Nới "trần" giờ làm thêm: Cần chế tài trả lương tương xứng

Tường Minh - Phương Linh |

Với việc Thường vụ Quốc hội thông qua đề xuất nới "trần" giờ làm thêm lên trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng, nếu không có chế tài trả lương tương xứng cho người lao động, đây sẽ là kẽ hở để chủ doanh nghiệp tăng ca tối đa và cắt giảm lao động.

Cần tăng ca để thêm thu nhập

Chị Hương đang làm việc tại một doanh nghiệp dệt may có vốn nước ngoài tại Khu công nghiệp Hoà Khánh, thành phố Đà Nẵng. Chị bảo đồng ý với quyết định của Thường vụ Quốc hội khi cho nới "trần" giờ làm thêm lên 60 giờ mỗi tháng bởi được làm thêm giờ vào thời điểm này sẽ giúp cho cuộc sống của gia đình chị bớt khó khăn hơn do thu nhập tăng thêm.

“Cả hai vợ chồng em đều làm công nhân với thu nhập bình quân khoảng 15 triệu đồng/tháng, tính luôn cả tiền tăng ca của em trung bình mỗi ngày khoảng 2 tiếng. Trước đây tính hết tiền nhà, tiền học của hai con nhỏ và tiền ăn uống, chi tiêu của cả gia đình thì phải dè xẻn lắm nhà em mới không thiếu nợ.

Tuy nhiên dạo gần đây, khi vật giá đồng loạt leo thang theo giá xăng, thu nhập chừng đó nhà em không đủ sống nên làm thêm giờ để tăng thu nhập là nhu cầu cấp bách của tụi em”, chị Hương nói.

Chị Nguyễn Ngọc Thúy - công nhân Công ty Hải Vương ở Khu công nghiệp Suối Dầu, tỉnh Khánh Hoà cho rằng việc tăng ca là tăng thêm thu nhập nên tùy theo nhu cầu kinh tế của mỗi người. Bản thân chị đang nuôi 3 con nên chị không ngại ngần thêm việc.

“Tôi thường tăng ca khoảng 2 giờ, tuy nhiên các bộ phận khác có thể hơn. Nhờ tăng ca lương tôi được khoảng 8 triệu/tháng nếu không thì cũng được hơn 5 triệu. Sau dịch đến nay hàng nhiều nên thời gian tăng ca căng hơn, công ty yêu cầu thì tôi làm” - chị Thúy cho biết.

Còn với chị Phạm Thị Hoài - công nhân Công ty TNHH Komega-X (Khánh Hoà): “Thời gian tăng ca ở công ty cố định 1 giờ 30 phút lâu nay. Chúng tôi tan ca lúc 16 giờ nên thêm từng đó thời gian tăng ca nữa ra về là phù hợp.

Nếu không có thêm khoản lương tăng ca thì thu nhập của tôi cũng chưa được 5 triệu đồng/tháng vì thế tôi muốn làm thêm ít giờ nữa mới được khoảng 6 triệu. Tăng ca cũng tốt nhưng phải phù hợp”.

Cần tăng lương tương xứng

Ông Hồ Sỹ Tân, Chủ tịch Công đoàn Công ty Vinakad -  doanh nghiệp chuyên về dệt may xuất khẩu qua Mỹ ở Khu công nghiệp Hoà Khánh (Đà Nẵng) cho biết ông ủng hộ việc nới "trần" giờ làm thêm lên 40 giờ và không quá 60 giờ/tháng.

Tuy  nhiên ông Hồ Sỹ Tân lưu ý: “Tăng giờ làm thêm là nhu cầu cấp bách của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may xuất khẩu. Đây cũng là nhu cầu của hầu hết người lao động và chúng tôi cũng đang tăng ca trung bình khoảng 14 giờ/tuần.

Tuy nhiên nếu đề xuất này không đi kèm với chế tài trả lương tương xứng với công sức của người lao động thì sẽ phát sinh kẽ hở. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ tận dụng tối đa chủ trương này để tăng ca kịch trần nhằm giảm bớt người lao động, đặc biệt là các lao động tuổi ngoài 40 trở lên nhằm giảm bớt chi phí trả lương và Bảo hiểm Xã hội”, ông Tân nói.   

Theo ông Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 (Đà Nẵng) thì thực tế không phải doanh nghiệp nào, lĩnh vực nào cũng có nhu cầu tăng giờ làm thêm lên không quá 60 giờ/tháng. Bởi làm thêm giờ đồng nghĩa với việc trả thêm nhiều lương, trong khi chất lượng công việc của người lao động tính theo đường dài sẽ không cao.

“Tuy nhiên, chúng tôi ủng hộ chủ trương này vì thực tế doanh nghiệp của chúng tôi luôn có nhu cầu tăng ca do yêu cầu công việc. Và quan trọng hơn, chúng tôi ủng hộ còn vì một vấn đề khác lớn hơn là chủ trương này sẽ tạo hành lang pháp lý về làm thêm giờ có lợi cho doanh nghiệp”, ông Chính nói.

Theo ông Chính thì với những doanh nghiệp làm ăn với đối tác nước ngoài như Công ty Cổ phần Dệt may 29/3, điều mà các đối tác quan tâm nhất khi giao dịch là vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Ví như việc tăng ca đối với người lao động có vi phạm Luật lao động của Việt Nam hay không? Vậy nên khi Thường vụ Quốc hội thông qua đề xuất nới "trần" giờ làm thêm lên trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong 1 tháng, các doanh nghiệp như của ông sẽ có một hành lang pháp lý thông thoáng khi làm ăn với các đối tác nước ngoài.

Tường Minh - Phương Linh
TIN LIÊN QUAN

Ít được tăng ca, công nhân sống trong cảnh "thiếu trước hụt sau"

Phương Chi |

"Đợt này công ty tuyển thêm nhiều người mới, khi nào có hàng gấp, tôi mới được gọi đi làm bổ sung, không được tăng ca cố định như trước" - chị Triệu Thị Sinh - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) buồn bã nói.

Lương tăng ca chỉ bằng bó rau, người lao động miền Trung không mặn mà

Tường Minh - Phương Linh |

Phần lớn người lao động ở các tỉnh Miền Trung không mặn mà với việc tăng ca vì lương tăng ca chỉ bằng bó rau ngoài chợ.

Đi tăng ca vì cần có thêm thu nhập

Thành An |

Tằn tiện tiền lương trang trải cho cuộc sống mỗi ngày, nhiều lao động  lựa chọn tăng ca để có thêm thu nhập lo cho gia đình và tiết kiệm cho tương lai.

Hỏi người lao động, ai cũng muốn tăng ca

Nam Dương |

Do tiền lương cơ bản thấp, nhiều công nhân (CN) mong muốn được làm thêm để tăng thu nhập lo cho gia đình, con cái.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.  

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital. 

Ít được tăng ca, công nhân sống trong cảnh "thiếu trước hụt sau"

Phương Chi |

"Đợt này công ty tuyển thêm nhiều người mới, khi nào có hàng gấp, tôi mới được gọi đi làm bổ sung, không được tăng ca cố định như trước" - chị Triệu Thị Sinh - công nhân Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) buồn bã nói.

Lương tăng ca chỉ bằng bó rau, người lao động miền Trung không mặn mà

Tường Minh - Phương Linh |

Phần lớn người lao động ở các tỉnh Miền Trung không mặn mà với việc tăng ca vì lương tăng ca chỉ bằng bó rau ngoài chợ.

Đi tăng ca vì cần có thêm thu nhập

Thành An |

Tằn tiện tiền lương trang trải cho cuộc sống mỗi ngày, nhiều lao động  lựa chọn tăng ca để có thêm thu nhập lo cho gia đình và tiết kiệm cho tương lai.

Hỏi người lao động, ai cũng muốn tăng ca

Nam Dương |

Do tiền lương cơ bản thấp, nhiều công nhân (CN) mong muốn được làm thêm để tăng thu nhập lo cho gia đình, con cái.