Sức khoẻ người lao động phải là ưu tiên hàng đầu

Bảo Hân |

Để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động, doanh nghiệp dệt may cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp, quy định về an toàn, vệ sinh lao động.

Nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ công nhân 

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Anh Thơ - Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) - cho biết, nhìn chung điều kiện làm việc của lao động ngành dệt may đã được cải thiện hơn so với giai đoạn trước. “Nơi làm việc có điều hoà, thiết bị hiện đại hơn, nhà xưởng khang trang hơn, điều kiện về phòng cháy chữa cháy, an toàn điện, ánh sáng, vệ sinh môi trường đã được chú ý, đầu tư. Việc sắp xếp lối đi lại được thực hiện theo các quy chuẩn; ý thức tuân thủ của người lao động đã được nâng cao” - ông Thơ đánh giá.

Tuy nhiên, hiện có rất nhiều nguyên liệu mới nên các vấn đề hoá chất tồn dư cũng là một yếu tố tác động âm thầm đến sức khoẻ người lao động. Đây là nguy cơ rất lớn gây ra bệnh về hô hấp, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động… Bên cạnh đó, công nhân còn đối mặt với căng thẳng về tâm lý trong công việc. Không chỉ vậy, việc kéo dài thời gian, trong khi hầu hết tư thế làm việc gò bó dẫn đến các bệnh về cơ xương khớp…

Đảm bảo môi trường làm việc an toàn 

Chị Nguyễn Thị H - công nhân trong một doanh nghiệp may tại tỉnh Bắc Giang làm ở bộ phận cắt chỉ - cho hay, theo quan sát của chị, môi trường làm việc tại công ty khá sạch sẽ, đảm bảo an toàn sức khoẻ. Trong nhà xưởng có quạt thông gió, giàn lạnh, đảm bảo môi trường thông thoáng.

Công ty tuân thủ theo phương pháp 5S, nhà xưởng được dọn vệ sinh liên tục, nên chị cảm thấy khá yên tâm. Làm việc 10 năm nay,  sức khoẻ của chị vẫn bình thường. “Một năm công ty tổ chức khám sức khoẻ 3 lần. Những lần khám, tôi đều không mắc bệnh nghề nghiệp nào, sức khoẻ vẫn đảm bảo để làm việc” - chị H nói.

Ông Nguyễn Văn Chí - Chủ tịch Công đoàn Công ty Crystal Martin (Khu công nghiệp Quang Châu, huyện Việt Yên, Bắc Giang) - cho biết, môi trường làm việc luôn được tuân thủ theo nội quy, quy định của công ty. Hàng năm, công ty cũng tổ chức 2 lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho công nhân. Theo báo cáo của bộ phận y tế cho công đoàn cơ sở, nhiều năm nay, chưa có phát sinh trường hợp công nhân nào bị bệnh phổi, bệnh nghề nghiệp. “Cùng với đó, công ty có đội an toàn vệ sinh lao động thường xuyên kiểm tra về trang phục, dụng cụ bảo hộ lao động của công nhân lao động” - ông Chí nói.

Theo Chủ tịch Công đoàn cơ sở này, tại các chuyền may, công nhân lao động thường phải chụp mũ, mặc áo ngoài, khẩu trang. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng kim của máy may bị gẫy, văng vào mắt, gây nguy hiểm cho công nhân lao động, công ty trang bị kính chắn kim tại mỗi máy.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty May xuất khẩu Hà Bắc (Bắc Giang) - cho hay, công ty tiến hành nhiều giải pháp để hạn chế, tránh bệnh nghề nghiệp cho công nhân lao động. “Công ty mua bóng điện với giá thành đắt hơn để có ánh sáng phù hợp, không bị chói. Bên cạnh đó, công ty yêu cầu công nhân phải đảm bảo bảo hộ lao động. Hệ thống quạt gió hoạt động đảm bảo thông thoáng, hút bụi ra ngoài” - ông Hùng nói.

Ngoài ra, công ty không dùng hoá chất trong quá trình sản xuất; định kỳ kiểm tra về độ ồn, bụi bẩn, nhiệt độ môi trường… để đảm bảo an toàn cho công nhân. Công nhân được đào tạo thường xuyên về bảo hộ lao động, tuân thủ các quy định về an toàn lao động.

“Sức khoẻ người lao động là vốn quý. Công đoàn cơ sở thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tập huấn, giám sát về an toàn lao động cho người lao động” - ông Hùng cho biết.

Bảo Hân
TIN LIÊN QUAN

Công đoàn Đồng Nai quan tâm chăm lo sức khoẻ lao động nữ ngành Dệt may

HÀ ANH CHIẾN |

Các cấp Công đoàn trong tỉnh Đồng Nai luôn có nhiều hoạt động chăm lo sức khoẻ cho lao động nữ ngành Dệt may nhằm tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp do bụi vải trong quá trình lao động sản xuất.

Đà Nẵng: 5 năm không ghi nhận bệnh nghề nghiệp của công nhân dệt may

Tường Minh |

Trong 5 năm liên tục từ 2017 đến 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng không không ghi nhận ca mắc bệnh nghề nghiệp nào của công nhân lao động trong ngành dệt may.

Công nhân ngành dệt may lo lắng khi tiếp xúc bụi vải hàng ngày

Phương Ngân |

TPHCM - Công nhân ngành dệt may phải làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với bụi bẩn dễ bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, xương khớp… Nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên nhiều người lao động vẫn cố bám trụ.

Trường học chưa "rộng cửa" để phụ huynh góp mặt kiểm soát bếp ăn bán trú

Thùy Linh |

Hàng chục học sinh trường Tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân- Hà Nội) phải nhập viện với các biểu hiện ngộ độc sau chuyến đi dã ngoại. Vụ việc tiếp tục làm dấy lên lo ngại ở các phụ huynh học sinh, về sự an toàn cho con em mình khi tham gia ăn bán trú tại các trường học.

Lai Châu bắt giữ hàng loạt cán bộ về hành vi đưa và nhận hối lộ

THANH BÌNH |

Công an tỉnh Lai Châu vừa bắt giữ hàng loạt cán bộ, thanh tra, công chức một số sở, ban, ngành và các huyện về hành vi đưa và nhận hối lộ.

Bà Rịa - Vũng Tàu đón tàu container lớn nhất thế giới

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 30.3, siêu tàu container M/V OOCL SPAIN đã an toàn cập cảng Gemalink (nằm trong cụm cảng Cái Mép - Thị Vải tại thị xã Phú Mỹ). Đây  là một trong những tàu lớn nhất thế giới và đồng thời là tàu container lớn nhất từ trước đến nay cập hệ thống cảng Việt Nam.

Giảm giá bán là bài toán khó cho doanh nghiệp bất động sản

Gia Miêu |

Các doanh nghiệp bất động sản đang làm mọi cách để giải cứu thanh khoản cho thị trường, tuy nhiên giải pháp giảm giá bán nhà không được lựa chọn vì nguồn cung tiếp tục khan hiếm khi chủ đầu tư dè dặt mở bán mới, trong khi các chi phí đầu vào vẫn không ngừng tăng.

Hà Tĩnh: Chưa trả lại tiền học phí cho học sinh vì chưa có nguồn ngân sách

TRẦN TUẤN |

Kỳ họp thứ 11 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa 18 diễn ra giữa tháng 12.2022 đã thông qua Nghị quyết về việc miễn học phí học kỳ 1 năm học 2022 - 2023 cho học sinh trên địa bàn để giảm bớt khó khăn cho phụ huynh do ảnh hưởng dịch COVID-19, thế nhưng sau khi nhiều trường đã thu học phí học kỳ 1, đến nay vẫn chưa hoàn trả cho học sinh.

Công đoàn Đồng Nai quan tâm chăm lo sức khoẻ lao động nữ ngành Dệt may

HÀ ANH CHIẾN |

Các cấp Công đoàn trong tỉnh Đồng Nai luôn có nhiều hoạt động chăm lo sức khoẻ cho lao động nữ ngành Dệt may nhằm tránh các bệnh liên quan đến đường hô hấp do bụi vải trong quá trình lao động sản xuất.

Đà Nẵng: 5 năm không ghi nhận bệnh nghề nghiệp của công nhân dệt may

Tường Minh |

Trong 5 năm liên tục từ 2017 đến 2022, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng không không ghi nhận ca mắc bệnh nghề nghiệp nào của công nhân lao động trong ngành dệt may.

Công nhân ngành dệt may lo lắng khi tiếp xúc bụi vải hàng ngày

Phương Ngân |

TPHCM - Công nhân ngành dệt may phải làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều với bụi bẩn dễ bị mắc các bệnh liên quan đến hô hấp, xương khớp… Nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên nhiều người lao động vẫn cố bám trụ.