch!

Sáng 17.4, PV Báo Lao Động đã tìm cách liên lạc với ông Việt - người mà bà Lan cho rằng đã ký hợp đồng với chị Ngọc. Qua điện thoại, ông Việt cho biết, cách đây hai năm, ông là Phó Tổng Giám đốc của Cty Namico, nay ông đã chuyển sang Cty mới. Ông Việt cũng cho biết, việc chị Ngọc hết hạn hợp đồng mà chưa được về nước là do chủ nhà cần chị Ngọc phụ giúp đào tạo lao động mới. “Với trách nhiệm của mình, tôi đã liên lạc với nhà chủ yêu cầu họ phải đảm bảo quyền lợi của NLĐ và sớm đưa lao động về nước, chủ nhà đã đồng ý và đang làm thủ tục để chị Ngọc về nước. Chậm nhất là cuối tháng 4.2017, chị Ngọc sẽ về Việt Nam” - ông Việt cho biết.

Liên quan đến vụ việc của chị Nguyễn Thị Ngọc, đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, ngày 28.2.2017, Cục có nhận được đơn thư của bà Vũ Thị Lan phản ánh. Qua xác minh, chị Ngọc do Chi nhánh Hà Nội của Cty Cổ phần Quốc tế Nhật Minh (Namico) đưa đi. Cục đã có yêu cầu Cty Namico xác minh, giải quyết và thông tin cho gia đình NLĐ. Nhưng hiện nay Chi nhánh này đã giải thể nên việc giải quyết khiếu nại của bà Lan gặp khó khăn. Để giải quyết dứt điểm, Cục đã đưa vụ việc này vào nội dung làm việc của Đoàn thanh tra Bộ LĐTBXH với Cty vào đầu tháng 4.2017 và đến nay Cục vẫn tiếp tục chỉ đạo và đôn đốc Cty giải quyết khiếu nại của bà Lan và sớm đưa NLĐ về nước.

Theo tìm hiểu của PV, ngày 11.4.2017, Thanh tra Bộ LĐTBXH đã có Quyết định số 178/QĐ-XPVPHC về xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với Cty Namico. Theo quyết định xử phạt, Cty Namico do ông Nguyễn Hồng Hà - Tổng Giám đốc Cty - là người đại diện pháp luật; trụ sở tại số 1, lô 17, Trung Hành 5, phường Đằng Lâm, quận Hải An, TP.Hải Phòng. Về nội dung vi phạm, Cty đã giao nhiệm vụ cho quá 3 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài vượt quá số lượng người đăng ký theo hợp đồng cung ứng lao động đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận; không trực tiếp tuyển chọn lao động theo quy định; không thực hiện đầy đủ việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. Các vi phạm của Cty Namico đã bị Thanh tra Bộ xử phạt 265.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian 2 tháng kể từ ngày 15.4.2017.

VIỆT LÂM
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn tiếp tục nỗ lực vì đoàn viên, người lao động

Thu Trà (thực hiện) |

Năm 2022, các cấp Công đoàn đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều kết quả, mang lại niềm tin cho đoàn viên, người lao động. Năm 2023, chủ đề hoạt động của tổ chức Công đoàn là “Tập trung phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở”.  Đây cũng là năm vừa tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII, tổ chức thành công Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, vừa phải tập trung thực hiện tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Trước thềm Xuân Quý Mão năm 2023, Báo Lao Động phỏng vấn đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Cảnh sát giao thông TPHCM ngăn chặn gần 100 xe máy đua xe ngày mùng 1 Tết

Anh Tú |

TPHCM - Sáng mùng 1 Tết, Tổ Phòng chống đua xe trái phép thuộc Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt Công an TPHCM) phát hiện 1 tốp khoảng 100 xe tụ tập, lưu thông thành đoàn, nẹt pô, phóng nhanh lạng lách, gây rối trật tự công cộng đoạn từ đường Lý Thường Kiệt đến Thành Thái, quận 10,… nên đã tổ chức chặn bắt, xử lý.

Giờ thứ 9: Giả điên - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Nhân vật người đàn ông trong câu chuyện chúng tôi kể dưới đây là trường hợp hiếm hoi đã tìm lại được mối tình đầu của mình, tìm lại được niềm hạnh phúc ở tuổi già. Để tìm lại được hạnh phúc đã mất đó, ông đã buộc phải đánh đổi và từ bỏ mọi thứ, thậm chí buộc phải giả điên...

Độc đáo Tết Nhà lớn của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Khác với Tết cổ truyền của người Kinh và nhiều dân tộc khác, với đồng bào dân tộc Dao Thanh Phán ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, Tết bắt đầu từ Nhà lớn của đại gia đình dòng họ. Đây là dịp để tạ ơn tổ tiên, cũng là nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Dao Thanh Phán nơi núi rừng Đông Bắc của Tổ quốc.

Cô gái Nga yêu Việt Nam từ những điều bình dị

HUYỀN PHẠM |

Lần đầu ghé thăm Việt Nam, Sonya Firsova đơn giản nghĩ đó là một kỳ nghỉ kéo dài vài tháng vào cuối năm 2017 – như mọi quốc gia cô từng ghé thăm. Hành trình khám phá Châu Á năm ấy của Sonya tiếp tục, cô rong ruổi từ Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc tới Ấn Độ... cùng em gái Viola. Cho đến một ngày, chợt nhận ra Việt Nam chính là nơi họ muốn quay trở lại nhất, hai chị em quyết định gắn bó với đất nước này.

Hà Nội - Thành phố hình trái tim

Sơn Trường |

Yêu Hà Nội và nhìn vào hình hài Thủ đô trong tương lai, bạn sẽ nhận ra rằng, Hà Nội là thành phố mang hình trái tim...

Cứu hộ thành công cụ bà 80 tuổi rơi xuống vực sâu ở Đắk Lắk

BẢO TRUNG |

Ngày 22.1, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã có báo cáo về việc cứu hộ thành công cụ bà N.T.H (SN 1943, TP.Buôn Ma Thuột) sau khi rơi xuống vực sâu.

Khơi dậy tiềm năng, vững tâm cống hiến

Minh Bằng |

“Ngoạn mục”, “kỳ tích"... là đánh giá của báo chí, giới quan sát nước ngoài khi nhìn vào công cuộc phục hồi kinh tế của Việt Nam sau thời gian chống lại dịch bệnh COVID-19. Năm 2022 có nhiều dấu ấn và trở thành bước đà quan trọng hướng đến những mục tiêu cao hơn.