Những quyết sách kịp thời của Chính phủ và Thủ tướng

Quyết tâm không để người lao động tụt lại phía sau

Hà Anh |

Dự kiến ngày 12.6, tại Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ có cuộc gặp gỡ, đối thoại với khoảng 4.500 công nhân lao động tại điểm cầu chính và trực tuyến tới 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước và điểm cầu Tổng LĐLĐVN. Trong thời gian qua, Chính phủ và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra nhiều chính sách để công nhân, NLĐ vượt qua khó khăn với quyết tâm: Không để người lao động tụt lại phía sau.

Những quyết sách kịp thời, nhân văn

Chỉ thời gian ngắn khi được bầu làm Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 (kỳ họp 11 Quốc hội khoá 14), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành chỉ thị 16/CT-TTg (tháng 6.2021)về bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động.

Tại Chỉ thị, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Tập trung chỉ đạo rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ liên quan trực tiếp đến bảo đảm việc làm bền vững, nâng cao mức sống, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân lao động theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể và bảo đảm bố trí, khơi thông nguồn lực thực hiện.

Không chỉ có những giải pháp để hạn chế tác động của dịch COVID-19, Chỉ thị 16 cũng yêu cầu quy hoạch, bố trí, huy động nguồn lực tài chính đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội, dịch vụ phục vụ lao động sản xuất, đời sống, sinh hoạt, học tập, giải trí của công nhân, lao động và gia đình. Tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường tại nơi ở và nơi làm việc của công nhân. Có biện pháp ngăn ngừa công nhân lao động tham gia các hoạt động đi vay, cho vay, đòi nợ liên quan đến “tín dụng đen”, đề xuất các chính sách tín dụng vi mô hỗ trợ công nhân lao động.

Chủ động xây dựng, điều chỉnh bổ sung các quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở theo quy định. Tập trung triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho việc phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Khẩn trương xây dựng các mô hình “khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ” đồng bộ, gắn với phát triển khu dân cư, cơ sở hạ tầng, đáp ứng được nhu cầu riêng cho công nhân lao động các khu công nghiệp, kể cả chuyên gia và lao động chất lượng cao.

Tiếp đó, ngay đầu tháng 7.2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết 68 NQ/CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Nghị quyết này thông qua khoản trợ cấp 26.000 tỉ đồng được Chính phủ xác định nhằm hỗ trợ cho người lao động và sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động. 12 chính sách hỗ trợ gồm: Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; hỗ trợ người lao động ngừng việc; hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng; hỗ trợ bổ sung và trẻ em; hỗ trợ tiền ăn đối với người phải điều trị nhiễm COVID-19; hỗ trợ một lần đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV, hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề bị ảnh hưởng bởi đại dịch; hỗ trợ hộ kinh doanh; cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất;  hỗ trợ đối với lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác.

Việc mở rộng phạm vi, đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 68 không chỉ thể hiện sự bám sát thực tiễn để đưa ra gói hỗ trợ đồng bộ của Chính phủ, mà còn thể hiện tính nhân văn của chính sách, với phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” trong đại dịch.

Không thể không nhắc đến Nghị quyết 128 ban hành tháng 10.2021 về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được cho là khơi thông những điểm nghẽn trong quá trình vừa giữ ổn định kinh tế, vừa chống dịch. Đặc biệt với lĩnh vực lao động, sản xuất, Nghị quyết 128 đưa ra yêu cầu “Có lộ trình thích ứng an toàn, linh hoạt, hiệu quả khôi phục các hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó quán triệt quan điểm sản xuất phải an toàn, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong sản xuất an toàn, phát huy tính chủ động, tự chủ và nêu cao tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp, người dân với cộng đồng, xã hội, với đất nước”.

Quan tâm đến những vấn đề cụ thể của người lao động

Dịp Tết Nhâm Dần, khi đi thăm, chúc Tết công nhân lao động ở nhiều địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã lắng nghe những tâm tư, tình cảm của người lao động đồng thời chủ động đưa những giải pháp trong thời gian tới.

Thăm và chúc Tết cán bộ ngành than, Thủ tướng yêu cầu ngành than phải làm tốt công tác phòng, chống dịch. Tỉnh ưu tiên tiêm chủng cho người lao động, công nhân, những người có nguy cơ cao, chủ động thuốc điều trị, chăm lo đời sống, lo cho người lao động về nghỉ Tết chu đáo, vui vẻ, an toàn; động viên những người lao động ở lại trực sản xuất. Làm tốt công tác an sinh xã hội nói chung, nhất là những đối tượng chính sách, người nghèo, người yếu thế, công nhân ở vùng sâu, vùng xa...

Thủ tướng yêu cầu, về lâu dài, phải nâng cao năng suất lao động, đầu tư công nghệ khai thác than hiện đại, giảm thiểu tai nạn trong lao động; xây dựng, ổn định các chính sách hợp lý cho ngành than có tầm nhìn, tư duy đột phá, có chiến lược. Đầu tư mang tính lâu dài, hiệu quả, phù hợp; chống tiêu cực, nhất là khai thác than ngoài hầm mỏ.

Thăm và chúc Tết công nhân lao động tại Vĩnh Long, Thủ tướng căn dặn anh chị em công nhân lao động nghiêm túc chấp hành tốt kỷ luật lao động, làm việc với năng suất, chất lượng cao; tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phong trào lao động sáng tạo, đóng góp tích cực cho địa phương, doanh nghiệp ngày càng phát triển, đưa đất nước đi lên giàu mạnh, hội nhập.

Đặc biệt tại cuộc gặp gỡ, thăm hỏi, động viên và tặng quà Tết cho người có công, gia đình khó khăn và công nhân lao động dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tại Thanh Hoá, Thủ tướng đã đi sâu vào những vấn đề người lao động quan tâm. Thủ tướng cho rằng, việc hết sức quan trọng là nâng cao năng suất lao động của công nhân lao động, đặc biệt cần quan tâm xây dựng nhà ở cho công nhân lao động. Muốn làm được điều đó cần quy hoạch sử dụng đất đai, mua, thuê mua nhà ở cho công nhân lao động; xây dựng cơ chế huy động nguồn lực làm nhà cho công nhân. “Các cấp uỷ, chính quyền phải luôn phải ý thức điều này, các đơn vị, doanh nghiệp cũng phải tham gia tích cực trong công việc này” - Thủ tướng yêu cầu.

Vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân được Thủ tướng đặc biệt quan tâm. Dự lễ khánh thành, động thổ dự án nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương hồi tháng 3.2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Để không ai bị bỏ lại phía sau, tất yếu phải đẩy mạnh xây dựng nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp. Nhà ở xã hội nên chia phân khúc theo trình tự thời gian, diện tích ít hơn dành cho người lao động chưa ổn định, diện tích lớn hơn dành cho người đời sống đã cải thiện để đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, làm sao xây nhà phải đẹp, thoáng mát nhưng giá phải rẻ. Đặc biệt, quy hoạch nhà ở xã hội cần phải đảm bảo đủ các yếu tố giáo dục, y tế, văn hóa, giải trí”.

Trước mắt, để giải quyết sớm vấn đề nhà ở cho người lao động, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 08/2022/QĐ-TTg về việc hỗ trợ tiền thuê nhà những lao động bắt đầu quay trở lại làm việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trọng điểm được hỗ trợ tiền thuê nhà.

Gần nhất, ngay trong Tháng công nhân 2022, Thủ tướng đã ra công điện 431/CĐ-TTg trong đó yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp triển khai hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, phát triển thị trường lao động, đảm bảo an sinh xã hội.

Có thể nói, những quyết sách của Chính phủ, của Thủ tướng Phạm Minh Chính hướng đến công nhân, người lao động đã giúp lực lượng này nhanh chóng ổn định, để người lao động cùng doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trước mắt hướng đến những mục tiêu cao hơn...

Hà Anh
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: 50 công nhân lao động tham gia đối thoại với Thủ tướng

QUANG ĐẠI |

Tại điểm cầu trực tuyến Nghệ An, 50 công nhân lao động tiêu biểu tham dự Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022.

Mong việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng được Thủ tướng quan tâm

Thành Nhân |

Người lao động (NLĐ) ở ĐBSCL có ý kiến mong muốn được Thủ tướng Chính phủ quan tâm về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng để đảm bảo mức sống so với giá cả thị trường tăng cao như hiện nay.

Chỉ đạo của Thủ tướng đã đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động

Hà Anh (tổng hợp) |

Từ năm 2016 đến nay, đã có 5 Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với đoàn viên, công nhân, người lao động (CNLĐ). Chương trình là diễn đàn để CNLĐ được gặp gỡ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng kiến nghị, đề xuất những vấn đề liên quan đến việc làm, đời sống với người đứng đầu Chính phủ; được Thủ tướng Chính phủ lắng nghe, thấu hiểu, chỉ đạo giải quyết các vấn đề được nêu và truyền thông điệp tới người lao động cả nước. Qua đó, giúp cho CNLĐ đảm bảo sức khỏe, ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc…

Chạy 42 km mỗi ngày trong cả năm nhưng từ chối nhận kỷ lục

Minh Anh |

“Tôi không cần kỷ lục, kỷ lục sẽ chỉ là của riêng tôi nhưng mục đích của tôi là muốn gây quỹ từ thiện và truyền cảm hứng vận động cho người khác. Đó mới là điều quan trọng", McKee chia sẻ.

Bên trong thế giới freelancer: Không phải ai cũng có thu nhập hấp dẫn

HẠNH DUY |

Không bị gò bó địa điểm, thời gian, không gian làm việc, freelancer có thể chủ động trong công việc của mình. Tuy nhiên, mức thu nhập của mỗi freelancer lại không giống nhau.

Chật vật xin việc khi doanh nghiệp ít tuyển lao động

ANH THƯ - LƯƠNG HẠNH |

Trên tay là bộ hồ sơ xin việc quen thuộc, chị Lương Ngọc Diễm (SN 2003, ở Quảng Hoà, Cao Bằng) đi lòng vòng trong Khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để tìm công ty có nhu cầu tuyển người lao động.

Trung Quốc mở cửa trở lại và áp lực lạm phát toàn cầu

Ngọc Vân |

Trung Quốc - Công xưởng lớn nhất thế giới và quốc gia đông dân nhất - đã mở cửa trở lại sau 3 năm đại dịch, dẫn đến lo ngại gây thêm áp lực lạm phát toàn cầu.

Khiếp vía ở những con đường nườm nượp xe container và xe khách

Đinh Trọng |

Bình Dương - Hằng ngày trên Quốc Lộ 13, đường Mỹ Phước Tân Vạn và ĐT 743 nườm nượp dòng xe khách, xe container vận chuyển hàng hóa lưu thông. Những phương tiện chạy ẩu, vi phạm quy định đã gây ra nguy hiểm cho người dân đi xe máy. Nhiều vụ tai nạn chết người đã xảy ra.

Nghệ An: 50 công nhân lao động tham gia đối thoại với Thủ tướng

QUANG ĐẠI |

Tại điểm cầu trực tuyến Nghệ An, 50 công nhân lao động tiêu biểu tham dự Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với công nhân lao động năm 2022.

Mong việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng được Thủ tướng quan tâm

Thành Nhân |

Người lao động (NLĐ) ở ĐBSCL có ý kiến mong muốn được Thủ tướng Chính phủ quan tâm về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng để đảm bảo mức sống so với giá cả thị trường tăng cao như hiện nay.

Chỉ đạo của Thủ tướng đã đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động

Hà Anh (tổng hợp) |

Từ năm 2016 đến nay, đã có 5 Chương trình Thủ tướng Chính phủ gặp gỡ, đối thoại với đoàn viên, công nhân, người lao động (CNLĐ). Chương trình là diễn đàn để CNLĐ được gặp gỡ, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng kiến nghị, đề xuất những vấn đề liên quan đến việc làm, đời sống với người đứng đầu Chính phủ; được Thủ tướng Chính phủ lắng nghe, thấu hiểu, chỉ đạo giải quyết các vấn đề được nêu và truyền thông điệp tới người lao động cả nước. Qua đó, giúp cho CNLĐ đảm bảo sức khỏe, ổn định cuộc sống, yên tâm làm việc…