Tăng lương tối thiểu vùng để lao động đỡ cảnh thắt lưng buộc bụng

Lam Thanh |

Thái Nguyên - Việc chốt trình phương án tăng lương tối thiểu vùng mức 6% từ ngày 1.7.2024 khiến không ít công nhân phấn khởi. Đây sẽ là động lực để người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Nhiều năm chật vật với cảnh "lương tháng nào hết sạch tháng đó", chị Nguyễn Thị Hoa (SN 1992, khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên) phấn khởi trước thông tin được tăng lương tối thiểu vùng.

Chị Hoa đang làm việc tại vùng 2, lương cơ bản gần 7 triệu đồng. Mặc dù, mức lương thực tế công ty trả cao hơn lương tối thiểu vùng, thế nhưng cuộc sống vẫn chật vật. Trừ các chi phí sinh hoạt, gần như hàng tháng, chị không có tiết kiệm.

Nhiều công nhân phấn khởi trước việc tăng mức lương tối thiểu. Ảnh: Lam Thanh
Nhiều công nhân phấn khởi trước đề xuất tăng lương tối thiểu vùng. Ảnh: Lam Thanh

"Lương tăng sẽ giúp người lao động có thêm 1 khoản để trang trải cuộc sống. Việc được tăng lương thì bất kì công nhân nào cũng phấn khởi, đỡ thắt lưng buộc bụng. Đây sẽ là động lực để người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Có ổn định cuộc sống, lo được cho gia đình thì công nhân mới yên tâm làm việc", chị Hoa cho hay.

Cũng theo chị Hoa, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp doanh nghiệp thu hút người lao động. Tuy nhiên, cần phải bình ổn giá cả, tránh trường hợp lương tăng, các chi phí sinh hoạt tăng theo.

Còn theo anh Nguyễn Văn Đại (KCN Yên Bình, Phổ Yên, Thái Nguyên), mức lương cơ bản hiện tại là hơn 6 triệu đồng. Số tiền này là lương thực tế đóng bảo hiểm cùng các phụ cấp chuyên cần, nghề... Nguồn thu nhập này nếu trừ các chi phí tiền trọ, điện nước, ăn uống, tiền gửi về quê thì gần như không còn tiết kiệm. Chưa kể, nếu giá cả ngày một tăng thì không thể đảm bảo mức sống.

"Lương tối thiểu vùng tăng sẽ là cơ sở để doanh nghiệp điều chỉnh mức lương hợp lí cho người lao động. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân. Mong rằng lương tăng nhưng giá cả, các chi phí sinh hoạt vẫn giữ nguyên. Lương tối thiểu vùng tăng từng năm để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của người lao động", anh Đại cho biết.

Nguyện vọng của công nhân lao động là tăng mức lương tối thiểu nhưng phải đảm bảo ổn định giá cả. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên
Nguyện vọng của công nhân lao động là tăng mức lương tối thiểu nhưng phải đảm bảo ổn định giá cả. Ảnh: LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên

Cũng theo anh Đại, điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng lên 6% sẽ giúp công nhân có thêm thu nhập để cân đối. Từ đó, người lao động thoải mái hơn trong sinh hoạt. Nếu biết chắt chiu hoàn toàn có thể để ra 1 khoản tiết kiệm. Tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp đảm bảo lợi ích hài hòa giữa công nhân và công ty.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Văn Thăng - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam - Thái Nguyên cho biết, hiện đơn vị đang áp dụng mức lương vùng 2. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng sẽ giúp doanh nghiệp có căn cứ để thương lượng, điều chỉnh lương.

"Phía công ty đang trả cho các công nhân lương cơ bản đang ở mức cao hơn lương tối thiểu. Lương cộng thêm các phụ cấp thì trung bình công nhân được gần 7 triệu đồng/tháng. Việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng sẽ giúp đảm bảo cuộc sống cho người lao động ", ông Thăng cho hay.

Ngày 20.12, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng ở mức tăng bình quân 6% từ ngày 1.7.2024 để trình Chính phủ xem xét quyết định.

Lương vùng 1 nâng lên 4,96 triệu đồng; vùng 2 là 4,41 triệu; vùng 3 là 3,86 triệu và vùng 4 đạt 3,45 triệu đồng.

Trước đó, Tổng LĐLĐVN đã đề xuất 2 phương án điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1.7.2024, lần lượt các mức tăng là 7,3% và gần 6,5%.

Phương án 1: Điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1.7.2024, với mức tăng từ 250.000 đồng - 320.000 đồng, bình quân tăng 7,3%.

Phương án 2: Điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1.7.2024, với mức tăng từ 220.000 đồng - 290.000 đồng, bình quân tăng 6,48%.

Lam Thanh
TIN LIÊN QUAN

Trình tăng lương tối thiểu vùng 6%, người lao động mong bình ổn giá

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2024 ở mức 6% là tin vui với hàng triệu lao động khu vực doanh nghiệp trên cả nước, bởi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giá cả leo thang, đời sống của công nhân, người lao động chưa đảm bảo mức sống tối thiểu.

Tăng lương - nguyện vọng chính đáng của người lao động

MỸ LY |

Doanh nghiệp không tăng ca, thu nhập giảm, vật giá leo thang nên với nhiều công nhân lao động, lương cơ bản vô cùng quan trọng. Vì vậy, hầu hết người lao động đều hy vọng lương tối thiểu vùng có thể tăng để bù đắp trượt giá, đáp ứng mức sống hiện tại.

Bản tin công đoàn: Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1.7.2024; Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng 20%; Tạo điều kiện để công nhân tiếp cận được nhà ở xã hội; Tặng trên 5.000 suất quà Tết cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn,...

Thủ tướng Chính phủ dự diễn tập chiến thuật có bắn đạn thật của Quân đoàn 12

PHẠM ĐÔNG |

Chỉ đạo diễn tập của Quân đoàn 12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sát với đối tượng tác chiến, phù hợp với vũ khí, trang bị; xác định diễn tập, huấn luyện là nhiệm vụ trung tâm, thường xuyên.

Trời lạnh thấu xương, người dân Hà Nội vẫn ngâm mình dưới nước sông Hồng

NGỌC THÙY |

Cứ vào sáng sớm hoặc đầu giờ chiều mỗi ngày, một số người dân Thủ đô lại tìm đến khu vực bờ sông Hồng (đoạn chân cầu Long Biên) để bơi lội, bất chấp trời lạnh thấu xương.

Bảo Hân phim "Về nhà đi con": 19 tuổi, tôi choáng ngợp vì sự nổi tiếng

NHÓM PV |

Trong chương trình "Cà phê chiều thứ 7" của báo Lao Động, diễn viên Bảo Hân từng nổi tiếng từ bộ phim "Về nhà đi con" chia sẻ về hành trình va vấp, trưởng thành khi nổi tiếng ở tuổi 19. Hiện, Bảo Hân đang lên sóng với phim "Không ngại cưới chỉ cần một lý do".

Nhiều yếu tố hỗ trợ cải thiện thanh khoản thị trường chứng khoán năm 2024

Gia Miêu |

Nếu như mặt bằng lãi suất liên tục duy trì ở mức thấp trong phần lớn thời gian của năm 2024 thì có thể sẽ kích thích dòng tiền từ các nhà đầu tư trong nước chảy vào thị trường chứng khoán dồi dào hơn.

Cận cảnh nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Ninh Bình khiến người dân bức xúc vì ô nhiễm

DIỆU ANH - QUÁCH DU |

Ninh Bình - Từ nhiều năm nay, hàng trăm hộ dân tại xã Sơn Lai, huyện Nho Quan (Ninh Bình) phải hứng chịu mùi hôi thối, nguồn nước bẩn, ô nhiễm tiếng ồn nghiêm trọng do hoạt động sản xuất của Nhà máy chế biến tinh bột sắn ELMACO Ninh Bình.

Trình tăng lương tối thiểu vùng 6%, người lao động mong bình ổn giá

Minh Hà - Hoàng Xuyến |

Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1.7.2024 ở mức 6% là tin vui với hàng triệu lao động khu vực doanh nghiệp trên cả nước, bởi trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giá cả leo thang, đời sống của công nhân, người lao động chưa đảm bảo mức sống tối thiểu.

Tăng lương - nguyện vọng chính đáng của người lao động

MỸ LY |

Doanh nghiệp không tăng ca, thu nhập giảm, vật giá leo thang nên với nhiều công nhân lao động, lương cơ bản vô cùng quan trọng. Vì vậy, hầu hết người lao động đều hy vọng lương tối thiểu vùng có thể tăng để bù đắp trượt giá, đáp ứng mức sống hiện tại.

Bản tin công đoàn: Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1.7.2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1.7.2024; Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng 20%; Tạo điều kiện để công nhân tiếp cận được nhà ở xã hội; Tặng trên 5.000 suất quà Tết cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn,...