Người lao động ở huyện nghèo thuộc đối tượng 30A phấn khởi nhận tiền hỗ trợ

Phan Tuấn |

Với phương châm nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đơn giản, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Nông) triển khai Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, khẩn trương hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do dịch COVID-19.

Anh Bùi Xuân Thao đã được hỗ trợ hơn 1,8 triệu đồng sau thời gian phải cách ly. Ảnh:DP
Anh Bùi Xuân Thao đã được hỗ trợ hơn 1,8 triệu đồng sau thời gian phải cách ly. Ảnh: DP

Ấm lòng người lao động

Anh Nguyễn Hữu Nhẫn ở xã Quảng Khê (huyện Đắk Glong) làm nghề cắt tóc nhiều năm nay. Hàng tháng, anh Nhẫn có mức thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Do dịch COVID-19 nên cơ sở của phải ngừng hoạt động gần 2 tháng. Chẳng những không có thu nhập mà anh Nhẫn còn phải trả tiền thuê mặt bằng.

Được xác định là đối tượng được nhận hỗ trợ từ Nghị quyết 68 và Quyết định số 1261 của UBND tỉnh Đắk Nông, anh Nhẫn cảm thấy rất phấn khởi.

Anh Nhẫn cho biết: "Tôi là người lao động đầu tiên tại huyện Đắk Glong làm hồ sơ để xin nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68. Sau 1 tuần được cán bộ xã Quảng Khê hướng dẫn kê khai thực hiện các thủ tục thì hồ sơ của tôi đã được phê duyệt".

Theo anh Nhẫn, số tiền không nhiều nhưng anh Nhẫn cảm thấy rất vui bởi đã nhận được sự quan tâm của Nhà nước đã chia sẻ phần nào khó khăn với người lao động.

Tương tự, anh Bùi Xuân Thao, nhân viên của Công ty TNHH Đức Trí Phát Đắk Nông ở xã Quảng Khê cũng là một trong những lao động đầu tiên của huyện Đắk Glong được nhận hỗ trợ từ Nghị quyết 68.

Trước đó, anh Thao thực hiện cách ly 14 ngày do đi từ vùng dịch trở về. Theo quy định, anh sẽ được nhận hỗ trợ hơn 1,8 triệu đồng vì phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ việc không lương.

Anh Thao chia sẻ: “Thực sự số tiền hỗ trợ rất có ý nghĩa đối với người lao động như tôi. Trong thời điểm dịch bệnh, kinh tế khó khăn nhưng Đảng và Nhà nước vẫn dành sự quan tâm tới những người lao động khó khăn. Số tiền này đã đỡ đần tôi trang trải một phần chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian cách ly tại nhà”.

Chính quyền hỗ trợ tối đa

Bà Nguyễn Thị Thủy, Trưởng Phòng Lao động thương binh - Xã hội huyện Đắk Glong cho biết, hiện tại, trên địa bàn huyện Đắk Glong đã có một số đối tượng được nhận gói hỗ trợ, chủ yếu là lao động không có giao kết hợp đồng và các trường hợp cách ly y tế trong phòng, chống dịch COVID-19.

Trong thời gian tới, Phòng Lao động thương binh - xã hội tiếp tục rà soát, hỗ trợ các đối tượng theo quy định của Nghị quyết 68 để chính sách sớm đến được tay người khó khăn.

Thông tin thêm về quá trình triển khai Nghị quyết 68, ông Đoàn Văn Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk Glong cho biết, UBND huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan.

Hiện nay, các đối tượng khó khăn của huyện đã nhận được khoảng 100 triệu đồng. Kết quả đạt được đã góp phần vào công tác an sinh, ổn định người dân do ảnh hưởng từ đại dịch.

UBND huyện cũng đặc biệt lưu ý các địa phương, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Trung ương và tỉnh, phải bảo đảm tiến độ, trên tinh thần khẩn trương, chính xác và minh bạch. Tinh thần chung là không để ai bị bỏ lại phía sau.

"Nếu đối tượng nào chưa đủ điều kiện hưởng theo Nghị quyết 68, nhưng hoàn cảnh khó khăn thì huyện Đắk Glong vận động, kêu gọi xã hội hóa từ các cá nhân, tổ chức trên địa bàn chung tay hỗ trợ.

Một số trường hợp đặc biệt, UBND huyện chỉ đạo Phòng Lao động thương binh - Xã hội ứng trước từ nguồn bảo đảm xã hội để kịp thời giúp đỡ người khó khăn, yếu thế, từ đó tạo tâm lý yên tâm cho người dân”, ông Phương cho hay.

Phan Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Rút ngắn thời gian tìm việc làm của người lao động thất nghiệp

ANH THƯ |

Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tăng cường kết nối cung - cầu lao động.

Người lao động trở lại làm không hết việc, chủ doanh nghiệp vừa mừng vừa lo

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

Nhiều lao động quê ở miền Trung, Tây Nguyên... đã bắt đầu trở lại TPHCM làm việc, sau khoảng thời gian dài tránh dịch COVID-19. Mở cửa sau dịch, người lao động làm không hết việc, chủ của các doanh nghiệp này vừa vui mừng vì có người làm, nhưng cũng còn cả những nỗi lo.

110 tỉ đồng chuẩn bị đến tay người lao động Hoà Bình

An Trọng |

BHXH tỉnh Hòa Bình đang khẩn trương xử lý hồ sơ, những vướng mắc liên quan nhằm hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Cận Tết, showroom xe ôtô cũ chấp nhận bán hòa, cắt lỗ để thu hồi vốn

LÂM ANH |

Cuối năm thường là mùa thu hoạch của thị trường xe ôtô cũ nhưng năm nay điều này đã không đến bởi việc ngân hàng siết cho vay, lãi suất cao đã khiến lượng khách hàng giảm đi đáng kể. Những ngày cuối cùng trước khi nghỉ Tết, chủ showroom chấp nhận bán hòa vốn hay thậm chí, bán cắt lỗ để thu hồi vốn trước Tết.

Xu hướng công khai tiền lương ở Mỹ: Ai sẽ được hưởng lợi?

Thanh Hà |

Luật thanh toán minh bạch ở Mỹ góp phần giảm chênh lệch tiền lương.

Rút ngắn thời gian tìm việc làm của người lao động thất nghiệp

ANH THƯ |

Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm nhằm tăng cường kết nối cung - cầu lao động.

Người lao động trở lại làm không hết việc, chủ doanh nghiệp vừa mừng vừa lo

ANH TÚ - KHÁNH LINH |

Nhiều lao động quê ở miền Trung, Tây Nguyên... đã bắt đầu trở lại TPHCM làm việc, sau khoảng thời gian dài tránh dịch COVID-19. Mở cửa sau dịch, người lao động làm không hết việc, chủ của các doanh nghiệp này vừa vui mừng vì có người làm, nhưng cũng còn cả những nỗi lo.

110 tỉ đồng chuẩn bị đến tay người lao động Hoà Bình

An Trọng |

BHXH tỉnh Hòa Bình đang khẩn trương xử lý hồ sơ, những vướng mắc liên quan nhằm hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp vượt qua đại dịch COVID-19.