Rà soát nhu cầu nhân lực từng ngành để cung ứng lao động

ANH THƯ |

Số lao động bị ảnh hưởng đến việc làm là 637.000 người, chủ yếu ở các ngành may mặc, dệt may, chế biến gỗ tại các tỉnh phía Nam.

Người lao động giảm thu nhập

Anh Nguyễn Vi Đông (SN 1992, Thanh Ba, Phú Thọ) đã làm công nhân tại Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) trọn 4 năm.

Đây cũng là khoảng thời gian anh phải xa vợ con, kiếm sống cho cả gia đình. Công ty anh Đông là một trong những công ty không bị giờ làm, công nhân vẫn làm việc đều đặn một ngày 8 tiếng. Thu nhập trung bình một tháng của anh cũng khoảng trên 7 triệu đồng.

Mỗi tháng anh gửi về cho vợ con khoản 3-4 triệu đồng. "Vợ tôi ở nhà làm ruộng và chăm hai con nhỏ, một cháu 4 tuổi, một cháu học lớp 1. Riêng tiền học của hai đứa đã tốn gần hết số lương của tôi rồi” - công nhân này chia sẻ.

Khu trọ anh Đông đang thuê đìu hiu dịp cuối năm. Ảnh: Anh Thư
Khu trọ anh Đông đang thuê suốt những năm làm công nhân. Ảnh: Anh Thư

Ngoài doanh nghiệp của anh Đông bị ảnh hưởng đơn hàng, nhiều đơn vị khác ở khu vực phía Nam cũng chịu tác động mạnh của việc này.

Công ty TNHH Sản xuất Thương mại XNK Ngũ Lâm Việt (xã Phước Tân, TP.Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) chuyên sản xuất gỗ xuất khẩu với khoảng 500 công nhân lao động. Nhưng từ nhiều tháng nay, số lao động đã giảm chỉ còn khoảng một nửa do doanh nghiệp thiếu đơn hàng, thu nhập người lao động giảm mạnh.

Theo đó, vào cuối năm 2021, doanh nghiệp này có rất nhiều đơn hàng, công nhân có việc làm và thu nhập ổn định. Song từ tháng 3 - 4.2022 đơn hàng bắt đầu sụt giảm, đến tháng 6.2022 thì hàng không xuất đi được. Trước đây, mỗi tháng công ty xuất khẩu được từ 80-90 container hàng, nhưng nay chỉ xuất đi được từ 10-15 container hàng.

Thiếu đơn hàng, công ty cũng chỉ giữ được 50% việc làm cho người lao động. Nếu trước đây, công nhân được làm việc và tăng ca 12 tiếng/ngày vào cả thứ bảy và chủ nhật, thì hiện nay công nhân chỉ làm việc 8 tiếng, không tăng ca và mỗi tuần cũng chỉ làm 5 ngày.

Từ tháng 10.2022 đến nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực có xu hướng giảm, số doanh nghiệp rút khỏi thị trường tăng, một số doanh nghiệp giảm lao động, giảm giờ làm tạm thời.

Qua thống kê của bộ này, đã có 528 doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng cục bộ, chiếm khoảng 0,06%. Số lao động bị ảnh hưởng là 637.000 người, chiếm 4%, trong đó có 53.000 người mất việc làm, chủ yếu ở các ngành may mặc, dệt may, chế biến gỗ tại các tỉnh phía Nam.

Giải pháp khắc phục

Để khắc phục cũng như lường trước được những khó khăn sắp tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ để trình Chính phủ ban hành Nghị quyết về phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập nhằm phục hồi nhanh kinh tế - xã hội.

Trong đó, hoàn thiện khung pháp lý, rà soát sửa đổi các quy định của pháp luật, đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường lao động đúng hướng, tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm.

Bộ này cho rằng phải khẩn trương rà soát, đánh giá nhu cầu nhân lực theo từng ngành, lĩnh vực, từng vùng để kịp thời kết nối việc cung ứng nhân lực. Tổ chức đào tạo, cung ứng kịp thời nhân lực cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thúc đẩy tạo việc làm bền vững và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động, trong đó tăng cường đầu tư, phát triển các ngành kinh tế tạo nhiều việc làm bền vững.

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nghiên cứu đề xuất các chính sách để hỗ trợ tuyển dụng và sử dụng các nhóm lao động đặc thù, lao động yếu thế, lao động sinh sống ở địa bàn huyện nghèo, khó khăn; hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo… để họ tham gia vào thị trường lao động, có việc làm bền vững.

ANH THƯ
TIN LIÊN QUAN

Đắk Nông: Người lao động nhận được nhiều hỗ trợ để tìm việc làm ổn định

Phan Tuấn |

Năm 2022, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã làm cầu nối cho 20.914 người lao động có công ăn việc làm ổn định, với mức thu nhập bảo đảm cuộc sống.

Hàng nghìn công nhân mất việc làm, công đoàn vào cuộc hỗ trợ

QUANG ĐẠI |

Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Nghệ An có 31 doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, chủ yếu thuộc ngành may mặc, giày da, những đơn vị xuất khẩu thị trường Mỹ và châu Âu, với 26.858 lao động bị ảnh hưởng.

Công nhân hy vọng sức khỏe tốt, nhiều việc làm trong năm 2023

LƯƠNG HẠNH - ANH THƯ |

Bước vào năm mới 2023, mỗi công nhân với những ước mong khác nhau nhưng tựu chung lại họ đều hy vọng sức khỏe tốt, có công việc đều đặn để thu nhập ổn định, đời sống của họ và gia đình được ấm no, hạnh phúc.

Đề nghị tước danh hiệu quân nhân 14 người, khai trừ đảng 2 trường hợp

Vương Trần |

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương xem xét đề nghị thi hành kỷ luật đối với 16 quân nhân vi phạm pháp luật.

Vụ nhái nhãn hiệu bia Sabeco: Phạt cá nhân và pháp nhân vi phạm 3,7 tỉ đồng

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 16.3, Tòa án Nhân dân tỉnh đã tuyên bản án về tội “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” liên quan đến nhãn hàng "Bia Sài Gòn" của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Qua đó, Hội đồng xét xử tuyên phạt cá nhân, pháp nhân vi phạm 3,7 tỉ đồng.

Tạm dừng hoạt động tuyến trực thăng Vũng Tàu - Côn Đảo từ 17.3

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Ngày 16.3, Công ty Trực thăng Miền Nam đã có thông báo tạm dừng các chuyến bay trực thăng từ Vũng Tàu đi Côn Đảo và ngược lại vì xảy ra sự cố kỹ thuật.

Nỗi đau của con voi phải chở khách du lịch suốt 25 năm

Thúy Ngọc |

Voi Pai Lin, 71 tuổi, bị biến dạng cột sống sau 25 năm làm việc trong ngành du lịch tại Thái Lan, với những ngày phải cõng tới 6 khách du lịch một lúc.

Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Thái Bình bị tố cáo nhận hối lộ

TRUNG DU |

Ông Đinh Văn Khoa - giám định viên, nguyên Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Pháp y (Sở Y tế Thái Bình) - bị tố cáo nhận 70 triệu đồng để làm sai lệch kết quả giám định tỉ lệ thương tật của bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích xảy ra tại huyện Tiền Hải, năm 2021.

Đắk Nông: Người lao động nhận được nhiều hỗ trợ để tìm việc làm ổn định

Phan Tuấn |

Năm 2022, các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã làm cầu nối cho 20.914 người lao động có công ăn việc làm ổn định, với mức thu nhập bảo đảm cuộc sống.

Hàng nghìn công nhân mất việc làm, công đoàn vào cuộc hỗ trợ

QUANG ĐẠI |

Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh Nghệ An có 31 doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, chủ yếu thuộc ngành may mặc, giày da, những đơn vị xuất khẩu thị trường Mỹ và châu Âu, với 26.858 lao động bị ảnh hưởng.

Công nhân hy vọng sức khỏe tốt, nhiều việc làm trong năm 2023

LƯƠNG HẠNH - ANH THƯ |

Bước vào năm mới 2023, mỗi công nhân với những ước mong khác nhau nhưng tựu chung lại họ đều hy vọng sức khỏe tốt, có công việc đều đặn để thu nhập ổn định, đời sống của họ và gia đình được ấm no, hạnh phúc.