Nâng cao vai trò của Công đoàn trong thương lượng tăng lương

Quế Chi |

Dần dần, tiền lương tối thiểu chỉ làm đúng chức năng là sàn thấp nhất để bảo vệ lao động yếu thế và là căn cứ để các bên thương lượng tiền lương. Ông Lê Đình Quảng - Phó ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐVN - cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên.

Hướng tới mức lương đủ sống

Ông Lê Đình Quảng cho biết, rất nhiều quốc gia hiện nay không quan tâm đến tiền lương tối thiểu mà tập trung vào mức lương đủ sống, hay là mức lương đàng hoàng.
“Đây là một mức lương có thể đảm bảo đời sống người lao động (NLĐ), có phần tích luỹ để giảm thiểu rủi ro (như khi gặp dịch bệnh như vừa qua)”.

Thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia này cho rằng, trong thời gian tới, tổ chức Công đoàn cần tăng cường đối thoại, thương lượng về tiền lương. Theo ông, lâu nay, dựa vào việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu thì các doanh nghiệp cũng tăng tiền lương theo.

“Thực chất, cần phải thương lượng trực tiếp bằng thoả thuận lao động tập thể; quy chế xây dựng thang bảng lương hoặc điều chỉnh tiền lương hằng năm… Như vậy, việc tăng cường đối thoại thương lượng về tiền lương ở doanh nghiệp thì tốt hơn là dựa vào lương tối thiểu điều chỉnh mà tăng theo” - ông Quảng bình luận.

Ở góc độ nghiên cứu, bà Phạm Thị Thu Lan - Phó Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn - cho biết, khi lương tối thiểu tăng, trong thực tế, một bộ phận NLĐ được tăng lương, nhưng có bộ phận không được tăng lương.

“Có nhiều doanh nghiệp tăng lương nhưng tìm cách cắt giảm chi phí khác, nên lương thực tế của NLĐ không tăng. Giữa bài toán quy định pháp luật về tăng lương và thực tiễn áp dụng còn có khoảng cách” - bà Lan bình luận.

Bà Lan cho rằng, vấn đề tăng lương của NLĐ liên quan đến thái độ của doanh nghiệp; sự quan tâm của họ với NLĐ. “Doanh nghiệp có dùng bài toán tiền lương để kích thích NLĐ làm việc, cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn hay tiếp tục sử dụng sức lao động để duy trì mức độ lợi nhuận đang có, không muốn hạ thấp biên độ lợi nhuận để chia sẻ với NLĐ ?” - bà Lan cho hay.

Nâng cao nhận thức về thương lượng tăng lương

Mới đây, Ban Chính sách - Pháp luật và Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng LĐLĐVN) đã tiến hành khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của NLĐ năm 2023.

Từ thực tế khảo sát, các bên tham gia kiến nghị cần nâng cao nhận thức của NLĐ về tầm quan trọng của vấn đề thương lượng tăng lương để NLĐ ý thức được vai trò và những đóng góp của bản thân cho vấn đề này.

Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 54,6% NLĐ cho biết họ có nghĩ tới việc mình cần phải thương lượng tăng lương cho bản thân, còn lại hơn 45,4% NLĐ chưa nghĩ tới vấn đề này. Tỉ lệ này cho thấy sự thụ động của NLĐ trong vấn đề thương lượng tiền lương.

Cùng với đó, cần nâng cao vai trò của Công đoàn trong các vấn đề liên quan đến tiền lương đặc biệt là thương lượng tăng lương cho NLĐ.

Đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức của NLĐ về vai trò của CĐ trong vấn đề tiền lương và có hành động ủng hộ, hỗ trợ hoạt động thương lương của CĐ. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ 58,3% NLĐ cho biết, có nghĩ đến việc yêu cầu công đoàn thương lượng tăng lương.

Theo đánh giá của khảo sát, các công đoàn cơ sở đã thể hiện tốt vai trò tham gia xây dựng chính sách tiền lương tại doanh nghiệp, trong đó có việc thương lượng mức lương tại doanh nghiệp cao hơn quy định nhưng NLĐ không biết. Hạn chế này cần được khắc phục trong thời gian tới.

Cùng với đó, công đoàn cần hành động để thực hiện mục tiêu đạt mức lương tối thiểu là mức lương đủ sống để đảm bảo sàn an sinh xã hội cho NLĐ; tập huấn cho công đoàn cơ sở về xây dựng thang, bảng lương và định mức lao động để tham gia hiệu quả với người sử dụng lao động bảo vệ quyền lợi của NLĐ.

Quế Chi
TIN LIÊN QUAN

Cần tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 1.2024

Nam Dương - Đình Trọng |

Người lao động ở Bình Dương đang tiếp tục trải qua một đợt khó khăn mới được cho là khốc liệt hơn cả thời điểm dịch bệnh. Giờ làm bị giảm dẫn đến thu nhập cũng giảm sâu, nhiều gia đình ở trọ đang cố gắng bám trụ bằng phần lương từ 5-6 triệu đồng/tháng. Người lao động kiến nghị sớm tăng lương tối thiểu vùng để bù đắp chi phí cuộc sống.

Doanh nghiệp ủng hộ tăng lương với mức hợp lý

Đức Mạnh |

Doanh nghiệp đồng tình với đề xuất tăng lương tối thiểu, tuy nhiên mong muốn mức tăng hợp lý để cùng chia sẻ khó khăn.

Bản tin công đoàn: Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024; Hơn 54.300 đơn vị, doanh nghiệp tại Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Chủ trọ ở Bình Dương thất thu khi công nhân thất nghiệp về quê; Nhờ tổ chức công đoàn hỗ trợ, nhiều lao động đã có được căn nhà mơ ước...

Hiện trạng dự án hơn 16.000 tỉ đồng hồi sinh các dòng sông chết ở Hà Nội

Ngọc Thùy |

Khởi công từ tháng 10.2016, đến nay, dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá (Thanh Trì, Hà Nội) đã hoàn thành hơn 90% khối lượng xây dựng và lắp đặt máy móc. Chỉ còn đường ống kết nối từ bên ngoài nhà máy vẫn còn đang dang dở.

Đồng nghiệp, cầu thủ đến viếng trợ lý huấn luyện viên Dương Minh Ninh

Thanh Vũ |

Nhiều đồng nghiệp, cầu thủ,... từng làm việc cùng trợ lý Dương Minh Ninh đã tới lễ tang để tiễn biệt ông đoạn đường cuối cùng.

Nhận diện 4 đội bóng vào bán kết World Cup nữ 2023

NGUYỄN ĐĂNG |

World Cup nữ 2023 sẽ có 1 đội bóng lần đầu tiên lên ngôi vô địch ở giải đấu số 1 hành tinh, sau khi tuyển nữ Thuỵ Điển đánh bại Nhật Bản 2-1 ở tứ kết.

Công đoàn Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ đoàn viên, người lao động giãn việc, mất việc

Hà Anh - Hải Nguyễn |

Ngày 13.8, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 36 (khoá XII), Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) Phan Văn Anh đã trình bày Tờ trình “Về việc tiếp tục hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng”.

Hàng loạt địa phương giới thiệu nhân sự quy hoạch Trung ương khoá XIV

Vương Trần |

Trong tuần từ 7-13.8, nhiều địa phương, bộ, ban, ngành đã tổ chức hội nghị giới thiệu nhân sự quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV, nhiệm kỳ 2026-2031.

Cần tăng lương tối thiểu vùng từ tháng 1.2024

Nam Dương - Đình Trọng |

Người lao động ở Bình Dương đang tiếp tục trải qua một đợt khó khăn mới được cho là khốc liệt hơn cả thời điểm dịch bệnh. Giờ làm bị giảm dẫn đến thu nhập cũng giảm sâu, nhiều gia đình ở trọ đang cố gắng bám trụ bằng phần lương từ 5-6 triệu đồng/tháng. Người lao động kiến nghị sớm tăng lương tối thiểu vùng để bù đắp chi phí cuộc sống.

Doanh nghiệp ủng hộ tăng lương với mức hợp lý

Đức Mạnh |

Doanh nghiệp đồng tình với đề xuất tăng lương tối thiểu, tuy nhiên mong muốn mức tăng hợp lý để cùng chia sẻ khó khăn.

Bản tin công đoàn: Đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2024; Hơn 54.300 đơn vị, doanh nghiệp tại Hà Nội chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Chủ trọ ở Bình Dương thất thu khi công nhân thất nghiệp về quê; Nhờ tổ chức công đoàn hỗ trợ, nhiều lao động đã có được căn nhà mơ ước...